Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Liên hệ mở rộng bài Ánh trăng

Bài thơ Ánh trăng liên hệ với tác phẩm nào

Để có thể làm một bài văn hay thì việc liên hệ mở rộng sẽ giúp bài văn có tính thuyết phục và đạt điểm cao. Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ gửi tới các bạn gợi ý những bài thơ, đoạn thơ mà bạn có thể liên hệ mở rộng với bài thơ "Ánh trăng".

1. Tác giả Nguyễn Duy

“Nguyễn Duy muốn đứng giữa hôm nay và nhìn lại hôm qua từ tâm trạng riêng, tiếng thơ anh như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở (…). Không chỉ qua thể thơ, giọng điệu mà chất dân gian của thơ Nguyễn Duy ngấm trong cả cách cảm, lối nghĩ, trong quá trình “dàn dựng” hình tượng thơ. Tất cả cái đó vừa rất dân tộc, rất truyền thống lại khá hiện đại, khá mới.”

(Lê Quang Hưng)

2. Tác phẩm Ánh trăng

- Liên hệ với sự thay đổi hoàn cảnh sống tác động đến suy nghĩ của con người:

“Mình về thành thị xa xôi
Nhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng
Phố đông còn nhớ bản làng
Sáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng.”

(Tố Hữu)

- Liên hệ với sự lãng quên quá khứ của người lính sau thời bình:

“Khéo trách người sao quá vội vàng
Bỏ lại bao kỉ niệm quá khứ
Khéo trách người sao quá phũ phàng
Lãng quên những yêu thương tình tự.”

- Liên hệ tình cảm của người lính với vầng trăng:

“Nằm ngửa nhớ trăng
Nằm nghiêng nhớ bến
Nao nao ngồi dậy nhớ lưng đèo”

(“Nhớ” – Phạm Tiến Duật)

- Nói đến mối quan hệ của con người với vầng trăng trong tuổi thơ, ta nhớ đến Trần Đăng Khoa:

“Ông trăng tròn sáng tỏ
soi rõ sân nhà em
trăng khuya sáng hơn đèn
ôi, ông trăng sáng tỏ
soi rõ sân nhà em"

(“Trăng sáng sân nhà em” – Trần Đăng Khoa)

- Khi phân tích câu thơ “ngửa mặt lên nhìn mặt” để nói về sự đối lập giữa con người với vầng trăng, ta có thể liên hệ đến câu thơ:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(“Vọng nguyệt” – Hồ Chí Minh)

- Chúng ta có thể liên hệ đến vấn đề ăn năn, hối lỗi của con người trong truyện ngắn “Bức tranh” – Nguyễn Minh Châu. Truyện ngắn đã thể hiện cách nhìn nhận về con người: Trong mỗi chúng ta bao giờ cũng có mặt tốt, mặt xấu, ranh giới giữa chúng là rất mong manh, nếu chúng ta không chịu đấu tranh với chính mình, không giật mình nhìn lại chính mình để hoàn thiện bản thân thì dễ dàng sẽ trở thành người xấu

- Liên hệ với sự lãng quên quá khứ của người lính sau thời bình:

“Khéo trách người sao quá vội vàng
Bỏ lại bao kỉ niệm quá khứ
Khéo trách người sao quá phũ phàng
Lãng quên những yêu thương tình tự.”

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm