Liên hệ mở rộng bài Làng
Làng liên hệ với tác phẩm nào
Truyện ngắn Làng là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Kim Lân và thường xuất hiện trong các đề thi Văn 9 và Thi vào lớp 10 môn Văn. Có rất nhiều đề văn hay liên quan tới tác phẩm này. Để có thể làm một bài văn hay thì việc liên hệ mở rộng sẽ giúp bài văn có tính thuyết phục và đạt điểm cao. Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ gửi tới các bạn gợi ý những bài thơ, đoạn thơ mà bạn có thể liên hệ mở rộng với bài “Làng”.
1. Các nhận định liên quan đến tác giả, tác phẩm
– Kim Lân khi nói về tác phẩm: “Truyện ngắn này không phải viết về đời sống nơi tản cư mà viết về tình cảm của con người với làng xóm, quê hương. Truyện viết về chính những người dân làng tôi. Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán, trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin dân làng tôi có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn Làng như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi.”
– Nguyên Hồng đã nói: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.
– Nhà văn Kim lân từng nói: “…Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai”
2. So sánh với tác phẩm khác của Kim Lân
So sánh hình tượng người nông dân trong truyện ngắn Làng và truyện ngắn Vợ nhặt: Cùng viết về hình ảnh người nông dân ngụ cư, nếu như “Vợ nhặt” đưa đến hình ảnh con người trong thảm họa nạn đói năm Ất Dậu với những phẩm chất tốt đẹp như yêu thương, nhận hậu, hi sinh và sự thấu hiểu của những con người cùng chung cảnh ngộ thì tác phẩm “Làng” lại đưa đến hình ảnh người nông dân giàu tinh thần kháng chiến. Ấy là nhân vật ông Hai có một trái tim ấm nóng tình yêu thương mãnh liệt với làng, với quê hương đất nước. Suy cho cùng, hai tác phẩm đều hướng đến cội nguồn nhân văn, nhân bản được lưu giữ bất diệt trong tâm hồn con người.
3. So sánh với các sáng tác có chung đề tài, tư tưởng
– Làng và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài): Với tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã mang đến hình ảnh nhân vật Mị và A Phủ có sự chuyển biến nhờ ánh sáng của Đảng. Với Kim Lân, sự chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai cũng vốn xuất phát từ sự tinh thần yêu nước và trung thành tuyệt đối với Đảng, với đất nước.
– Làng và Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): Đều nói về tinh thần yêu nước, sự trung thành tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, trước sau như một.
– Làng và Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng): Ở Kim Lân và Nguyễn Huy Tưởng có sự gặp gỡ về việc thể hiện tình cảm, sự gắn bó, yêu thương của con người đối với quê hương. Với tác phẩm “Làng” là tình yêu, niềm tin về làng của ông Hai còn “Sống mãi với thủ đô” là người dân Hà Nội một lòng bảo vệ thủ đô trước mũi giáo của kẻ thù.
4. Diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai:
Liên hệ:
- Nhân vật Chí Phèo
- Nhân vật Lão Hạc
- Rừng xà nu ( để thấy được tinh thần yêu nước, sự trung thành tuyệt đối với cách mạng)
5. Những câu thơ ca ngợi tình yêu nước của người nông dân
Hỡi ôi!
Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ..
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu)
Với áng thơ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” sáng tác vào những năm 1861 – 1862, khi tiếng súng của Pháp xâm lược rền vang trên đất ta cũng chính là giây phút tình yêu nước của những người nông dân bình thường được soi tỏ. Đấy cũng là sự gặp gỡ ở tác phẩm “Làng” của Kim Lân, trong những khoảnh khắc nghe tin dữ làng theo giặc rồi làng bị giặc đốt lại nhấn mạnh hơn nữa phẩm chất yêu làng, yêu nước của người nông dân chất phác.
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa!”
(Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
3. "Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương”.
(Tĩnh dạ tứ -Lí Bạch)
4. "Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là cầu tre nhỏ
Con về rợp bướm vàng bay"
(Quê hương - Đỗ Trung Quân)