Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Liên hệ mở rộng Chuyện người con gái Nam Xương

Chuyện người con gái Nam Xương liên hệ với tác phẩm nào

Để có thể làm một bài văn hay thì việc liên hệ mở rộng sẽ giúp bài văn có tính thuyết phục và đạt điểm cao. Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ gửi tới các bạn gợi ý những bài thơ, đoạn thơ mà bạn có thể liên hệ mở rộng với bài “Chuyện người con gái Nam Xương”.

1. Số phận bất hạnh

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước)

Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, nhiều người, họ không thể tự quyết định cuộc sống của mình, chính cái xã hội phong kiến đầy áp bức bóc lột, cái xã hội đã hành hạ con người họ một cách thê thảm. Họ phó mặc số phận cho đời, bản thân họ không có quyền lên tiếng và dường như họ đã cam chịu và đầu hàng số phận.

- Trong văn học trung đại Việt Nam, các tác giả còn hướng ngòi bút của mình đến với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến – những con người “tài hoa bạc mệnh” bị cuộc sống vùi dập. Đây cũng là một đối tượng được Nguyễn Du dùng hết cái tài, cái tâm của mình để sáng tác. Những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại trong thơ của Nguyễn Du. Đó là nàng Tiểu Thanh trong “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du. Đọc Tiểu Thanh Kí đã khắc họa rõ nét về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh có tài có sắc nhưng lại làm vợ lẽ người khác và sống một cuộc sống đau buồn, đầy những nỗi uất ức. Bản thân cuộc đời Tiểu Thanh đã làm cho Nguyễn Du nảy sinh mối đồng cảm vô hạn trước số phận nghiệt ngã và tiếng lòng ấy được bật lên thành lời thơ.

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư
(Đọc Tiểu Thanh kí)

- Đến với Truyện Kiều dưới chế độ đồng tiền hôi tanh đen bạc, nó đã tạo ra 15 năm đau đớn phiêu bạt của nàng Kiều xinh đẹp. Chỉ vì tiền mà bọn sai nha đã gây nên cảnh tan tác, chia lìa của gia đình Kiều. Để có tiền cứu cha và em trai của mình, nàng đã quyết định bán thân cho Mã Giám Sinh – một tên gian ác buôn thịt bán người. Và Kiều bỗng trở thành một món hàng để cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, ngã giá… Và từ tay Mã Giám Sinh đểu cáng thì Kiều đã rơi vào tay Tú Bà, mụ chủ nổi tiếng của thanh lâu. Là một người con gái xinh đẹp, tài năng, và đã sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, lương thiện gia giáo, dòng dõi cao quý, nên Thúy Kiều không thể chấp nhận trở thành gái lầu xanh. Nàng cay đắng chịu đựng những trận đòn tàn khốc của Tú Bà, nàng đã đi tìm cái chết nhưng không được vì bị Tú Bà bắt gặp. Tú Bà đã bày kế muốn thuê Sở Khanh lừa nàng, buộc nàng trở thành một cô gái lầu xanh thực thụ. Thế là nàng đau đớn, cay đắng cam chịu số phận dấn thân vào cuộc sống ô nhục.

2. Vẻ đẹp ngoại hình

- Đọc truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, ta thấy được nhân vật Vũ Nương là một người phụ nữ có “tư dung tốt đẹp”. Nguyễn Dữ không đặc tả rõ nét nhưng ta có thể hình dung ra vẻ đẹp thuần khiết, bình dị, dân dã, đôn hậu của người thôn nữ chất phác…

- Hình tượng người phụ nữ cũng trở thành nữ hoàng của văn học viết với vẻ đẹp toàn mĩ. Một Thúy Vân đoan trang phúc hậu, một Thúy Kiều sắc sảo mặn mà. Hai tiểu thư cành vàng lá ngọc.

- Ngay cả những cô gái bình dân cũng mang vẻ đẹp thật quyến rũ. Trong tác phẩm “Bánh trôi nước” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, hiện lên hình ảnh người con gái “vừa trắng lại vừa tròn”, một người mang vẻ bề ngoài đầy đặn, tròn trịa. Đó là vẻ đẹp tự nhiên, dân dã, không chăm chút mà mộc mạc, tự nhiên nhưng không kém phần duyên dáng với làn da trắng mịn màng. Đấy chính là vẻ đẹp của người con gái lao động hay lam hay làm, đầy mạnh mẽ chốn thôn quê.

- Hồ Xuân Hương luôn công khai ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của Xuân Hương thuộc vào loại độc đáo nhất của thời đại. Bà chú ý đến những bộ phận thân thể thường được giấu kín của con người. Những bộ phận đó văn học thời đại thường né tránh. Riêng Hồ Xuân Hương lại nhìn thấy đó chính là một trong những biểu hiện của vẻ đẹp thân thể của người phụ nữ. Cách miêu tả của bà cụ thể, không chung chung, mờ nhạt:

Lược trúc chải cài trên mái tóc,
Yếm đào trễ xuống dưới nương long.
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm,
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông.
(Thiếu nữ ngủ ngày)

Đây là sự trinh trắng ngây thơ, là sự hồn nhiên trọn vẹn. Cách miêu tả của nhà thơ không có một chút bỡn cợt, trái lại thể hiện một thái độ hết sức nâng niu, trân trọng. Trong thời buổi suy tàn của xã hội phong kiến, con người bị chà đạp, bị giày xéo. Nhiều giá trị bị đảo lộn, bị nghi ngờ. Nhà thơ giữ cho mình nguyên vẹn cặp mắt trong veo để nhìn người, nhìn đời, để thấy hết mọi giá trị đẹp của con người. Cũng vì thế mà thơ Xuân Hương có giá trị nhân đạo sâu sắc.

- Người phụ nữ được xưng tụng là phái đẹp. Ca dao xưa đã phác họa người đẹp đồng quê:

Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

3. Vẻ đẹp tâm hồn

Nàng có những phẩm chất tốt đẹp theo chuẩn mực của người phụ nữ Việt Nam. Nàng “thùy mị nết na”, luôn chú trọng “giữ gìn khuôn phép” trong đạo vợ chồng để giữ mái ấm gia đình hạnh phúc.

Đến với thơ Hồ Xuân Hương ta tìm thấy vẻ đẹp thực sự chân chính ở người con gái xưa. Trong một loạt hình tượng nói về số phận bấp bênh, hẩm hiu của người phụ nữ như “chiếc bánh trôi” “bảy nổi ba chìm”; hay quả mít “vỏ nó xù xì”; con ốc nhồi “đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi”... nhà thơ luôn chú trọng nêu bật cái đẹp bên trong, cái đẹp tâm hồn của họ. Quả mít tuy “vỏ nó xù xì” nhưng “múi nó dày”. Trong bài Bánh trôi nước, nhà thơ đã ca ngợi, đề cao, trân trọng phẩm chất kiên trinh của người phụ nữ. Dù sống trong hoàn cảnh nào họ cũng giữ được tấm lòng son sắt:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
(Bánh trôi nước)

Mặc dù, số phận người phụ nữ không được định đoạt, lênh đênh giữa cuộc đời nhưng họ không cam chịu, họ vẫn giữ sự thủy chung, son sắt, bất biến với tình yêu. Một lời nói thể hiện niềm tự hào về phẩm chất thủy chung của người phụ nữ.

Bài Mời trầu lại là cái nhìn về vẻ đẹp của khát vọng sống.

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Ðừng xanh như lá, bạc như vôi.

Giống như bao cô gái khác, Xuân Hương cũng khao khát có một tình yêu bền chặt, nồng cháy. Nàng cũng muốn mở lòng mình ra để đón lấy tình yêu nồng thắm từ người bạn đời tri âm tri kỉ, đón những hương sắc của cuộc đời. Xuân Hương hồi hộp chờ đợi. Nhưng rồi năm tháng trôi qua, những mùa xuân đi không trở lại, nhà thơ dần dần nhận ra cái bạc bẽo của con người và cuộc đời, cái hẩm hiu của số phận.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm