Liên hệ mở rộng Nói với con
Nói với con liên hệ với tác phẩm nào
Bài "Nói với con" thường xuất hiện trong các đề thi Văn 9 và Thi vào lớp 10 môn Văn. Có rất nhiều đề văn hay liên quan tới tác phẩm này. Để có thể làm một bài văn hay thì việc liên hệ mở rộng sẽ giúp bài văn có tính thuyết phục và đạt điểm cao. Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ gửi tới các bạn gợi ý những bài thơ, đoạn thơ mà bạn có thể liên hệ mở rộng với bài “Nói với con”.
1. Những câu thơ viết về tình cảm gia đình, tình phụ tử:
Hay:
Hay:
Bình an, hạnh phúc có nào xa
Cũng bởi tình thương tỏa khắp nhà
(“Gia Đình” - Nguyễn Xuân Viện)
2. Liên hệ ước mơ xây dựng quê hương: Mùa xuân nho nhỏ
3. Khi phân tích bốn câu thơ đầu, chúng ta có thể liên hệ đến lời tâm sự của Bill Cosby: “Những người làm cha, làm mẹ không quan tâm tới công lý, cái họ muốn là sự yên bình và hạnh phúc cho con cái của mình”
4. Khi phân tích câu thơ “Đan lờ cài nan hoa”, ta có thể liên hệ đến tứ thơ của Tố Hữu trong bài “Việt Bắc”:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
5. "Dẫu làm sao cha vẫn muốn..........
Không lo cực nhọc"
+ Liên hệ bài " Lời cha dặn con ":
"Rời tổ ấm chim tung bay xứ lạ
Gói hành trang chỉ trọn vẹn nhớ nguồn "
"Người đồng mình thô sơ da thịt
.............
6. Còn quê hương thì làm phong tục "
+ Liên hệ bài " Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên trong những khổ thơ:
• " Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con "
•" Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư"
• "Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi ''
7. "Con ơi tuy thô sơ da thịt
.......
Nghe con "
+ Liên hệ bài " Không có gì tự đến đâu con" của Nguyễn Đăng Tấn:
"Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ Nghe Con! "