Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Liên hệ mở rộng Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm thường xuất hiện trong các đề thi Văn 9 và Thi vào lớp 10 môn Văn. Có rất nhiều đề văn hay liên quan tới tác phẩm này. Để có thể làm một bài văn hay thì việc liên hệ mở rộng sẽ giúp bài văn có tính thuyết phục và đạt điểm cao. Trong bài viết dưới đây, VnDoc sẽ gửi tới các bạn một số dẫn chứng liên hệ mở rộng cho bài mùa xuân nho nhỏ để giúp các em có thể dễ dàng triển khai các đề văn về tác phẩm này.

1. Nhà thơ Thanh Hải:

“Thanh Hải chưa phải là một nhà thơ lớn. Nhưng một khi tiếng nói của cách mạng vút lên được thành thơ thì dẫu chưa phải một nhà thơ lớn vẫn rất quý.”

(Nhà phê bình văn học Hoài Thanh)

“Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.”

(Xuân Diệu)

“Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Trước lúc vĩnh biệt ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt.”

(Lê Tiến Dũng – Phạm Thu Thủy, “Thanh Hải, nhà thơ cách mạng miền Nam”)

2. Hình ảnh Mùa xuân:

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)

“Mùa xuân là cả một mùa xanh

Giời ở trên cao, lá ở cànhLúa ở đồng tôi và lúa ở

Đồng nàng và lúa ở đồng anh”

(“Mùa xuân xanh” – Nguyễn Bính)

3. “Bông hoa tím biếc”

“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông”

(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)

4. “Con chim chiền chiện”:

“Con chim chiền chiện“

Bay vút vút cao

Lòng đầy yêu mến

Khúc hát tự hào

***

Cánh đập trời xanh

Cao hoài, cao vợi

Tiếng hót long lanh

Như cành sương chói”

(“Con chim chiền chiện” – Huy Cận)

“Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện

Trên đồng lúa chiêm xuân chao mình bay liệng

Xuân ơi xuân vui tới mênh mông

Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh”

(“Bài ca xuân 1961” – Tố Hữu)

5. Hình ảnh “mùa xuân” ở khổ 2:

Có điểm chung với mùa thu trong “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi:

“Mùa thu nay khác rồi

Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi

Gió thổi mùa thu phấp phới

Rừng thu thay áo mới

Trong biếc nói cười thiết tha...”

->Cả hai bài thơ đều rạo rực khí thế của người chiến thắng, của cuộc sống mới, không còn gông xiềng nô lệ. Ở cả hai nhà thơ, ta đều cảm nhận được một tinh thần tự chủ, một tấm lòng sâu nặng với non sông gấm vóc Việt.

6. “Đất nước bốn ngàn năm”:

“Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên”

(“Việt Nam quê hương ta”-Nguyễn Đình Thi)

“Ôi đất anh hùng dễ mấy mươi

Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi

Mưa bom bão đạn lòng thanh thản

Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười”

(“Theo chân Bác”-Tố Hữu)

7. “Đất nước như vì sao”:

+ Liên hệ với vì sao trong “Những ngôi sao xa xôi”

+ ”vì sao” ở đây cũng chính là ngôi sao năm cánh trong lá cờ Việt Nam

"Từ dáng đứng của anh trên đường băng Tân Sơn Nhất

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

(“Dáng đứng Việt Nam”-Lê Anh Xuân)

8. Sự cống hiến trong khổ 4 + 5:

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót,chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

(“Một khúc ca xuân”-Tố Hữu)

"Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương”

(Ca khúc “Tự nguyện”-Trương Quốc Khánh)

“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc?

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”

(“Khúc bảy”-Thanh Thảo)

+ Liên hệ với anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”

+ Hình ảnh những người chiến sĩ trong “Đồng chí”,”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Những ngôi sao xa xôi”

"Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình

Đánh lạc hướng thù,hứng lấy luồng bom”

(“Khoảng trời,hố bom”-Lâm Thị Mỹ Dạ)

-> Ở thời đại nào, trong mọi hoàn cảnh, mọi lứa tuổi, mọi người đều cống hiến, hy sinh vì đất nước, vì dân tộc

9. Khổ cuối bài Mùa xuân nho nhỏ

“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở.

Khi ta đi,đất bỗng hóa tâm hồn”

(Chế Lan Viên)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi vào 10 môn Văn

    Xem thêm