Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Axit - Bazơ - Muối

Chuyên đề Hóa học: Axit - Bazơ - Muối được VnDoc biên soạn tổng hợp các nội dúng khái niệm, tên gọi, tính chất hóa học của axit bazo muối. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh hiểu các khái niệm về axit, bazo, muối, cũng như vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập Axit - Bazo - Muối

A. Lý thuyết bài: Axit - Bazơ - Muối

I. Axit

1. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

2. Công thức hóa học

Gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

3. Phân loại: 2 loại

Axit không có oxi: HCl, H2S,….

Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

4. Tên gọi

Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

Ví dụ: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

Ví dụ: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

Ví dụ: H2SO3: axit sunfuro. Gốc axit sunfit

5. Tính chất hóa học của axit

5.1.Tác dụng với chất chỉ thị màu

Dung dịch axit làm quỳ thành đỏ

5.2. Axit tác dụng với kim loại

  • Đối với các axit thường (HCl, H2SO4 loãng)

Axit + kim loại hoạt động → muối + H2

Ví dụ:

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

  • Đối với các axit có tính oxi hóa mạnh như H2SO4 đặc, HNO3

Kim loại (Au, Pt) + \left\{ \begin{array}{l}
{H_2}S{O_4}d\\
HN{O_3}d\\
HN{O_3}l
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} {H_2}S{O_4}d\\ HN{O_3}d\\ HN{O_3}l \end{array} \right.\)→ Muối HT cao + H2O + \left\{ \begin{array}{l}
S{O_2}\\
N{O_2}\\
NO
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} S{O_2}\\ N{O_2}\\ NO \end{array} \right.\)

Ví dụ:

3Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO ↑

5.3. Axit tác dụng với bazơ (Phản ứng trung hòa)

Axit + bazơ → muối + nước

Ví dụ:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

5.4. Axit tác dụng với oxit bazơ

Axit + oxit bazơ → muối + nước

Lưu ý: Các axit có tính oxi hóa mạnh (HNO3, H2SO4 đặc) khi tác dụng với các hợp chất oxit, ba zơ, hoặc muối của kim loại có hóa trị chưa cao thì sản phẩm như khi tác dụng với kim loại.

Ví dụ:

4HNO3 (đ,n) + FeO → Fe(NO3)3 + 2H2O + NO2

5.5. Axit tác dụng với muối

Axit + muối → axit mới + muối mới

HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

5.6. Axit tác dụng với phi kim rắn

C, P, S (xảy ra đối với axit có tính oxi hóa mạnh: H2SO4 đặc, HNO3)

Phi kim + \left\{ \begin{array}{l}
{H_2}S{O_4}d\\
HN{O_3}d\\
HN{O_3}l
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} {H_2}S{O_4}d\\ HN{O_3}d\\ HN{O_3}l \end{array} \right.\)→ Axit của PK + nước + \left\{ \begin{array}{l}
S{O_2}\\
N{O_2}\\
NO
\end{array} \right.\(\left\{ \begin{array}{l} S{O_2}\\ N{O_2}\\ NO \end{array} \right.\)

Ví dụ:

S + 2H2SO4 (đ,n) → 3SO2 + H2O

II. Bazơ

1. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

2. Công thức hóa học

M(OH)n, n: số hóa trị của kim loại

3. Tên gọi

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

Ví dụ: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

III. Muối

1. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

2. Công thức hóa học

gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,…

3. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

Ví dụ: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

4. Phân loại

Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

Ví dụ: Na2SO4, CaCO3,…

Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

5. Tính chất hóa học của muối 

5.1. Tác dụng với kim loại

Dung dịch muối có thể tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới.

Thí dụ: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓

5.2. Tác dụng với axit

Muối có thể tác dụng được với axit tạo thành muối mới và axit mới.

Thí dụ:

BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4

5.3. Tác dụng với dung dịch muối

Hai dung dịch muối có thể tác dụng với nhau tạo thành hai muối mới.

Thí dụ: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓

5.4. Tác dụng với dung dịch bazơ

Dung dịch bazơ có thể tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới.

Thí dụ:

Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3

5.5. Phản ứng phân hủy muối

Nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như: KClO3, KMnO4, CaCO3,...

B. Trắc nghiệm bài: Axit - Bazơ - Muối

Câu 1: Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:

A. Quỳ tím

B. Phenolphtalein

C. Kim loại

D. Phi kim

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 2: Tên gọi của NaOH:

A. Natri oxit

B. Natri hidroxit

C. Natri (II) hidroxit

D. Natri hidrua

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3: Gốc axit của axit HNO3 hóa trị mấy?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 4: Bazơ không tan trong nước là:

A. Cu(OH)2

B. NaOH

C. KOH

D. Ca(OH)2

Xem đáp án
Đáp án A

Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2

Câu 5: Công thức của bạc clorua là:

A. AgCl2

B. Ag2Cl

C. Ag2Cl3

D. AgCl

Xem đáp án
Đáp án D

Công thức của bạc clorua là: AgCl

Câu 6: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4

A. K2SO4; BaCl2

B. Al2(SO4)3

C. BaCl2; CuSO4

D. Na2SO4

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 7: Chất không tồn tại là:

A. NaCl

B. CuSO4

C. BaCO3

D. HgCO3

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 8: Chọn câu đúng:

A. Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan

B. Ag2SO4 là chất ít tan

C. H3PO4 là axit mạnh

D. CuSO4 là muối không tan

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 9: Chọn câu sai:

A. Axit luôn chứa nguyên tử H

B. Tên gọi của H2S là axit sunfuhidric

C. BaCO3 là muối tan

D. NaOH bazo tan

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 10: Tên gọi của H2SO3

A. Hidro sunfua

B. Axit sunfuric

C. Axit sunfuhiđric

D. Axit sunfuro

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 11: Chỉ ra công thức viết sai: CaO, CuO, NaO, CO2, SO

A. CaO, CuO

B. NaO, CaO

C. NaO, SO

D. CuO, SO

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 12: Chỉ ra các oxit bazo: P2O5, CaO, CuO, BaO, Na2O, P2O3

A. P2O5, CaO, CuO

B. CaO, CuO, BaO, Na2O

C. BaO, Na2O, P2O3

D. P2O5, CaO, P2O3

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 13: Chỉ ra oxit axit: P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2

A. P2O5, CaO, CuO, BaO

B. BaO, SO2, CO2

C. CaO, CuO, BaO

D. SO2, CO2 , P2O5

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 14: Chọn đáp án đúng

A. CO- cacbon (II) oxit

B. CuO- đồng (II) oxit

C. FeO- sắt (III) oxit

D. CaO- canxi trioxit

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 15: Axit tương ứng của CO2

A. H2SO4

B. H3PO4

C. H2CO3

D. HCl

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 16. Dãy chất nào sau đây đều có thể tác dụng với nước ở điều kiện thường

A. CO2, MgO, CaO, Cu, SO3

B. SO2, CO2, BaO, Fe, CO

C. SO3, CaO, Cu, CO2, P2O5

D. Ba, SO2, BaO, CO2, N2O5

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 17. Oxit nào dưới đây tan trong nước thu được dung dịch kiềm?

A. Na2O

B. FeO

C. CuO

D. MgO

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 18. Dãy chất nào sau đây đều là các muối?

A. HCl, KOH, H2SO4, KMnO4, Na2CO3

B. NaOH, NaNO3, BaSO4, NaCl, HCl

C. KClO3, NaNO3, BaCl2, Na2CO3, Mg(NO3)2

D. ZnO, NaHCO3, Pb(NO3)2, NaCl, HCl

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 19. Dãy bazo nào dưới đây có thể hòa tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm?

A. NaOH, KOH, Mg(OH)2, Fe(OH)

B. NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, KOH

C. Ba(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)

D. KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 20. Bazơ tương ứng của Na2O

A. NaOH

B. Na2CO3

C. NaHCO3

D. NaNO3

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 21. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là:

A. Al; Cu; Zn; Fe

B. Al; Fe; Mg; Ag

C. Al; Fe; Mg; Cu

D. Al; Fe; Mg; Zn

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là: Al; Fe; Mg; Zn

Cu, Ag không tác dụng được với HCl loãng

Câu 22. Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:

A. Quì tím, dung dịch NaCl

B. Quì tím, dung dịch NaNO3

C. Quì tím, dung dịch Na2SO4

D. Quì tím, dung dịch BaCl2

Xem đáp án
Đáp án D

Qùy tím hóa đỏ trong dung dịch HCl và H2SO4 ⇒ Nhận biết được nước

Gốc =SO 4 trong phân tử H 2 SO 4 kết hợp với nguyên tố Bari trong phân tử BaCl 2 tạo thành kết tủa BaSO4

Câu 23. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Fe, Cu(OH)2, MgO và P2O5

B. Fe, Cu(OH)2, Na2O và K2CO3

C. Ag, Cu(OH)2, MgO và P2O5

D. Cu, Cu(OH)2, Na2O và K2SO4

Xem đáp án
Đáp án C

Dãy chất nào dưới đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng: Ag, Cu(OH)2, MgO và P2O5

Câu 24. Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ thấy có hiện tượng:

A. Kim loại đồng không tan

B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra

C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu và có khí mùi hắc thoát ra.

D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và có khí mùi hắc thoát ra.

Xem đáp án
Đáp án D

Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ thấy có hiện tượng:

Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và có khí mùi hắc thoát ra.

Câu 25. Dãy các chất không tác dụng được với dung dịch HCl là:

A. Al, Fe, Pb.

B. Al2O3, Fe2O3, Na2O.

C. Al(OH)3, Fe(OH)3, Cu(OH)2.

D. BaCl2, Na2SO4, CuSO4.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 26. Dãy chất nào sau đây toàn là muối:

A. NaHCO3, MgCO3, BaCO3

B. NaCl, HNO3, BaSO4

C. NaHCO3, MgCl2, CuO

D. NaOH, ZnCl2, FeCl2

Xem đáp án
Đáp án A

B có HNO3 là 1 axit

D có NaOH là 1 bazo

C có CuO là oxit axit

Câu 27. Dãy chất nào sau đây toàn là muối trung hòa

A. NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3

B. NaHCO3, MgCO3, BaCO3

C. NaOH, ZnCl2, FeCl2

D. NaCl, HNO3, BaSO4

Xem đáp án
Đáp án A

Muối trung hòa là muối trong đó các nguyên tử H - axit đã được thay thể hết bởi catin kim loại hoặc amoni (gốc axit không còn có nguyên tử H có khả năng điện ly ra ion H+...

Dãy các chất muối trung hòa là: NaCl, MgSO4, Fe(NO3)3

Câu 28. Dãy chất nào sau đây là bazơ:

A. NaOH, KOH, Al(OH)3; Fe(OH)2

B. KOH, Al(OH)3, H2SO4, H2S

C. H2SO4, H2S, Al(OH)3, Fe(OH)2

D. NaOH, KOH, Zn(OH)2, BaO

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 29. Dãy các chất đều là bazơ tan là

A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2.

B. Ba(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, KOH.

C. NaOH, LiOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2.

D. KOH, Ba(OH)2, NaOH, LiOH.

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 30. Nhóm chất nào sau đây đều là axit?

A. H2SO4, HCl, HNO3.

B. Ca(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3.

C. NaOH, KOH, HCl.

D. KOH, Al(OH)3, FeSO4.

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 31. Cho các phát biểu sau về oxit:

(a) Trong thành phần nguyên tố của oxit bắt buộc phải có oxi.

(b) Tất cả các oxit kim loại đều thuộc loại oxit bazơ.

(c) Oxit lưỡng tính có thể tác dụng với dung dịch axit, dung dịch bazơ và nước.

(d) Oxit trung tính là oxit không tạo muối.

Trong số các phát biểu trên, những phát biểu đúng là:

A. (b), (c), (d).

B. (a), (b), (c), (d).

C. (c), (d).

D. (a), (d).

Xem đáp án
Đáp án D

(a) đúng, vì theo định nghĩa: “Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi”.

(b) sai vì oxit kim loại có thể thuộc loại oxit lưỡng tính (ZnO, Al2O3, …), oxit axit (Mn2O7. CrO3, …)

(c) sai, vì oxit lưỡng tính chỉ tác dụng được với dung dịch axit và dung dịch bazơ.

(d) đúng, oxit trung tính là oxit không tạo muối.

⟹ Phát biểu (a), (d) đúng.

Câu 32. Trong các phát biểu sau phát biểu nào không đúng?

A. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên tính chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lý.

B. Trong phản ứng hóa học chỉ có số nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

C. Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của chất tham gia bằng tổng khối lượng của chất sản phẩm.

D. Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 33. Khái niệm oxit nào sau đây đúng?

A. Hỗn hợp của nguyên tố oxi với một nguyên tố hóa học khác

B. Hợp chất của nguyên tố phi kim loại với một nguyên tố hóa học khác

C. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hóa học khác

D. Hợp chất của nguyên tố kim loại với một nguyên tố hóa học khác

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 34. Điều đúng về định nghĩa oxit bazơ?

A. Hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

B. Đơn chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.

C. Hợp chất của oxi với một phi kim.

D. Là oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Xem đáp án
Đáp án D

Oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Ví dụ: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Câu 35. Nhận định nào sau đây về muối axit là đúng nhất:

A. Muối có khả năng phản ứng với bazơ.

B. Muối vẫn còn hiđro trong phân tử.

C. Muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh.

D. Muối vẫn còn hiđro có thể phân li ra cation H+

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 36. Cho dãy các chất sau: Na2SO3, K2SO4, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Xem đáp án
Đáp án B

Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

=> các muối axit là: KHSO4, BaHPO4

-----------------------

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu quan 

Với chuyên đề: Axit - Bazơ - Muối trên đây chúng ta có thể hiểu rõ về các tính chất hóa học, vật lý của các chất axit bazo.

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Axit - Bazơ - Muối. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm