Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề 2

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức có đầy đủ đáp án, ma trận, bản đặc tả đề thi. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Khoa học tự nhiên, mời thầy cô và các em tham khảo.

1. Ma trận đề thi giữa kì 1 KHTN 8 KNTT

Chủ đề

MỨC ĐỘ

Tổng số ý/câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1. Sử dụng một số hoá chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm

4

1

2. Phản ứng hóa học

Mol và tỉ khối chất khí.

Dung dịch và nồng độ.

2

1

1 (2đ)

2,75

3. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học.

Tính theo phương trình hóa học

Tốc độ phản ứng và chất xúc tác.

4

1 (2đ)

3

3,75

4. Khối lượng riêng

3

0,75

5. Áp suất trên một bề mặt

2

1 (1đ)

1,5

6. Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

1

0,25

Số câu

16

1

4

1

0

1

0

3

20

Điểm số

0

4

2

1

2

0

1

0

5

5

Tổng số điểm

4 điểm

3 điểm

2 điểm

1 điểm

câu

10đ

2. Đề thi giữa kì 1 KHTN 8 KNTT

I. Phần trắc nghiệm. (5 điểm)

Chọn đáp án đúng trong các câu sau

Câu 1. Dụng cụ nào dùng để khuấy khi hòa tan chất rắn?

A. Thìa thủy tinh. C. Kẹp gắp.

B. Đũa thủy tinh. D. Dụng cụ bất kì có thể khuấy được.

Câu 2. Có được dùng tay lấy trực tiếp hóa chất hay không?

A. Có. C. Có thể với những hóa chất dạng bột.

B. Có thể khi đã sát trùng tay. D. Không.

Câu 3. Khi đun nóng hoá chất trong ống nghiệm cần kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở vị trí như thế nào?

A. Ở khoảng 1/2 ống nghiệm tính từ miệng ống.

B. Ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.

C. Ở khoảng 1/4 ống nghiệm tính từ miệng ống.

D. Ở khoảng 2/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.

Câu 4. Thiết bị nào dung để đo điện?

A. Ampe kế. B. Dây nối.

C. Bóng đèn. D. Biến trở.

Câu 5. Nhỏ giấm ăn vào đá vôi, dấu hiệu cho biết đã có phản ứng hóa học xảy ra là:

A. Có phát sáng. B. Có tỏa nhiệt.

C. Tạo thành chất khí. D. Tạo thành chất kết tủa.

Câu 6. Quá trình nào sau đây xảy ra hiện tượng hóa học?

A. Bóng đèn phát sáng kèm theo tỏa nhiệt.

B. Đốt cháy than trong không khí.

C. Hòa tan đường vào nước để được nước đường.

D. Nước đá để ngoài không khí bị tan ra.

Câu 7. Nồng độ phần trăm của một dung dịch cho ta biết

A. số mol chất tan trong dung dịch.

B. số gam chất tan có trong một lít dung dịch.

C. số mol chất tan có trong 150 gam dung dịch.

D. số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Câu 8. Cho biết tỉ lệ số phân tử giữa các chất tham gia phản ứng trong phương trình hóa học sau: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

A. 1:1.

B. 1:2.

C. 2:1.

D. 2:3.

Câu 9. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Thời gian xảy ra phản ứng.

B. Diện tích bề mặt tiếp xúc.

C. Chất xúc tác.

D. Nồng độ của các chất phản ứng.

Câu 10. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng?

A. Nhiệt độ.

B. Nồng độ.

C. Chất xúc tác.

D. Diện tích tiếp xúc.

Câu 11. Cho phản ứng: A + B → C + D. Biểu thức về công thức khối lượng của các chất nào sau đây là đúng?

A. mA + mB + mC = mD.

B. mA + mB = mC + mD.

C. mA + mB - mC = mD.

D. mA = mB + mC + mD.

Câu 12. Sulfur cháy theo sơ đồ phản ứng sau: Sulfur + khí oxygen → Sulfur dioxide. Nếu đốt cháy 48 gam sulfur và thu được 96 gam sulfur dioxide thì khối lượng khí oxygen đã phản ứng là

A. 40 gam.

B. 44 gam.

C. 48 gam.

D. 52 gam.

Câu 13. Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho

A. sự biến đổi chất.

B. sự thay đổi trạng thái của chất.

C. sự thay đổi liên kết trong một phản ứng hóa học.

D. sự nhanh, chậm của một phản ứng hóa học.

Câu 14. Có mấy bước để lập một phương trình hóa học?

A. 2 bước.

B. 3 bước.

C. 4 bước.

D. 5 bước.

Câu 15. Công thức tính khối lượng riêng là

Câu 16. Công thức tính trọng lượng riêng là

Câu 17. Đơn vị đo khối lượng riêng là

A. kg/m

B. kg/m2

C. kg/m3

D. m3/kg

Câu 18. Công thức tính áp suất là

Câu 19. Đơn vị đo áp suất là

A. N/m.

B. N/m3.

C. N/m2.

D. m2/N.

Câu 20. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của áp suất chất lỏng?

A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó.

B. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo một phương nhất định.

C. Vật càng ở sâu trong lòng chất lỏng thì chịu tác dụng của áp suất chất lỏng càng lớn.

D. Áp suất tác dụng vào chất lỏng sẽ được chất lỏng truyền đi nguyên vẹn theo mọi hướng.

II. Phần tự luận. (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Đốt cháy hết 5,4 gam aluminium (Al) trong không khí thu được aluminium oxide (Al2O3).

a) Tính khối lượng aluminium oxide thu được.

b) Tính thế tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Câu 2. (2 điểm)

Từ muối Copper (II) sulfate CuSO4, nước cất và những dụng cụ cần thiết, em hãy trình bày cách pha chế 75 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 2M?

Câu 3. (1 điểm)

Một người có trọng lượng 600N, diện tích một bàn chân khi đứng trên mặt đất là 0,025m2. Tính áp suất mà người đó tác dụng lên mặt đất trong các trường hợp sau:

a) Khi người đó đứng bằng một chân.

b) Khi người đó đứng bằng hai chân.

---------------Hết----------------

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 KHTN 8 KNTT

I. Trắc nghiệm. (5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

B

A

C

B

D

C

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

C

D

B

A

B

C

C

C

B

Tự luận. (5 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

1

(2 đ)

Phương trình hóa học xảy ra:

4Al + 3O2 2Al2O3

a)

Số mol Al tham gia phản ứng là:

nAl = m/M = 5,4/27 = 0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học ta có: nAl2O3 = 1/2nAl = 0,1 mol

Khối lượng aluminium oxide thu được là:

mAl2O3 = n . M = 0,1 . 102 = 10,2 (g).

b)

Theo phương trình hóa học ta có: nO2 = 3/4nAl = 0,15 mol

Thể tích khí oxygen tham gia phản ứng ở điều kiện chuẩn là:

nO2 = n . 24,79 = 0,15 . 24,79 = 3,7185 (L).

0,5

0,5

0,25

0,25

0,25

0,25

2

(2 đ)

* Tính toán:

Số mol chất tan là: nCuSO4 = CM.V = 2 . 0,075 = 0,15 (mol)

Khối lượng chất tan là: mCuSO4 = 160 . 0,15 = 24 (g)

* Pha chế: Cân lấy 24 gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 75 ml dung dịch ta thu được 75 ml dung dịch CuSO4 2M.

0,5

0,5

1

3

(1 đ)

Tóm tắt

F = 600N

S1 = 0,025m2

a. P1 = ?

b. P2 = ? Bài giải

a. Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng bằng một chân là: p1 = F/S1 = 600/0,025 = 24000 (Pa)

b. Khi đứng bằng hai chân thì điện tích bị ép là:

S2 =S1.2 = 0,025.2 =0,05 (m2)

Áp suất người đó tác dụng lên mặt đất khi đứng bằng hai chân là: p2 = F/S2 = 600/0,05 = 12000 (Pa).

0,25

0,25

0,25

0,25

(Học sinh làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 KHTN 8

    Xem thêm