Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 năm học 2024 - 2025

Mời các bạn tham khảo Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Cánh diều, Kết nối tri thức. Tài liệu giúp các em nắm được kiến thức được học trong nửa đầu kỳ 1 Sử Địa 8, từ đó có kế hoạch ôn tập phù hợp. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ đề cương ôn tập giữa kì 1 lớp 8 môn Lịch sử Địa lí.

Link tải chi tiết:

A. Đề cương môn Lịch sử Địa lí 8 giữa kì 1 CTST

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 8

A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

Chương I: Đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam - Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

-Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thánh đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

-Nắm được đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam và đặc điểm các khu vực địa hình: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa

-Hiểu được và giải thích được ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.

II. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP.

TRẮC NGHIỆM. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền Việt Nam là:

A. Đồi núi

B. Đồng bằng

C. Bán bình nguyên

D. Đồi trung du

Câu 2: Địa hình thấp dưới 1000m chiếm khoảng bao nhiêu % của phần đất liền Việt Nam:

A. 55%

B. 65%

C. 75%

D. 85%

Câu 3: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:

A. Khu vực Trường Sơn Nam

B. Khu vực Đông Bắc

C. Khu vực Trường Sơn Bắc

D. Khu vực Tây Bắc

Câu 4: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:

A. Dãy Hoàng Liên Sơn

B. Khu vực Đông Bắc

C. Các hệthốngsônglớn.

D. Khu vực Trường Sơn Bắc

Câu 5: Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đồng bằng sông Cửu Long.

C. Đồng bằng sông Mã.

Câu 6: Đặc điểm đồng bằng ven biển Miền Trung là:

A. Hẹp ngang và bị chia cắt, đất giàu dinh dưỡng

B. Diện tích khá lớn, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành,

C. Hẹp ngang, kéo dài từ Bắc xuống Nam, đất nghèo dinh dưỡng

D. Hẹp ngang và bị chia cắt, biển đóng vai trò chính trong việc hình thành, đất nghèo dinh dưỡng

Câu 7: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Là đồng bằng châu thổ.

B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

C. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.

D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Câu 8: Đai nhiệt đới gió mùa có ở độ cao nào?

A. Dưới 600 – 700 m

B. Dưới 900 – 1 000 m

C. Trên 900 – 1 000 m

D. Dưới 600 – 700 m (miền Bắc) hoặc dưới 900 – 1 000 m (miền Nam)

Câu 9: Đai nhiệt đới gió mùa có đặc điểm nổi bật là gì?

A. Mùa xuân nóng

B. Ít mưa, khô hạn

C. Mùa hạ nóng

Câu 10: Loại đất chủ yếu ở khu vực đồi núi là gì?

A. Đất sét

B. Đất cát

C. Đất phù sa

D. Đất feralit

Câu 11: Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm là:

A. Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước.

B. Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao.

C. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng.

D. Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ.

Câu 12: Khí hậu có tính chất ôn đới, sinh vật là các loài thực vật ôn đới (đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam,...) là những đặc điểm của đai nào?

A. Đai nhiệt đới gió mùa

B. Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi

C. Đai ôn đới gió mùa trên núi

D. Đai Trường Sơn Nam

Câu 13: Độ dốc ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi. Điều này được thể hiện như thế nào?

A. Khi có mưa bão thì ở vùng núi chảy chậm hơn nhưng khi trời nắng thì ở đồng bằng lại chảy chậm hơn.

B. Ở vùng đồng bằng, sông thường chảy nhanh; ở vùng núi, sông chảy chậm và điều hoà hơn.

C. Ở vùng núi, sông thường chảy nhanh; ở vùng đồng bằng, sông chảy chậm và điều hoà hơn.

D. Điều này không đúng. Độ dốc không ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông ngòi

Câu 14: Địa hình ven biển nước ta đa dạng đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển

A. khai thác nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch biển đảo.

B. xây dựng cảng và khai thác dầu khí.

C. chế biến nước mắm và xây dựng nhiều bãi tắm.

D. khai thác tài nguyên khoáng sản, hải sản, phát triển giao thông, du lịch biển.

Câu 15: Các dạng địa hình: cồn cát, đầm phá, vũng vịnh nước sâu là đặc trưng của bờ biển:

A. Bắc Bộ

B. Trung Bộ

C. Nam Bộ

D. từ Cà Mau tới Hà Tiên

B. PHÂN MÔN LỊCH SỬ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.

-Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa, tính chất của cách mạng tư sản.

-Nêu được một số đặc điểm chính của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu ở Anh, Pháp, Mỹ - Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

- Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á.

-Nêu được nguyên nhân, hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

-Hiểu được vì sao vào thế kỉ XVI – XIX các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á.

-Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

-Bản thân em làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc.

-Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

-Nêu được tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII.

STT

Đặc điểm chính

Nội dung

1

Nguyên nhân

Kinh tế: thế kỉ XVIII kinh tế Pháp roi vào khủng hoảng. Công thương nghiệp đã phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng bị xã hội phong kiến cản trở kìm hãm. Mâu thuẫn giữa phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa với chế độ phong kiến trở nên sâu sắc.

Xã hội: Mâu thuẫn ba đẳng cấp: giữa đẳng cấp thứ ba với tăng lữ quý tộc trở nên gay gắt. Đời sống nhân dân khổ cực nhất là nông dân Pháp.

Tư tưởng: tư tưởng tiến bộ về tự do dân chủ, xã hội pháp quyền của Mông-tex-ki-ơ, Rút-xô cổ vũ cho nhân dân pháp đứng lên làm cách mạng.

2

Kết quả

Cách mạng tư sản Pháp thắng lợi. Giai cấp tư sản lên cầm quyền

3

Ý nghĩa

-Xóa bỏ chế độ quân chủ chuyên chế, thành lập nền cộng hòa, khẳng định các quyền tự do, dân chủ của công dân - Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Pháp

-Ảnh hưởng đến lịch sử châu Âu trong suốt thế kỉ XIX

4

Tính chất

Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất

5

Hình thức

Nội chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Câu 2. Em hiểu cách mạng công nghiệp là gì? Nêu những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với kinh tế và đời sống xã hội?

-Khái niệm: Cách mạng công nghiệp là sự chuyển biến từ nền sản xuất nhỏ thủ công bằng tay sang nền sản xuất lớn bằng máy móc. (bắt đầu từ nước Anh trong ngành dệt và lan sang các nước khác như Pháp, Đức, Mĩ).

-Đối với kinh tế: Năng suất lao động tăng cao, thay đổi quá trình sản xuất, sản lượng của cải dồi dào. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ trở thành các nước công nghiệp phát triển.

-Đối với đời sống xã hội: cấu trúc xã hội thay đổi. Giai cấp tư sản và vô sản trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội, dân số thành thị tăng lên. Giai cấp tư sản tăng cường bóc lột giai cấp vô sản kể cả phụ nữ và trẻ em.

Câu 3. Vì sao vào thế kỉ XVI – XIX các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á?

-Đông Nam Á có vị trí chiến lước: là cửa ngõ để đi vào lục địa châu Á rộng lớn.

-Tài nguyên, thiên nhiên: Là khu vực giàu tài nguyên như: lúa gạo, cây hương liệu, động vật, khoáng sản …

-Có nguồn nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ rộng lớn.

-Chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang suy yếu, xã hội khủng hoảng.

Câu 4. Giải thích nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh Nguyễn?

* Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều:

-Triều đình nhà Lê suy yếu, tranh chấp giữa các phe phái diễn ra quyết liệt. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra triều Mạc (Bắc triều).

-Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

-Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long - Bắc triều.

Năm 1545, chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ.

* Nguyên nhân chiến tranh Trịnh - Nguyễn:

-Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa. - Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

-Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ.

Câu 5: Việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa có ý nghĩa gì? Bản thân em làm gì để góp phần bảo vệ tổ quốc?

* Quá trình: quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa còn có tên khác như Bãi Cát Vàng, Cồn Vàng,

Vạn Lý Trường Sa, Vạn Lý Hoàng Sa... thuộc phủ Tư nghĩa (Quãng Ngãi). Trước thế kỉ XVII là vùng hoang sơ. Từ 1563 - 1635 chúa Nguyễn Phúc Nguyên thành lập hải đội Hoàng Sa, sau lập thêm hải đội Bắc Hải khai thác và tuần tra canh giữ các hải đảo ở Biển Đông, từ phía tây nam đảo Hải Nam đến tận đảo Côn Lôn.

* Ý nghĩa:

-Chúa Nguyễn là chính quyền đầu tiên xác nhận và thực thi chủ quyền trên thực tế với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là cơ sở lịch sử thực thi chủ quyền của các chính quyền sau và với Việt Nam hiện tại của hai quần đảo này.

-Vùng biển gắn với Hoàng sa, Trường sa thở thành vùng biển gắn với đời sống của nhân dân ta từ thế kỉ XVII về sau.

* Liên hệ đến bản thân: (HS TRÌNH BÀY THEO SUY NGHĨ)

Câu 6: Phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài có tác động như thế nào đỗi với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?

-Làm lung lay chính quyền vua Lê, chúa Trịnh buộc chính quyền phải điều chỉnh một số chính sách thuế khóa, tu sửa đê điều.

-Nêu cao tinh thần đấu tranh của nhân dân ta

-Tạo điều kiện cho phong trào nông dân Tây Sơn sau này.

. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

B. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8 KNTT

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Phần Địa lí

1.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

- Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ.

- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam

- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam.

- Liên hệ phân tích ảnh hưởng của vị trí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên địa phương.

1.1.2. Địa hình và khoáng sản việt nam

- Đặc điểm chung của địa hình.

- Các khu vực địa hình. Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình.

- Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hóa tự nhiên và khai thác kinh tế.

- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam. Các loại khoáng sản chủ yếu.

- Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người.

- Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa.

- Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

- Phân tích được đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu và vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế.

- Liên hệ phân tích ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương em.

1.2. Phần Lịch sử

1.2.1. Châu Âu và Bắc Mĩ từ nửa sau TK XVI đến TK XVIII

a. Cách mạng tư sản Anh

- Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Anh.

- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của cách mạng tư sản Anh.

- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Anh.

b. Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

- Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

c. Cách mạng tư sản Pháp

- Trình bày được những nét chung về nguyên nhân, kết quả của cách mạng tư sản Pháp.

- Trình bày được tính chất và ý nghĩa của Cách mạng tư sản Pháp

- Nêu được một số đặc điểm chính của cuộc cách mạng tư sản Pháp.

d. Cách mạng công nghiệp

- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.

- Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.

1.2.2. Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

a. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây

- Trình bày được những nét chính trong quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

b. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á

- Nêu được những nét nổi bật về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

1.2.3. Việt nam từ đầu thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

a. Xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn

- Nêu được những nét chính Mạc Đăng Dung về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

- Nêu được hệ quả của xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

b. Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

- Trình bày được khái quát về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII.

- Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Anh là?

A. Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh

B. Sự thay đổi về kinh tế

C. Chính sách tăng thuế

D. Mâu thuẫn giữa Vua với Quốc hội.

Câu 2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ?

A. Sự phát triển kinh tế theo con đường tư bản chủ nghĩa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc.

B. Chế độ thuế vô lí của thực dân Anh.

C. Nhân dân cảng Bô-xtơn tấn công ba tàu chở chè của Anh.

D. Đầu thế kỷ XVIII, người Anh thành lập 13 thuộc địa ở Bắc Mỹ

Câu 3: Kết quả của Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là?

A. Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ

B. Lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền

C. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập Hợp chủng quốc Mỹ

D. Thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Câu 4. Đâu không phải là Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp?

A. Lật đổ chế độ phong kiến, thành lập chế độ công hòa.

B. Đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền

C. Lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa

D. Xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản

Câu 5. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là thuộc địa của

A. Anh.

B. Pháp.

C. Tây Ban Nha.

D. Hà Lan.

Câu 6. Các nước thực dân phương Tây đã thực hiện chính sách gì về chính trị ở một số nước Đông Nam Á?

A. Chính sách “chia để trị”

B. Chính sách độc quyền

C. Chính sách “ngu dân”

D. Chính sách “đồng hóa”

Câu 7: Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở khu vực nào?

A. Từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau

B. Từ Đà Nẵng đến Cà Mau

C. Từ Cao Bằng đến phía bắc dải Hoành Sơn

D. Từ Thanh Hóa đến mũi Cà Mau

Câu 8: Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay vào năm?

A. 1775

B. 1757

C. 1653

D. 1698

Câu 9: Vùng đồi núi nước ta gồm mấy khu vực chính?

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 10: Khoáng sản nước ta rất phong phú và đa dạng, hiện nay đã thăm dò được khoảng

A. 3000 điểm quặng và tụ khoáng

B. 4000 điểm quặng và tụ khoáng.

C. 5000 điểm quặng và tụ khoáng.

D. 5500 điểm quặng và tụ khoáng.

Câu 11: Địa hình núi cao nước ta tập trung chủ yếu ở

A. vùng núi Tây Bắc.

B. vùng núi Đông Bắc.

C. vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

Câu 12: Các dãy núi hình cánh cung và vùng đồi phát triển rộng là đặc điểm địa hình chủ yếu ở

A. vùng núi Tây Bắc.

B. vùng núi Đông Bắc.

C. vùng núi Trường Sơn Bắc.

D. vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam.

Câu 13: Đảo lớn nhất nước ta là

A. Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu).

B. Cái Bầu (Quảng Ninh)

C. Phú Quốc (Kiên Giang).

D. Phú Quý (Bình Thuận).

Câu 14: Trên bản đồ thế giới, Việt Nam nằm ở khu vực nào sau đây?

A. Đông Nam Á

B. Tây Nam Á

C. Đông Á

D. Bắc Á.

Câu 15: Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở địa danh

A. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lai Châu.

B. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Cao Bằng.

C. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Lạng Sơn.

D. xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Câu 16: Phần lớn lãnh thổ đất liền Việt Nam nằm trong múi giờ

A.7

B.8

C.9

D. 10

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

B

A

C

B

A

A

B

Câu

9

10

11

12

13

14

15

16

Đáp án

B

C

A

B

C

A

D

  • A

3. Bài tập tự luận

Câu 1. Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam - Bắc triều?

Câu 2. Hãy hoàn thành bảng tổng hợp về đặc điểm của cách mạng tư sản của Anh và cách mạng tư sản Pháp.

Đặc điểm

Cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Pháp


Lực lượng lãnh đạo


Hình thức

Thể chế chính trị trước cách mạng

Thể chế chính trị sau cách mạng.

Câu 3. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động như thế nào đối với sản xuất?

Câu 4. Dựa vào At lát địa lí Việt Nam (trang Địa hình) và kiến thức đã học, hãy cho biết vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam?

Câu 5. Dựa vào Atlat trang địa hình hãy kể tên các dãy núi, đỉnh núi cao trên 2000m ở nước ta?

ĐÁP ÁN

Câu 1. Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

+ Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê.

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).

Ngay từ đầu, Nam triều đã mâu thuẫn với Bắc triều. Từ năm 1533, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, kéo dài 60 năm, đến năm 1592 mới chấm dứt.

Câu 2.

Đặc điểm

Cách mạng tư sản Anh

Cách mạng tư sản Pháp

Lực lượng lãnh đạo

Giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới

Giai cấp tư sản

Hình thức

Nội chiến

Nội chiến cách mạng và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc

Thể chế chính trị trước cách mạng

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế

Thể chế chính trị sau cách mạng.

Quân chủ lập hiến

Cộng hòa tư sản.

Câu 3. Tác động đến sản xuất:

- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất: từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc.

- Nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.

Câu 4.

a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam vì:

- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ đất liền và là dạng địa hình phổ biến nhất, ngay ở các đồng bằng cũng gặp các núi sót...

- Đồi núi ảnh hưởng đến nhiều cảnh quan chung: sự xuất hiện các đai cao theo địa hình: nhiệt đới chân núi, á nhiệt đới...

- Đồi núi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội. Các vùng núi có những thế mạnh riêng về kinh tế: khai thác khoáng sản, trồng cây công nghiệp...

Câu 5. Dãy núi cao: Dãy Hoàng Liên Sơn ( 3143m)....

C. Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8

D. Đề cương ôn tập giữa kì 1 Lịch sử 8 sách cũ

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạm vi thế giới

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

- Nội dung: Từ những năm 60 của thế kỷ XVIII, Anh là nước đầu tiên trên thế giới tiến hành cách mạng công nghiệp phát minh ra máy móc trong ngành dệt.

- Thành tựu

Thời gian

Tên phát minh

Người phát minh

1764

Máy kéo sợi Gien-ni.

Giêm-Ha-gri-Vơ

1769

Máy kéo sợi chạy bằng sức nước

Ac-crai-tơ

1784

Máy hơi nước

Giêm-Oat

1785

Máy dệt.

Et mon Cac rai

Kết quả: Nhờ cách mạng công nghiệp, Anh sớm diễn ra quá trình chuyển biến từ sản xuất nhỏ thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc, là nước đầu tiên tiến tiến hành công nghiệp hóa. Anh trở thành nước công nghiệp phát triển nhất thế giới được gọi là công xưởng của thế giới

2. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

- Kinh tế: Làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản, nâng cao năng suất lao động, hình thành các trung tâm kinh tế, thành phố lớn….

- Xã hội : Xuất hiện 2 giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mâu thuẫn tư sản- vô sản trong xã hội ngày càng gay gắt, dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản.

3. Sự xâm lược của các nước TB phương Tây với các nước Á, Phi

- Sau cách mạng công nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu, thị trường của các nước Anh, Pháp tăng nhanh. Vì vậy họ đẩy mạnh xâm lược ở phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á.

- Ở Châu Phi: Anh, Pháp, Đức, Ý .. cũng ráo riết xâu xé, chiếm làm thuộc địa của mình.

- Cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước ở Châu Á, Châu Phi đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc của các nước tư bản phương Tây.

II. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

1. Anh

- Kinh tế :Trước 1870 đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Sau 1870 tụt xuống hàng thứ 3 thế giới. (Sau Mĩ, Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới, nhưng vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu TK XX nhiều công ti độc quyền ra đời, chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị nước Anh. Anh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền (còn gọi là chủ nghĩa đế quốc- CNĐQ)

- Chính trị: Chế độ là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Bảo thủ và Tự do thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho GCTS.

- Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa. Đến 1914, thuộc địa Anh (33 triệu km vuông và 400 triệu dân).

- Đặc điểm: CNĐQ Anh là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”

2. Pháp

- Về kinh tế: Trước 1870 công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (Sau Anh), từ 1870, tụt xuống hàng thứ 4 thế giới. Đầu TK XX công nghiệp phát triển nhanh nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô…Nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp,đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. TB Pháp xuất khâu TB dưới dạng đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức cho các nước chậm tiến vay lãi.

- Đặc điểm: CNĐQ Pháp là “Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”

- Về chính trị: Pháp là nước công hòa (nền cộng hòa thứ ba). Đối nội: trong thì đàn đàn áp nhân dân. Đối ngoại: chạy đua vũ trang, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa. Là đế quốc có diện tích thuộc địa lớn thứ hai sau Anh với 11 triệu km2

3. Đức

- Kinh tế: Trước 1870 đứng thứ 3 thế giới. Sau khi hoàn thành thống nhất, công nghiệp phát triển rất nhanh, vượt qua Anh, Pháp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ). Sự phát triển mạnh của công nghiệp Đức đã dẫn đến việc tập trung tư bản cao độ. 1893 công ti độc quyên than đá Rainơ Vecphalen ra đời đánh dấu Đức chuyển sang giai đoạn CNĐQ

- Chính trị: Thể chế liên bang nhưng vẫn là nước quân chủ. Đức có Quốc hội nhưng quyền lực vẫn nằm trong tay nhà vua. Thủ tướng Đức vẫn thực hiện các mệnh lệnh của nhà vua) Đối nội: đàn áp công nhân, truyền bá bạo lực, Quý tộc quân phiệt và TS độc quyền cấu kết trong thì đàn áp công nhân, truyền bá bạo lực, ngoài thì chạy đua vũ trang, xâm lược thuộc địa, đòi dùng vũ lực chia lại thế giới.

- Đặc điểm CNĐQ Đức là CNĐQ quân phiệt, hiếu chiến

4. Mĩ

- Kinh tế: Trước 1870 Mĩ đứng thứ 4 trên thế giới (Sau Anh-Pháp-Đức). Từ 1870 trở đi công nghiệp Mỹ phát triển mạnh vươn lên vị trí số 1 thế giới. Sản phẩm công nghiệp Mỹ gấp đôi Anh và gấp ½ các nước Tây Âu gộp lại.

- Đầu thế kỉ XX các công ti độc quyền khổng lồ ra đời như “Vua dầu mỏ “Rốc-Pheo-Lơ “Vua thép” Mooc Gan, “Vua ô tô” Pho…đã chi phối toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị ở Mĩ. Mĩ tiến sang CNĐQ

- Nông nghiệp: Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, lại áp dụng phương thức canh tác hiện đại, Mĩ vừa đáp ứng đầy đủ nhu cầu lương thực trong nước, vừa xuất xuất khẩu cho thị trường Châu Âu

- Chính trị:

+ Mỹ theo chế độ cộng hòa liên bang đứng đầu là tổng thống. Hai đảng dân chủ và cộng hòa thay nhau cầm quyền, thi hành chính sách đối nội và đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.

+ Đối ngoại: Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, dùng vũ lực và đồng đô la để can thiệp vào khu vực Mỹ la tinh.

- Đặc điểm: CNĐQ Mĩ vừa có tính thực dân vừa có tính hiếu chiến

III. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII – nửa đầu TK XX

1. Những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật

- Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mỹ…. đã tạo nên một cuộc cách mạng trong sản xuất, chuyển từ lao động thủ công sang lao động bằng máy móc, đưa nền kinh tế các nước TBCN phát triển nhanh chóng.

- Việc phát minh ra máy hơi nước đã thúc đẩy ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời. Năm 1807, Phơn-tơn (Mỹ) đã đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước. Năm 1814 Xti-phen-xơn (Anh) đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt.

- Máy điện tín được phát minh ở Nga, Mỹ, tiêu biểu là Moc-xơ (Mỹ) thế kỷ XIX.

- Nông nghiệp tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác góp phần nâng cao năng suất.

- Vũ khí mới được sản xuất: súng trường, ngư lôi, khí cầu…

2. Khoa học tự nhiên

- Đầu thế kỷ XVIII Niu-Tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn.

- Giữa thế kỷ XVIII, Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

- 1837, Puốc-kin-giơ (Sec) khám phá ra bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật. (thuyết tế bào)

- 1859 Đac-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền.

3. Khoa học xã hội

- CN duy vật và phép biện chứng (Phoi ơ bách, Heghen)

- Chính trị kinh tế học tư sản (Ximít và Ricacđo)

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng (Xanhximông, Phurie, O-Oen)

- Chủ nghĩa xã hội khoa học (Mac-Enghen). Đây là cuộc cách mạng trong tư tưởng loài người.

4. Văn học nghệ thuật

a. Văn học

- Văn học lãng mạn với Silơ, Gớt, Xanh xi mông

- Văn học hiện thực: Ban zăc, Lép –ton-x-toi, Gô gon…

b. Nghệ thuật

- Nhạc: Moda, Béttoven, Sopanh

- Hoạ: Cuốcbê, Đavit, Gôi a

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bi
    Bi

    rất hay

    Thích Phản hồi 30/10/23
    • Bon
      Bon

      cảm ơn nhiều

      Thích Phản hồi 30/10/23
      • Bánh Bao
        Bánh Bao

        tải về ôn nào

        Thích Phản hồi 30/10/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 8

        Xem thêm