Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8 Kết nối tri thức năm 2023 - Tất cả các môn

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 KNTT có đáp án

VnDoc giới thiệu Bộ Đề thi giữa kì 1 lớp 8 sách Kết nối tri thức bao gồm đề thi giữa học kì 1 lớp 8 của tất cả các môn sách KNTT như Văn 8, Toán 8, KHTN 8,.... Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi mời thầy cô và các em tham khảo.

Link tải chi tiết từng đề:

1. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn

D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi

B. Xót xa, sầu tủi

C. Buồn, ngậm ngùi

D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A.Nghị luận kết hợp biểu cảm

B. Biểu cảm kết hợp tự sự

C. Miêu tả kết hợp tự sự

D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà

C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.

B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng

B. Yêu nhà, yêu quê hương

C. Sự hoài cổ

D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

Xem chi tiết đề và đáp án tại đây: Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức.

2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Toán 8 KNTT

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Kết quả của phép chia 5x2y4 : 10x2y là:

A. y4

B.

C. xy3

D. y3

Câu 2. Kết quả của phép tính (3x + 2y)(3y + 2x) bằng:

A. 9xy + 4xy.

B. 9xy + 6x2.

C. 6y2 + 4xy.

D. 6x2 + 13xy + 6y2.

Câu 3. Kết quả phân tích đa thức 2x - 1 - x2 thành nhân tử là:

A. (x - 1)2

B. - (x - 1)2

C. - (x + 1)2

D. (- x - 1)2

Câu 4. Tứ giác ABCD có 50o ; 120o ; 120o. Số đo góc D bằng;

A. 500

B. 600

C. 700

D. 900

Câu 5. Giá trị của biểu thức tại x = - 1 và y = - 3 bằng

A. 16

B. – 4

C. 8

D. Một kết quả khác

Câu 6. Biểu thức 1012 – 1 có giá trị bằng

A. 100

B. 1002

C. 102000

D. Một kết quả khác

Câu 7. Hình thang cân là hình thang có:

A. Hai đáy bằng nhau

B. Hai cạnh bên bằng nhau

C. Hai góc kề cạnh bên bằng nhau

D. Hai cạnh bên song song

Câu 8. Cho hình bình hành ABCD có Â = 500 . Khi đó:

A. 50o

B. 50o

C. 120o

D. 120o

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm).

1) Thực hiện phép tính

a) 7x2. (2x3 + 3x5)

b) (x3 – x2 + x - 1) : (x– 1)

2) Tìm x biết: x2 – 8x + 7= 0

Câu 2. (1,5 điểm). Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:

a) 3x2 + 6xy

b) x2 – 2xy + 3x – 6y = 0

c) x2 + 2x – y2 + 1

Câu 3. (3,0 điểm). Cho tam giác ABC. Gọi P và Q lần l­ượt là trung điểm của AB và AC.

a) Tứ giác BPQC là hình gì? Tại sao?

b) Gọi E là điểm đối xứng của P qua Q. Tứ giác AECP là hình gì? Vì sao?

Xem đáp án tại đây: Đề thi giữa kì 1 Toán 8 Kết nối tri thức

3. Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức

VnDoc giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi mời thầy cô và các em tham khảo.

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I

MÔN: GDCD LỚP 8

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.

B. Hủ tục.

C. Lạc hậu.

D. Xấu xa.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình

A. phát triển của mỗi cá nhân.

B. hội nhập của đất nước.

C. duy trì hạnh phúc gia đình.

D. thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?

A. Giá trị tốt đẹp.

B. Mọi hệ giá trị.

C. Hủ tục lạc hậu.

D. Phong tục lỗi thời.

Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. tính cách của các dân tộc.

B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.

C. giá trị đồng tiền của dân tộc.

D. dân số của mỗi dân tộc.

Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. truyền thống của các dân tộc.

B. hủ tục của các dân tộc.

C. vũ khí của các dân tộc.

D. tiền bạc của mỗi dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.

B. lười biếng, ỷ nại.

C. ỷ nại, dựa dẫm.

D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.

B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.

D. tìm cách hãm hại.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 ( 3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

Câu 2 ( 3 điểm): Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.

Câu hỏi:

- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Câu 3 ( 1điểm): Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

Xem đáp án tại đây: Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức.

4. Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 KNTT

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Dụng cụ dưới đây gọi là gì?

Khoa học tự nhiên 8

A. Bình cầu

B. Cốc thủy tinh.

C. Ống đong.

D. Ống nghiệm.

Câu 2: (TH) Chọn đáp án đúng cho ý nghĩa của kí hiệu sau.

Khoa học tự nhiên 8

A. Cảnh báo khu vực hay có sét đánh

B. Nguy hiểm về điện

C. Khu vực có chất độc sinh học

D. Cảnh báo chất độc

Câu 3: (NB) Quá trình biến đổi hóa học là

A. quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.

B. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.

C. quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.

D. quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Câu 4: (NB) Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về

A. số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.

B. số lượng các nguyên tố.

C. số lượng các phân tử.

D. liên kết giữa các nguyên tử.

Câu 5: (NB) Chọn từ còn thiếu vào chỗ trống:

“Trong một phản ứng hóa học, …(1) … khối lượng của các sản phẩm bằng …(2)… khối lượng của các chất phản ứng.”

A. (1) tổng, (2) tích

B. (1) tích, (2) tổng

C. (1) tổng, (2) tổng

D. (1) tích, (2) tích

Câu 6: (TH) Số mol nguyên tử Zn tương ứng 3,0.1023 nguyên tử Zn là

A. 0,2 mol.

B. 0,3 mol.

C. 0,5 mol.

D. 0,6 mol

Câu 7: (NB) Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra

A. OH-.

B. H+.

Ca2+.

Cl-.

Câu 8: (NB) Dung dịch base làm phenolphthalein chuyển màu

A. xanh

B. đỏ.

C. trắng.

D. vàng.

Câu 9: (NB) Độ dinh dưỡng của phân lân được tính theo

A. %K2

B. % P2O5.

C. % P.

D. % PO43-.

Câu 10: (NB) Điều kiện để 2 dung dịch muối có thể phản ứng với nhau là

A. có ít nhất 1 muối mới không tan hoặc ít tan.

B. có ít nhất một muối mới là chất khí

C. cả hai muối mới bắt buộc không tan hoặc ít tan.

D. các muối mới đều là muối tan.

Câu 11: (TH) Dãy nào sau đây chỉ toàn oxide acid

A. SO2, SO3, CaO, P2O5.

B. SO3, CaO, P2O5, CuO.

C. CaO, P2O5, CuO, CO2.

D. CO2, SO2, SO3, P2O5.

Câu 12: (TH) Tên gọi của P2O5

A. diphosphorus pentaoxide.

B. phosphorus oxide.

C. phosphorus dioxide.

D. pentaphosphorus dioxide.

Câu 13: (VD) Cho sơ đồ phản ứng:

Zn + ? → ZnCl2 + H2

Tổng hệ số các chất tham gia phản ứng là:

A. 5

B. 6

C. 3.

D. 4.

Câu 14: (VD) Cho 8,45g Zinc (Zn) tác dụng với 5,9496 lít chlorine (Cl2) ở điều kiện chuẩn. Hỏi chất nào sau phản ứng còn dư?

A. Zn dư.

B. Cl2 dư.

C. Phản ứng không xảy ra.

D. Phản ứng vừa đủ, không có chất dư.

Câu 15 (VD): Cho 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 100ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch thu được sau phản ứng

A. làm quỳ tím hoá xanh.

B. làm quỳ tím hoá đỏ.

C. phản ứng được với manessium giải phóng khí hydrogen.

D. không làm đổi màu quỳ tím.

Câu 16 (VD): Một ruộng đất có pH <7, cần cải tạo ruộng này bằng cách

A. bón phân đạm.

B. bón phân lân.

C. bón phân kali.

D. bón vôi bột.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm)

(NB) Hãy nêu các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng.

Câu 2. (2 điểm)

1) (NB) Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng có trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK.

2) (TH) Cho các oxide sau: CaO, CO2, CO.

· Oxide nào có thể tác dụng được với HCl.

· Oxide nào có thể tác dụng được với NaOH.

Viết phương trình hóa học và phân loại các oxide trên.

3) (VDC) Để hòa tan vừa hết 6,72 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml hỗn hợp dung dịch HCl 0,2M và H2SO4 0,5M?

Câu 3. (2,5 điểm)

1) (TH) Cho 13 gam zinc (Zn) tác dụng với dung dịch hydrochloric acid (HCl) thu được 27,2 gam ZnCl2 và 0,4 gam khí H2. Tính khối lượng của HCl đã phản ứng.

2) (VD) Biết tỉ khối của khí B so với oxygen là 0,5 và tỉ khối của khí A đối với khí B là 2,125. Xác định khối lượng mol của khí A?

3) (VDC) Trộn 200 gam dung dịch CuCl2 15% với m gam dung dịch CuCl2 5,4% thì thu được dung dịch có nồng độ 11,8%. Giá trị của m là bao nhiêu?

Xem đáp án tại đây Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. 

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 tải nhiều

....................................

Để xem thêm các đề thi giữa học kì các môn khác, mời các bạn vào chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 8 với đầy đủ các môn. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề, cũng là nguồn tài liệu để các em học sinh ôn luyện trước kì thi. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
17
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 8

    Xem thêm