Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 11 đề thi giữa học kì 1 Văn 8 năm học 2024 - 2025

VnDoc gửi tới các bạn Bộ đề thi giữa học kì 1 Văn 8 năm học 2024 - 2025 Sách mới. Tài liệu bao gồm đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem toàn bộ 11 đề và đáp án, ma trận trong bộ đề thi Văn 8 giữa kì 1.

Link tải chi tiết từng đề:

I. Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 8 Kết nối tri thức

1. Đề số 1

TRƯỜNG THCS

ĐỀ KIỂM TRA GIỮAHỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN 8

Thời gian kiểm tra: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới

QUA ĐÈO NGANG

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.

(Bà Huyện Thanh Quan – Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1963)

Câu 1: Em hãy cho biết bài thơ “Qua Đèo Ngang”được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt

C. Thất ngôn bát cú

D. Tự do

Câu 2: Bố cục của bài thơ “Qua Đèo Ngang” gồm mấy phần?

A. Gồm 2 phần: Đề, kết.

B. Gồm 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp.

C. Gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết.

D. Không có bố cục cụ thể.

Câu 3: Những từ tượng hình có trong bài là:

A. Lom khom, lác đác.

B. Lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia.

C. Quốc quốc, gia gia.

D. Không có từ nào.

Câu 4: Hai câu thơ “Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. Điệp ngữ và đảo ngữ

B. Đối và điệp ngữ

C. Đối và đảo ngữ

D. Đảo ngữ và so sánh

Câu 5: Cách ngắt nhịp của bài thơ?

A. 3/4

B. 4/3

C. 2/2/3

D. 3/2/2

Câu 6: Nội dung chính bài thơ “Qua Đèo Ngang” thể hiện là gì?

A. Khung cảnh trên Đèo Ngang.

B. Lòng yêu nước, thương nhà của tác giả.

C. Sự heo hút, cô quạnh của canh tượng Đèo Ngang.

D. Khung cảnh thiên nhiên trên Đèo Ngang và nỗi lòng của tác giả.

Câu 7: Bài thơ “Qua Đèo Ngang” khắc họa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?

A. Cảnh thiên nhiên về chiều tối ảm đạm, thê lương.

B. Cảnh thiên nhiên về chiều tối heo hút, hoang sơ.

C. Cảnh thiên nhiên buổi ban ngày hùng tráng, bi ai.

D. Cảnh thiên nhiên về chiều tối u buồn, tĩnh lặng

Câu 8: Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng như thế nào?

A. Cô đơn, buồn vì nhớ nước, thương nhà.

B. Mệt mỏi vì phải chèo đèo.

C. Buồn sầu vì không gian heo hút, không thấy bóng người.

D. Cô đơn giữa thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn.

Câu 9: Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:

“Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.”

Câu 10: Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.

II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

Viết một bài văn kể về chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương em.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

C

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

B

0,5

8

A

0,5

9

- Biện pháp tu từ đối: nhớ nước – thương nhà; biện pháp đảo ngữ.

- Tác dụng: khắc hoạ sâu sắc nỗi lòng của một con người yêu nước: nhớ nước, thương nhà. Đồng thời thể hiện tài năng của tác giả khi mượn thanh âm tên loài vật để nói lên nỗi lòng của mình với nước nhà.

0,25

0,75

10

HS phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan qua các ý sau:

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ để miêu tả thời gian, không gian.

- Sử dụng từ tượng hình kết hợp với biện pháp đảo ngữ miêu tả cảnh vật; chơi chữ để nói lên nỗi lòng của nhà thơ.

0,5

0,5

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài vănnghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại chuyến đi tham quan khu di tích lịch sử, văn hoá tại địa phương.

0,25

c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí

HS triển khai bài văn theo bố cục mở bài, thân bài, kết bài. Bài viết cần có lối diễn đạt rõ ràng, mạch lạc; ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu; nói được cảm xúc và sự tự hào về lịch sử dân tộc và giữ gìn vẻ đẹp của dân tộc, quê hương nơi mình sinh sống. Dưới đây là một số gợi ý

Mở bài

- Giới thiệu lí do, mục đích của chuyến tham quan, bày tỏ khái quát cảm xúc ban đầu

Thân bài

- Kể được diễn biến chuyến đi: cảnh vật trên đường đi, trình tự chuyến tham quan, những hoạt động chính trong chuyến đi…

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích: phong cảnh, công trình…

Kết bài

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ của bản thân: tự hào, yêu mến, biết ơn…

0,5

2,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.

0,25

3. Đề số 3

Ma trận đề thi

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Thơ Đường luật

3

0

5

0

0

2

0

60

2

Viết

Viết bài văn kể lại một chuyến đi

0

0

0

0

1*

40

Tổng điểm

1,5

0

2,5

0

0

2,0

0

4,0

100

Tỉ lệ %

20%

40%

30

10%

Tỉ lệ chung

60%

40%

ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I

Môn Ngữ văn lớp 8

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi :

Bạn đến chơi nhà

(Tác giả: Nguyễn Khuyến)

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta!

(Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập IV, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1963)

Câu 1: "Bạn đến chơi nhà" thuộc thể thơ gì?

A. Thất ngôn bát cú C. Lục bát

B. Thất ngôn tứ tuyệt D. Năm chữ

Câu 2: Bài thơ sử dụng luật gì?

A. Luật bằng C. Không theo luật nào

B. Luật trắc D. Cả luật bằng trắc

Câu 3: Cách ngắt nhịp của bài thơ là?

A. Nhịp 4/3 C. Nhịp 3/4

B. Nhịp 5/2 D. Nhịp 2/2/3

Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong bài thơ là?

A.Đảo ngữ, liệt kê C. So sánh, liệt kê

B. Nhân hóa, liệt kê D. Nói quá, liệt kê

Câu 5: Nhận định nào không đúng về bài thơ?

A. Bài thơ thể hiện tâm trạng mừng vui khi có bạn đến chơi nhà.

B. Thể hiện cuộc sống nghèo túng, khốn khó và nỗi hổ thẹn với bạn.

C. Sử dụng từ ngữ thuần việt, giản dị, gần gũi cuộc sống thôn quê.

D. Thể hiện tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Câu 6: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

A. Bầu vừa rụng rốn C. Ao sâu nước cả

B. Cải chửa ra cây D. Đầu trò tiếp khách

Câu 7: Từ câu thơ thứ hai đến câu sáu, tác giả nói về sự thiếu thốn về vật chất nhằm mục đích gì?

A. Miêu tả cảnh nghèo của mình

B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình

C. Không muốn tiếp đãi bạn

D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành, sâu sắc

Câu 8: Nhận xét về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà"?

A. Tình bạn chân thành, thắm thiết, trong sáng, không màng tới vật chất

B. Tình bạn nghèo nàn, thiếu thốn đủ đường

C. Tình bạn chỉ có vật chất, giàu tình cảm.

D. Tình bạn chỉ có vật chất, không có tình cảm

Câu 9: Qua bài thơ, em cảm nhận như thế nào về cuộc sống của Nguyễn Khuyến?

Câu 10: Bài học mà em rút ra cho mình trong cuộc sống sau khi đọc bài thơ này là gì?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hóa)

------------------------- Hết -------------------------

Xem đáp án trong file tải

4. Đề số 4

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ

Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn,
Tiếng ốc xa đưa lẩn trống đồn.
Gác mái, ngư ông về viễn phố,
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.
Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi,
Dặm liễu sương sa khách bước dồn.
Kẻ chốn trang đài, người lữ thứ,
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?

(Bà Huyện Thanh Quan)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

A.Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn

D. Lục bát

Câu 2: Bài thơ được gieo vần gì?

A.Vần lưng

B. Vần chân

C. Vần liền

D. Vần cách

Câu 3:Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ là gì?

A.Vui mừng, phấn khởi

B. Xót xa, sầu tủi

C. Buồn, ngậm ngùi

D. Cả ba phương án trên

Câu 4: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt nào?

A.Nghị luận kết hợp biểu cảm

B. Biểu cảm kết hợp tự sự

C. Miêu tả kết hợp tự sự

D. Biểu cảm kết hợp miêu tả

Câu 5: Nội dung của bài thơ là gì?

A. Tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của người lữ khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.

B. Tâm trạng hân hoan, vui sướng khi nhớ về quê nhà

C. Nhớ tiếc một thời vàng son của Thăng Long cũng là trở về cội nguồn của dân tộc, tự hào về sức sống và nền văn hiến Đại Việt
D. Hoài niệm về những tàn dư thủa trước
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng nhất về thơ của Bà Huyện Thanh Quan?

A.Trang nhã, đậm chất bác học và thấm đẫm niềm hoài cổ.

B.Trẻ trung, mạnh mẽ đầy hơi thở dân gian.

C. Ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.

D.Trang nhã, đậm chất bác học.

Câu 7: Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà?

A. Kết cấu bài thơ phù hợp với tâm trạng chủ thể trữ tình

B. Thủ pháp nghệ thuật phóng đại được sử dụng hiệu quả

C. Lời thơ trang nhã, sử dựng nhiều từ Hán Việt, giọng thơ man mác, hoài cổ

D. Ngôn ngữ thơ Nôm bình dị, hình ảnh gợi cảm, giàu màu sắc, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc

Câu 8: Căn cứ vào nội dung bài thơ cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng tự trọng

B. Yêu nhà, yêu quê hương

C. Sự hoài cổ

D. Cả ba ý trên

Câu 9: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong các câu thơ sau:

Gác mái, ngư ông về viễn phố,

Gõ sừng, mục tử lại cô thôn.

Câu10: Từ nội dung của bài thơ, em hãy nêu rõ vai trò của quê hương đối với mỗi người. (Trả lời khoảng 5-7 dòng)

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết bài văn phân tích bài thơ Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan .

Đáp án đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 8 KNTT

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

B

0,5

2

B

0,5

3

C

0,5

4

D

0,5

5

A

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

- Mức tối đa:HS chỉ rõ và nêu được tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ : Động từ "gác mái" biểu đạt một tâm thế nhàn của ngư ông đang sống ở miền quê, đã thoát vòng danh lợi: Đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử ( người chăn trâu ) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi . Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”=> ​tạo nên không khí tĩnh lặng, cảnh chiều thêm tĩnh mịch và ẩn chứa một nỗi niềm man mác, bâng khuâng của lòng người

- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.

1,0

0.5

0.5

<1,0

0

10

- Mức tối đa:

HS đọc kĩ bài thơ và nêu được vai trò của quê hương đối với mỗi người .Ví dụ:

- Quê hương chính là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, là nơi nuôi ta lớn lên với biết bao kỉ niệm chẳng thể phai nhòa.

- Quê hương dạy ta biết lớn khôn và trưởng thành . Quê hương cho ta những năm tháng tuổi thơ tuyệt vời mà suốt hành hình trình trưởng thành ta không bao giờ tìm lại được.

- Quê hương ấy, những con người quen thuộc ấy sẽ theo dấu chân ta trên suốt quãng đời của mình ...

- Mức chưa tối đa: GV căn cứ vào bài làm của HS để cho điểm phù hợp.

- Mức chưa đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai hoàn toàn.

1,0

<1,0

0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo về hình thức : một bài văn phân tích một tác phẩm thơ ,bố cục 3 phần : MB , TB , KB

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề :

Phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

0,25

C. . Hs có trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

3.0

Mở bài:Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan (những nét chính về con người, cuộc đời, sự nghiệp sáng tác,…).

Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều hôm nhớ nhà (hoàn cảnh sáng tác hoặc tóm tắt nội dung)

Ví dụ: thông qua tác phẩm Chiều hôm nhớ nhà của Bà Huyện Thanh Quan đã khẳng định tài hoa thơ phú của mình. Bài thơ chứa một niềm tâm sự hoài cổ, nuối tiếc thời xưa được thể hiện qua nghệ thuật miêu tả cảnh để bộc lộ tình của tác giả.

Thân bài

· Nội dung:

· Ở bài thơ, ta bắt gặp một quang cảnh buồn, hoang vắng, cô tịch. Đó là cảnh buổi hoàng hôn tím sẫm, cái khoảng không gian và thời gian buồn, gợi nhớ nhất trong một ngày.

· Xuất hiện hình ảnh con người nhưng chỉ thoáng bóng thôi, và quang cảnh chỉ có thế. Đó là những người dân lao động nghèo, vất vả làm ăn, sinh hoạt của họ thật tẻ nhạt, thiếu sinh động.

· Bà luôn hoài cổ để chối bỏ thực tại và bày tỏ sự chán ghét thực tại. Đó là nỗi nhớ nước, nhớ nhà bà luôn giấu kín trong lòng.

· Trước cảnh, bà bộc lộ được niềm tâm sự của mình, một tâm sự hoài cổ, đầy nuối tiếc, muốn níu giữ những kỉ niệm xa xưa.

· Nghệ thuật

· Bài thơ đã đạt đến sự chuẩn mực trong việc sử dụng thể thơ Đường luật.

· Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được sử dụng tài năng và đem đến hiệu quả nghệ thuật to lớn.

· Nghệ thuật đảo ngữ, chơi chữ cùng việc sử dụng các từ láy.

Kết bài: Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Chiều hôm nhớ nhà và cảm nghĩ của em về bài thơ.

0.5

1.5

0.5

0.5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát , dùng phương tiện liên kết câu ...

0,25

II. Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo

1. Đề số 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

MỜI BẠN VỀ THĂM XỨ HUẾ

(Nguyễn Lãm Thắng)

Mời bạn về thăm xứ Huế

Có núi Ngự Bình thông reo

Có dòng Hương Giang thơ mộng

Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo

Mời bạn về thăm xứ Huế

Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh

Êm êm con đường Thành Nội

Nghe con chim hót trên cành

Mời bạn về thăm xứ Huế

Thăm chùa Linh Mụ cổ xưa

Chợ Đông Ba đông đúc thế

Mắm tôm mè xửng tìm mua

Mời bạn về thăm xứ Huế

Ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn

Về Bao Vinh thăm phố cổ

Bơi đùa sóng biển Thuận An

Mời bạn về thăm xứ Huế

Mà nghe Nam ai Nam bằng

Tình người sao da diết thế

Hỏi thầm: - Như rứa là răng?

(www. Thivien.net)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ sáu chữ, vì tất cả các dòng đều có sáu chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.

D. Thể thơ năm chữ, vì có 5 khổ.

Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ

A. Nhịp 4/2 và 2/4.

B. Nhịp 1/4 và 4/1.

C. Nhịp linh hoạt.

D. Khó xác định.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhịp của 2 câu thơ sau?

Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh

Êm êm con đường Thành Nội

A. Nhịp 2/4-4/2.

B. Không ngắt nhịp-2/4.

C. Nhịp 4/2-2/4.

D. Nhịp 4/2-không ngắt nhịp.

Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ

A. Vần lưng.

B. Vần cách.

C. Vần liền.

D. Linh hoạt, đa dạng.

Câu 5: Các khổ thơ (khổ 1-4) có kết cấu đặc biệt như thế nào?

A. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ

B. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau tình người tha thiết.

C. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ Huế. Ba câu sau là cảnh sắc thơ một

D. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau là cảnh sắc trong tưởng tượng

Câu 6: Khổ thơ thứ nhất có những hình ảnh nào? Gợi ra đặc điểm nào của xứ Huế?

A. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Cảnh sắc sống động, đầy âm thanh.

B. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, thuyền nhẹ lướt – Sơn thủy hữu tình.

C. Núi Ngự Bình, Thuyền nhẹ lướt – Cảnh sắc, con người hòa hợp.

D. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Vẻ đẹp của bức tranh thủy mặc.

Câu 7: Dòng nào nói lên cảnh sắc ở khổ thơ thứ 23

A. Khung cảnh nội đô - trung tâm thành phố Huế.

B. Cảnh sắc ven thành độ.

C. Hình ảnh cầu Tràng Tiền trong nắng xanh.

D. Những con đường uốn lượn nơi Thành Nội.

Câu 8: Hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ xưa của xứ Huế.

A. Cầu Tràng Tiền.

B. Chùa Linh Mụ.

C. Chợ Đông Ba.

D. Biển Thuận An.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ và cho biết niềm tự hào của tác giả dành cho xứ Huế được thể hiện đậm nét nhất ở khổ thơ nào? (1đ)

Câu 10. Đọc xong bài thơ này, em có khao khát tới xứ Huế không? Vì sao? (tình cảm của tác giả/ cảnh sắc xứ Huế) (0.5đ)

II. VIẾT (4 điểm)

Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ mà em yêu thích


-----Hết-----

- Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

3. Đề số 3

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỬA SÔNG

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non

(theo Quang Huy)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Câu 6. Cho đoạn thơ:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

C. sông không bao giờ xa biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.

C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.

D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

Đáp án đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 8 CTST

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

C. Thơ sáu chữ

0,5 điểm

Câu 2

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

0,5 điểm

Câu 3

A. Đúng

0,5 điểm

Câu 4

A. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 5

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

0,5 điểm

Câu 6

A. sông không giờ quên cội nguồn

0,5 điểm

Câu 7

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

0,5 điểm

Câu 8

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

0,5 điểm

Câu 9

Bài thơ vừa miêu tả vẻ đẹp cửa sông với nhiều đặc trưng độc đáo, đồng thời tác giả gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với cội nguồn, ngợi ca tình nghĩa thủy chung sắt son của con người trong cuộc sống.

1,0 điểm

Câu 10

- Đảm bảo đúng hình thức

- Có sử dụng và chỉ ra một từ tượng hình hoặc tượng thanh

- Trình bày được biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước:

+ Tình thân gia đình

+ Tình làng xóm

+ Sự gắn bó với làng quê

+ Bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống

+ …

- Trình bày được vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

+ Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người.

+ Giúp cho mỗi người sống tốt hơn

+ Thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng.

- Trình bày được bài học cá nhân.

=> Khẳng định lại ý nghĩa của quê hướng đối với mỗi người.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ,…

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tên tác giả)

- Nêu cảm nghĩ, ấn tượng chung nhất của em về bài thơ

2. Thân đoạn:

- Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ (cách ngắt nhịp và gieo vần, các biện pháp tu từ…)

- Từ các đặc sắc về nghệ thuật, trình bày những nét độc đáo và ý nghĩa của nội dung bào thơ

- Những cảm xúc, tình cảm của em về hình ảnh thơ nổi bật hoặc nội dung bài thơ

- Tác dụng và ý nghĩa của thể thơ tự do trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

III. Đề thi giữa học kì 1 Văn 8 Cánh diều

3. Đề số 3

PHÒNG GD&ĐT …………

TRƯỜNG ………………….

(Đề thi gồm trang)

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC I

Môn: NGỮ VĂN 8

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Phần đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc văn bản sau thực hiện các yêu cầu:

KHI MÙA THU SANG

Trần Đăng Khoa

Mặt Trời lặn xuống bờ ao

Ngọn khói xanh lên lúng liếng

Vườn sau gió chẳng đuổi nhau

Lá vẫn bay vàng sân giếng

Xóm ngoài, nhà ai giã cốm

Làn sương lam mỏng rung rinh

Em nhỏ cưỡi trâu về ngõ

Tự mình làm nên bức tranh

Rào thưa, tiếng ai cười gọi

Trông ra nào thấy đâu nào

Một khoảng trời trong leo lẻo

Thình lình hiện lên ngôi sao

Những muốn kêu to một tiếng

Thu sang rồi đấy.

Thu sang!

Lòng bỗng nhớ ông Nguyễn Khuyến

Cõng cháu chạy rông khắp làng...

1973

(Trích Kể cho nghe, NXB Kim Đồng, 2011)

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ sáu chữ

C. Thơbảy chữ

D. Thơ tự do

Câu 2. Nhan đề của bài thơ được đặt theo cách nào?

A. Một hình ảnh gây ấn tượng với tác giả

B. Mộtâm thanh đặc biệt trong cảm nhận của tác giả

C. Một hiện tượng khơi nguồn cảm hứng cho tác giả

D. Một cảm xúc bâng khuâng chợt đến với tác giả

Câu 3. Nhận xét nào đúng về bố cục của bài thơ?

A. Bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên và con người, khổ thơ cuối trực tiếp nói lên cảm xúc của tác giả trước mùa thu.

B. Bài thơ chia làm ba phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, hai khổ tiếp theo là hình ảnh con người và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả trước mùa thu.

C. Bài thơ chia làm ba phần: hai khổ thơ đầu là hình ảnh thiên nhiên và con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả.

D. Bài thơ chia làm bốn phần: khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên, khổ thơ thứ hai là hình ảnh con người, khổ thơ thứ ba là những âm thanh của mùa thu và khổ thơ cuối là cảm xúc của tác giả

Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các dòng thơ “Vườn sau gió chẳng đuổi nhau / Lá vẫn bay vàng sân giếng”?

A. So sánh

B. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

D. Nói giảm nói tránh

Câu 6. Nhận xét nào đúng về nội dung của các dòng thơ “Những muốn kêu to một tiếng / Thu sang rồi đấy. Thu sang!”?

A. Nói to những dự đoán của mình về việc đất trời mùa hạ đã chuyển sang thu

B. Lo lắng, bất ngờ trước những đổi thay của vạn vật và con người xung quanh

C. Nêu lên cảm giác quen thuộc, gần gũi về khung cảnh làng quê vào mùa thu

D. Mong được cất lên tiếng reo vui trước những tín hiệu của mùa thu

Câu 7. Trong khổ thơ thứ ba, tác giả đã sử dụng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của mùa thu?

A. Thị giác, xúc giác

B. Thính giác, khứu giác

C. Thị giác, thính giác

D. Thính giác, xúc giác

Câu 8. Phương án nào dưới đây nêu đúng cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

A. Tình yêu thiên nhiên tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ khi mùa thu sang.

B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.

C. Niềm vui của nhà thơ trước vẻ đẹp của con người lao động khi mùa thu sang.

D. Nỗi nhớ sâu đậm của nhà thơ về hình ảnh thân thương “ông Nguyễn Khuyến”.

Câu 9. Hãy tìm hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Những hình ảnh đó gợi cho em cảm nhận gì về vẻ đẹp mùa thu nơi làng quê của tác giả? (1,5 điểm)

Câu 10. Em thích nhất mùa nào ở quê hương mình? Hãy giới thiệu vẻ đẹp đặc trưng của mùa mà em thích (trả lời trong khoảng 10 - 12 dòng). (1,5 điểm)

II. Phần viết: 5,0 điểm

Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Khi mùa thu sang của Trần Đăng Khoa.

----Hết đề---

Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều

Phần

Câu

Nội dung đáp án

Thang điểm cụ thể

I

1

B. Thơ sáu chữ

0,25 điểm

2

C. Một sự kiện, hiện tượng khơi

nguồn cảm hứng cho tác giả.

0,25 điểm

3

A. Bố cục bài thơ chia làm hai phần: ba khổ thơ đầu là. cảm xúc của tác

giả trước mùa thu.

0,25 điểm

4

B. Nhân hoá

0,25 điểm

5

A. Cốm và làn sương

0,25 điểm

6

D. Thông báo, cất lên tiếng reo vui, ngỡ ngàng trước những tín hiệu của

mùa thu.

0,25 điểm

7

C. Thị giác, thính giác

0,25 điểm

8

B. Cảm xúc ngỡ ngàng và niềm hân

hoan của nhà thơ khi mùa thu sang.

0,25 điểm

9

- HS xác định đúng hai hình ảnh trong bài thơ được tác giả sử dụng để khắc hoạ bức tranh mùa thu. Có thể lấy 2 hình ảnh trong các hình ảnh sau: mặt trời lặn xuống bờ ao, ngọn

khói xanh lên lúng liếng, gió chẳng đuổi nhau, vẫn rơi vàng sân giếng, nhà ai giã cốm, làn sương lam mỏng rung rinh, em nhỏ cưỡi trâu về ngõ, rào thưa tiếng ai gọi, khoảng trời trong leo lẻo,…

- HS có thể diễn đạt khác nhau nhưng nêu được nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu được gợi ra qua những hình ảnh vừa tìm được. Ví dụ:

+ Bức tranh thiên nhiên tiêu biểu cho mùa thu nơi làng quê bình yên, trong trẻo được hiện lên qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ.

+ Hình ảnh gần gũi, mộc mạc của con người làm bức tranh quê thêm sống động, đầy màu sắc.

+ Thiên nhiên và con người được khắc hoạ bằng những nét vẽ nhẹ nhàng, tinh tế nhưng lại bừng lên sức sống, niềm hân hoan. Mùa thu dường như đã len lỏi, tràn đầy khắp các ngõ ngách, không gian làng quê.

+ …

- HS xác định đúng mỗi hình ảnh được 0,25 điểm.

- HS nêu nhận xét, đánh giá,

suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu phù hợp, chính xác, sâu

sắc qua các hình ảnh đã xác định được 0,75 - 1,0 điểm.

- HS nêu nhận xét, đánh giá, suy nghĩ, cảm nhận về bức tranh mùa thu phù hợp các hình ảnh đã xác định nhưng chưa thật chính xác, sâu sắc 0,25 - 0,5 điểm.

- HS trả lời không đúng hoặc không có câu trả lời: 0 điểm.

10

HS rút ra những thông điệp khác nhau từ đoạn kết câu chuyện nhưng cần hợp lí, thuyết phục, cụ thể:

(1) Hình thức: đảm bảo đoạn văn dung lượng 10-12 dòng.

(2) Nội dung:

- HS kể tên được mùa yêu thích nhất (có thể là một trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông hoặc cách gọi tên mùa của địa phương như mùa mưa, mùa nước lũ, mùa măng, mùa gặt,... )

- Giới thiệu được những nét đẹp tiêu biểu, độc đáo của mùa yêu thích trên quê hương mình qua những hình

ảnh, màu sắc, âm thanh...cụ thể, chi

tiết. Ví dụ: mùi thơm dịu nhẹ của cốm mới lan toả khắp xóm làng; tiếng chày giã bánh dày dồn dập hoà cùng tiếng cười nói vui vẻ; những thửa ruộng bậc thang trùng điệp uốn lượn mềm mại; những rừng hoa sim

khoe sắc tím dịu dàng...

- Từ 1,25 - 1,5 điểm: đảm bảo yêu cầu về hình thức, nêu được tên mùa yêu thích, giới thiệu được vẻ đẹp đặc trưng của mùa đó một cách hấp dẫn, ấn tượng.

- Từ 0,5 - 1,0 điểm: nêu được tên mùa yêu thích nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về hình thức; đã giới thiệu được vẻ đẹp đặc trưng của mùa nhưng chưa thuyết phục.

- 0,25 điểm: chỉ nêu được tên mùa yêu thích trên quê hương.

- 0 điểm: HS không trả lời.

(các trường hợp khác GV dựa trên thang đo trên để linh động cho điểm)

II

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nêu

cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề:

trình bày cảm nghĩ về vẻ đẹp của bài thơ “Khi mùa thu sang”.

0,25 điểm

c. Yêu cầu nội dung

HS có thể trình bày đoạn văn theo cấu trúc diễn dịch, quy nạp, móc xích, hỗn hợp nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Giới thiệu tên văn bản, tác giả, nêu cảm nghĩ chung về yếu tố nghệ thuật hay nội dung đặc sắc ở dòng thơ/khổ thơ/đoạn thơ/bài thơ.

- Nêu cụ thể và lí giải được những cảm nhận, cảm xúc và suy nghĩ về yếu tố nghệ thuật hay nội dung đặc sắc đã xác định.

- Khái quát lại cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc đã trình bày.

- Từ 3,5 - 4,0 điểm: bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đáp án; nêu và lí giải thuyết phục, sâu sắc những suy nghĩ, cảm xúc về một yếu tố nội dung hoặc hình thức độc đáo của bài thơ.

- Từ 2,0 - 3,25 điểm: bài làm đáp ứng đa số các yêu cầu của đáp án; nêu và lí giải được những suy nghĩ, cảm xúc về một số yếu tố nội dung hoặc hình thức độc đáo của bài thơ được.

- Từ 1,0 - 1,75 điểm: bài làm đáp ứng dưới ½ yêu cầu của đáp án; chưa đưa ra được những lí giải thật sự thuyết phục hoặc diễn xuôi câu thơ/khổ thơ/đoạn thơ/bài thơ hoặc chưa lựa chọn được những yếu tố thật sự tiêu biểu, độc đáo về hình thức, nội dung của bài thơ.

- Từ 0,25 - 0,75 điểm: bài làm

chỉ đáp ứng được một phần nhỏ các yêu cầu của đáp án.

- 0 điểm: làm sai hoàn toàn hoặc không làm bài.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo

chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25 điểm

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, phát hiện tinh tế; giọng văn mang đậm cá tính của người viết.

0,25 điểm

IV. Đề cương ôn thi giữa kì 1 Văn 8 sách mới

V. Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 8 sách mới:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Nguyên Nguyễn
    Nguyên Nguyễn

    mai thi rồi ko bít đúng ko

    Thích Phản hồi 20:13 03/01
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn Chân trời sáng tạo

    Xem thêm