Top 3 Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo năm học 2023 - 2024

VnDoc giới thiệu Bộ đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo bao gồm 3 đề thi Văn 8 giữa kì 1 có đầy đủ đáp án cho các bạn tham khảo. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời các bạn tải về để xem trọn bộ đề và đáp án.

1. Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề 1

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản:

MỜI BẠN VỀ THĂM XỨ HUẾ

(Nguyễn Lãm Thắng)

Mời bạn về thăm xứ Huế

Có núi Ngự Bình thông reo

Có dòng Hương Giang thơ mộng

Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo

Mời bạn về thăm xứ Huế

Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh

Êm êm con đường Thành Nội

Nghe con chim hót trên cành

Mời bạn về thăm xứ Huế

Thăm chùa Linh Mụ cổ xưa

Chợ Đông Ba đông đúc thế

Mắm tôm mè xửng tìm mua

Mời bạn về thăm xứ Huế

Ghé thăm cầu ngói Thanh Toàn

Về Bao Vinh thăm phố cổ

Bơi đùa sóng biển Thuận An

Mời bạn về thăm xứ Huế

Mà nghe Nam ai Nam bằng

Tình người sao da diết thế

Hỏi thầm: - Như rứa là răng?

(www. Thivien.net)

Chọn đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể loại nào? Vì sao em xác định như vậy?

A. Thể thơ tự do, vì có dòng dài, dòng ngắn.

B. Thể thơ sáu chữ, vì tất cả các dòng đều có sáu chữ.

C. Thể thơ tứ tuyệt, mỗi khổ 4 dòng.

D. Thể thơ năm chữ, vì có 5 khổ.

Câu 2: Xác định ngắt nhịp (chính) của bài thơ

A. Nhịp 4/2 và 2/4.

B. Nhịp 1/4 và 4/1.

C. Nhịp linh hoạt.

D. Khó xác định.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nhịp của 2 câu thơ sau?

Qua cầu Tràng Tiền nắng xanh

Êm êm con đường Thành Nội

A. Nhịp 2/4-4/2.

B. Không ngắt nhịp-2/4.

C. Nhịp 4/2-2/4.

D. Nhịp 4/2-không ngắt nhịp.

Câu 4: Cách gieo vần nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ

A. Vần lưng.

B. Vần cách.

C. Vần liền.

D. Linh hoạt, đa dạng.

Câu 5: Các khổ thơ (khổ 1-4) có kết cấu đặc biệt như thế nào?

A. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ

B. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau tình người tha thiết.

C. Ba câu sau mở ra cảnh sắc của xứ Huế. Ba câu sau là cảnh sắc thơ một

D. Câu mở đầu là lời mời gọi tha thiết. Ba câu sau là cảnh sắc trong tưởng tượng

Câu 6: Khổ thơ thứ nhất có những hình ảnh nào? Gợi ra đặc điểm nào của xứ Huế?

A. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Cảnh sắc sống động, đầy âm thanh.

B. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, thuyền nhẹ lướt – Sơn thủy hữu tình.

C. Núi Ngự Bình, Thuyền nhẹ lướt – Cảnh sắc, con người hòa hợp.

D. Núi Ngự Bình, dòng Hương Giang – Vẻ đẹp của bức tranh thủy mặc.

Câu 7: Dòng nào nói lên cảnh sắc ở khổ thơ thứ 23

A. Khung cảnh nội đô - trung tâm thành phố Huế.

B. Cảnh sắc ven thành độ.

C. Hình ảnh cầu Tràng Tiền trong nắng xanh.

D. Những con đường uốn lượn nơi Thành Nội.

Câu 8: Hình ảnh nào gợi lên vẻ đẹp trầm mặc, cổ xưa của xứ Huế.

A. Cầu Tràng Tiền.

B. Chùa Linh Mụ.

C. Chợ Đông Ba.

D. Biển Thuận An.

Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:

Câu 9. Phân tích mạch cảm xúc của bài thơ và cho biết niềm tự hào của tác giả dành cho xứ Huế được thể hiện đậm nét nhất ở khổ thơ nào? (1đ)

Câu 10. Đọc xong bài thơ này, em có khao khát tới xứ Huế không? Vì sao? (tình cảm của tác giả/ cảnh sắc xứ Huế) (0.5đ)

II. VIẾT (4 điểm)

Viết bài văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ mà em yêu thích


-----Hết-----

- Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.

Mời các bạn xem đáp án trong file tải về

3. Đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 8 CTST - Đề 3

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

CỬA SÔNG

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ.

Nơi những dòng sông cần mẫn

Gửi lại phù sa bãi bồi

Để nước ngọt ùa ra biển

Sau cuộc hành trình xa xôi.

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành vũng nước lợ nông sâu.

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng.

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi ngân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư.

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non

(theo Quang Huy)

Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?

A. Bốn chữ

B. Năm chữ

C. Sáu chữ

D. Bảy chữ

Câu 2. Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển?

Là cửa nhưng không then khóa

Cũng không khép lại bao giờ

Mênh mông một vùng sóng nước

Mở ra bao nỗi đợi chờ

A. Không then khóa, vùng sóng nước, mở ra

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

C. Không khéo lại, vùng sóng nước, mở ra

D. Không khéo lại, vùng sóng nước, nỗi đợi chờ

Câu 3. “Cách giới thiệu ấy vô cùng đặc biệt, tác giả đã khéo léo sử dụng biện pháp chơi chữ. Mượn cái tên “cửa sông” để chơi chữ. Cửa sông cũng là một cái cửa nhưng lại không giống những cái cửa bình thường khác. Cái cửa đó không có then cũng chẳng có khóa. Lại chẳng khép lại bao giờ, giữa mênh mông muôn trùng sóng nước mở ra bao nhiêu nỗi niềm riêng.” Nhận định trên đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4. Đoạn thơ cuối bài sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Dù giáp mặt cùng biển rộng
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng… nhớ một vùng núi non…”

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 5. Đâu không phải là đặc điểm của cửa sông?

A. Nơi biển cả tìm về với đất liền

B. Nơi nước ngọt chảy vào biển rộng

C. Nơi nước ngọt của những con sông và nước mặn của biển hòa lẫn vào nhau.

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

Câu 6. Cho đoạn thơ:

“Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non”

Đoạn thơ trên nói lên điều gì về tấm lòng của sông?

A. sông không giờ quên cội nguồn

B. sông không bao giờ quên biển

C. sông không bao giờ xa biển

D. sông luôn gắn bó với núi non

Câu 7. Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói lên điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn?

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

B. “Tấm lòng” của cửa sông đã dứt được cội nguồn để vươn ra biển lớn.

C. “Tấm lòng” của cửa sông day dứt vì phải xa rời cội nguồn.

D. “Tấm lòng” của cửa sông ân hận vì đã rời xa cội nguồn.

Câu 8. Ý nghĩa của bài thơ Cửa sông?

A. Miêu tả trình tự sông chảy ra biển, hồ hoặc một dòng sông khác tại cửa sông.

B. Cho thấy cửa sông là một nơi rất độc đáo, thú vị.

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

D. Cho nên mọi vùng biển đều bắt nguồn từ sông.

Câu 9 (1,0 điểm). Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10 (1,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 6-8 câu, trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước có sử dụng ít nhất một từ tượng hình hoặc tượng thanh.

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ của em về một bài thơ tự do.

Đáp án đề thi Văn giữa học kì 1 lớp 8 CTST

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Câu 1

C. Thơ sáu chữ

0,5 điểm

Câu 2

B. Không then khóa, không khép lại, mở ra

0,5 điểm

Câu 3

A. Đúng

0,5 điểm

Câu 4

A. Nhân hóa

0,5 điểm

Câu 5

D. Nơi những người thân được gặp lại nhau

0,5 điểm

Câu 6

A. sông không giờ quên cội nguồn

0,5 điểm

Câu 7

A. “Tấm lòng” của cửa sông không quên cội nguồn.

0,5 điểm

Câu 8

C. Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn.

0,5 điểm

Câu 9

Bài thơ vừa miêu tả vẻ đẹp cửa sông với nhiều đặc trưng độc đáo, đồng thời tác giả gửi gắm một tình yêu sâu sắc đối với cội nguồn, ngợi ca tình nghĩa thủy chung sắt son của con người trong cuộc sống.

1,0 điểm

Câu 10

- Đảm bảo đúng hình thức

- Có sử dụng và chỉ ra một từ tượng hình hoặc tượng thanh

- Trình bày được biểu hiện về tình yêu quê hương đất nước:

+ Tình thân gia đình

+ Tình làng xóm

+ Sự gắn bó với làng quê

+ Bảo vệ và giữ gìn nét đẹp truyền thống

+ …

- Trình bày được vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

+ Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người.

+ Giúp cho mỗi người sống tốt hơn

+ Thúc đẩy sự phát triển của bản thân và cống hiến cho cộng đồng.

- Trình bày được bài học cá nhân.

=> Khẳng định lại ý nghĩa của quê hướng đối với mỗi người.

1,0 điểm

Phần II. Viết (4,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn cảm nghĩ về một bài thơ tự do:

Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Dùng ngôi thứ nhất để trình bày cảm nghĩ về bài thơ,…

0,25 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

0,25 điểm

c. Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu bài thơ (tên bài thơ, tên tác giả)

- Nêu cảm nghĩ, ấn tượng chung nhất của em về bài thơ

2. Thân đoạn:

- Trình bày những nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ (cách ngắt nhịp và gieo vần, các biện pháp tu từ…)

- Từ các đặc sắc về nghệ thuật, trình bày những nét độc đáo và ý nghĩa của nội dung bào thơ

- Những cảm xúc, tình cảm của em về hình ảnh thơ nổi bật hoặc nội dung bài thơ

- Tác dụng và ý nghĩa của thể thơ tự do trong việc thể hiện cảm xúc, nội dung bài thơ

3. Kết đoạn:

Khẳng định lại cảm nghĩ về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

2,5 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,5 điểm

e. Sáng tạo: Diễn đạt sáng tạo, sinh động, giàu hình ảnh, có giọng điệu riêng.

0,5 điểm

Lưu ý: Chỉ ghi điểm tối đa khi thí sinh đáp ứng đủ các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

.................................

Để có thể đạt điểm cao trong kì thi giữa học kì 1 lớp 8 sắp tới, các em học sinh cần lên kế hoạch ôn tập phù hợp, bên cạnh đó cần thực hành luyện đề để làm quen với nhiều dạng đề khác nhau cũng như nắm được cấu trúc đề thi. Chuyên mục Đề thi giữa kì 1 lớp 8 trên VnDoc sẽ là tài liệu phong phú và hữu ích cho các em ôn tập và luyện đề. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tham khảo.

Đánh giá bài viết
3 5.514
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn Chân trời sáng tạo

    Xem thêm