Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo

Đề cương Văn 8 giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

VnDoc giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 Văn 8 Chân trời sáng tạo cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề cương ôn thi giữa kì 1 lớp 8 môn Ngữ văn, mời thầy cô và các em tham khảo.

I . ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Văn bản

- Thể loại: Thơ sáu chữ, bảy chữ; Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên.

- Chủ điểm: Những gương mặt thân yêu, Những bí ẩn của thế giới tự nhiên.

* Ngữ liệu: Lấy ngoài sách giáo khoa tương đương với các thể loại văn bản được học trong chương trình. Ngữ liệu có thể là 01 đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh, phải có nguồn rõ ràng, độ tin cậy cao; có ý nghĩa giáo dục, xã hội, nhân văn sâu sắc.

Yêu cầu:

1. Nhận biết đặc điểm thể loại thơ sáu chữ, bảy chữ; Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên. (Tri thức đọc hiểu thể loại/SGK)

2. Đọc các văn bản thơ thơ sáu chữ, bảy chữ (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu cầu:
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc.

- Nhận biết và phân tích được vai trò của tưởng tượng trong tiếp nhận văn bản văn học.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.

- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.

- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn học.

3. Đọc các văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên (trong và ngoài SGK), thực hiện các yêu cầu:

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số kiểu văn bản thông tin: văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

- Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc cách so sánh và đối chiếu.

- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản. Phân tích được vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.

2. Tiếng Việt

- Từ tượng hình và từ tượng thanh.

- Đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

* Yêu cầu:
- Nhận biết được đặc điểm và tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh.

- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp.

II. Viết

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

* Yêu cầu cần đạt

- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên; nêu được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc, thuyết phục.

* Thuyết minh về một số hiện tượng tự nhiên:

1. Triều cường

2. Dòng chảy xa bờ

3. Cầu vồng

...

III. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA, THỜI GIAN:

- Hình thức kiểm tra: tự luận.

+ Đọc hiểu: 5 điểm

+ Viết: 5 điểm

- Số điểm: 10

- Thời gian làm bài: 90 phút.

ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ SỐ 1:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bài học đầu cho con (Quê hương)

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng che

Là hương hoa đồng cỏ nội

Bay trong giấc ngủ đêm hè.

Quê hương là vàng hoa bí

bạn Là hồng tím giậu mồng tơi

Là đỏ đôi bờ dâm bụt

Màu hoa sen trắng tinh khôi.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ...

(Đỗ Trung Quân, Văn thơ và ca khúc Đỗ Trung Quân, Báo Tuổi trẻ và Nhà xuất bản Trẻ,1995)

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. Dựa vào đâu em biết?

Câu 2. Xác định cách gieo vần trong hai khổ thơ sau:

Quê hương là gì hở mẹ

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ

Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:

Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ...

Câu 4. Nêu chủ đề của bài thơ. Qua bài thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?

Câu 5. Từ nội dung của bài thơ, em hãy viết một đoạn văn (5-7 câu) theo kiểu đoạn văn phối hợp trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương của mỗi người.

II. Viết:

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

ĐỀ SỐ 2:

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NHỮNG ĐIỀU BÍ ẨN TRONG TẬP TÍNH DI CƯ CỦA CÁC LOÀI CHIM

Hàng trăm tỉ con chim di cư mỗi năm theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông cách xa hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn ki-lô-mét giống như một phép lạ của cuộc sống. […]

Tại sao đàn chim di cư lại bay theo đội hình chữ V?

Hằng năm cứ vào mùa đông, nhiều loài chim lại kéo nhau bay về phương nam để tránh rét và tìm kiếm thêm thức ăn. Thú vị ở chỗ, nhiều loài chim như nhạn, ngỗng trời,... có tập tính bay đội hình chữ V. Vậy nguyên nhân nào khiến những loài chim lại sử dụng đội hình bay như thế?

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra câu trả lời sau khi tiến hành thực nghiệm trên mười bốn con cò đen đầu hói bằng cách đeo thiết bị để xác định vị trí đường bay, tốc độ và nhịp cánh của mỗi chú cò.

Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học, con chim bay ở đầu mũi tên hay hình chữ V thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn hẳn những con phía sau. Khi bay theo đội hình như vậy, các chú chim thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở trên không trung mà không phải quạt cánh vất vả và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía trên đến mép sau đôi cánh. Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực trong suốt thời gian dài. Đó là mục đích chính của đội hình bay chữ V:

“Những con chim bay sau chỉ đơn giản cảm nhận được đâu là vị trí của luồng không khí hướng lên và đâu là vị trí của luồng không khí hướng xuống. Từ đó, chúng sẽ xác định được vị trí thích hợp để không phải mất nhiều sức lực khi bay”. Nhờ sự liên kết khí động lực học này mà hiếm có con chim nào phải rời đàn vì kiệt sức, nếu con đầu đàn không còn sức thì lập tức sẽ có một con to khoẻ khác thay thế ngay.

Theo một nghiên cứu năm 2001, những con bồ nông trắng khi bay theo đội hình chữ V có nhịp tim và nhịp vỗ cánh thấp hơn 14% khi chúng bay một mình. Nghiên cứu từ những năm 1970 cho thấy, khi bay thành đàn, chim có thể bay nhanh hơn khi bay đơn độc đến 71% nên con chim đầu đàn phải có sức khoẻ và ý chí cao hơn những con chim còn lại.

Ngoài ra, việc bay theo đội hình chữ V còn giúp đàn chim giữ liên lạc tốt hơn vì những con chim bay sau dễ dàng nhìn thấy những con chim phía trước. Điều này giúp chúng không bị lạc đàn mỗi khi chim đầu đàn ra tín hiệu dừng lại để nghỉ, tìm thức ăn hoặc đổi hướng bay.

Con người cũng có thể học cách bay theo đội hình chữ V của loài chim vì tiết kiệm được năng lượng khi bay theo đội hình, hình thức này khá phổ biến với cả phi công dân sự và quân sự. Tờ báo chuyên công bố kết quả của những nghiên cứu mới nhất – Nây-chơ (Nature) cho biết: “Bằng cách giữ đầu mũi cánh trong vùng xoáy của máy bay phía trước, mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu.”

(Theo 1001 thắc mắc: Sự thực có phải chim di cư là do chúng sợ lạnh?, https://tienphong.vn, ngày 17/3/2022, Đỗ Hợp tổng hợp)

Câu 1. Xác định thể loại và mục đích của văn bản trên.

Câu 2. Xác định cấu trúc và nội dung của cấu trúc văn bản.

Câu 3. Đoạn trích “Hằng năm cứ vào mùa đông, …18% lượng nhiên liệu.” được trình bày theo cách nào? Chỉ rõ dấu hiệu nhận biết.

Câu 4. Xác định kiểu câu trúc của đoạn văn: “Đội hình chữ V được xem là đội hình tối ưu … nếu con đầu đàn không còn sức thì lập tức sẽ có một con to khoẻ khác thay thế ngay.” Dựa vào đâu em biết?

Câu 5: Theo tác giả, tại sao đàn chim lại di cư theo đội hình chữ V?

Câu 6: Các loài chim di cư trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Em hãy viết đoạn văn (5- 8 câu) lí giải nguyên nhân vì sao có hiện tượng trên và làm thế nào để bảo tồn các loài chim di cư trước nguy cơ tuyệt chủng.

II. Viết:

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn Chân trời sáng tạo

    Xem thêm