Bộ đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 năm học 2024 - 2025
Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8
VnDoc giới thiệu Bộ đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đáp án, ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 HĐTNHN 8. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi mời thầy cô và các em tham khảo.
1. Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 8
– CÁNH DIỀU
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là việc làm em nên làm với người thân?
A. Tỏ ra khó chịu với việc mình không thích
B. Không quan tâm người thân nghĩ gì
C. Chia sẻ việc nhà
D. Học hành không để tâm, để bố mẹ buồn lòng
Câu 2 (0,5 điểm). Biểu hiện của sự tự tin là gì?
A. Nghe lời của mọi người xung quanh để ra quyết định
B. Suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện
C. Dễ cảm thông với người khác
D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?
A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực
B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày
C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập
D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.
Câu 4 (0,5 điểm). Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?
A. Không tham gia các hoạt động của trường
B. Học tập còn chưa tập trung
C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường
D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 5 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.
A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn
B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được
C. Nghỉ chơi với nhau
D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa
Câu 6 (0,5 điểm). Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?
A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động
B. Việc dễ thì mình làm, việc khó mình bỏ qua
C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra
D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung
Câu 7 (0,5 điểm). Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?
A. Nhắn tin đe dọa
B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11
Câu 8 (0,5 điểm). Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Tiết kiệm tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi
Câu 9 (0,5 điểm). Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?
A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.
B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.
C. Sự trầm cảm của nạn nhân.
D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.
Câu 10 (0,5 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?
A. Vung tay quá trán.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Vắt cổ chày ra nước.
D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.
Câu 11 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?
A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.
B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.
C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.
D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.
Câu 12 (0,5 điểm). Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?
A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.
C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.
D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Linh vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hà có rất nhiều điểm chung giống mình, Linh rất muốn kết bạn với Hà.
- Tình huống 2: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khang nói xấu mình.
- Tình huống 3: Hiền rất buồn khi nghe tin người bạn thân của mình sắp chuyển trường.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu cách thương thuyết và những lưu ý để thương thuyết có hiệu quả.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
C | D | D | D | B | B |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | A | D | C | C | A |
II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Xử lí tình huống và đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống: - Tình huống 1: Linh nên cởi mở, chủ động kết bạn, trò chuyện với Hà và các bạn trong lớp. Linh có thể dựa vào những điểm chung ấy để kết bạn với Hà, cùng vẽ tranh, trao đổi với nhau về những bức tranh mình đã vẽ. - Tình huống 2: Minh nên nói chuyện trực tiếp với Khanh về vấn đề ấy, để hai bạn có thể hiểu nhau hơn. Nếu đó không phải là sự thật, Minh và Khanh cũng cần nói chuyện với người bạn cùng lớp để không gây ra những hiểu lầm cho lần sau. - Tình huống 3: Người bạn ấy có thể nói chuyện, tâm sự với Hiền bằng các phương tiện như điện thoại, máy tính,.... Hiền cũng nên động viên bạn, hai người giữ gìn liên lạc để gắn bó tình bạn. |
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | HS vận dụng kiến thức đã học, nêu các bước thương thuyết và những lưu ý để thương thuyết có hiệu quả: - Các bước thương thuyết: + Chuẩn bị: · Xác định mục tiêu cần đạt được. · Tâm thế, lí lẽ và chiến lược thuyết phục đối phương. + Tiến hành thương thuyết: · Nêu những yêu cầu cụ thể của mình. · Lắng nghe yêu cầu của đối phương và tìm 1 thỏa hiệp tương xứng. · Cần phân tích rõ cái lợi, cái hợp lí, hợp tình của phương án/ yêu cầu được đề xuất để thuyết phục đối phương. · Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, hãy tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được, nếu có. · Trong trường hợp đã nhượng bộ đến mức không thể nhượng bộ thêm mà bên kia vẫn không đồng ý, hãy giải thích lí do khiến mình quyết định như vậy, không quên nói những điều mình hiểu về cảm xúc của đối phương, để họ thấy mình hiểu và quan tâm những gì họ nghĩ, nhưng không thay đổi ý kiến của mình. + Kết thúc: · Chốt lại ý kiến cuối cùng sau khi thương thuyết. · Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn mà chưa thể thỏa thuận ngay được thì nên dừng thương thuyết và chờ thời điểm khác phù hợp hơn. - Lưu ý: + Xác định rõ điều mình muốn đạt được. + Chọn thời điểm thương thuyết phù hợp. + Tạo được sự tin cậy đối với đối phương. + Tự tin, thiện chí; mềm dẻo, linh hoạt khi thương thuyết. + Tôn trọng, lắng nghe đối phương. + Tìm giải pháp dung hòa được lợi ích cho cả hai bên. | 1,0 điểm |
2. Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 CTST
Phần I: Trắc nghiệm (4,0 điểm)
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
Câu 1. Em thấy bạn bè đang làm việc quá sức, có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Em nên làm gì để thể hiện sự quan tâm đến bạn bè?
A. Chăm chỉ học hành để mọi người không cần nhắc nhở mình.
B. Chủ động làm việc nhà.
C. Luôn quan tâm tới họ và luôn làm họ vui.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 2. Cho tình huống: Nam thường bỏ bữa sáng và thức khuya để học bài. Nếu em là Nam, em sẽ làm gì để thể hiện có trách nhiệm với bản thân?
A. Cởi mở hơn khi nói chuyện với mọi người.
B. Đi ra ngoài vui chơi và nói chuyện với mọi người nhiều hơn.
C. Ăn uống điều độ đủ bữa và sắp xếp thời gian học tập, vui chơi phù hợp.
D. Ăn sáng đầy đủ và đi ngủ sớm, hôm sau đến lớp chép bài bạn.
Câu 3. Lợi ích của việc thể hiện tinh thần trách nhiệm trong công việc là
A. được bạn bè yêu quý.
B. mọi người ghét bỏ.
C. thể hiện bản thân vô dụng.
D. tất cả các đáp án trên.
Câu 4. Khi gặp khó khăn, em nên làm gì?
A. Lùi bước, nản chí.
B. Bỏ cuộc.
C. Sẵn sàng vượt qua khó khan.
D. Đáp án khác.
Câu 5. Đâu là việc làm em nên làm với người thân?
A. Tỏ ra khó chịu với việc mình không thích. B. Chia sẻ việc nhà.
C. Không quan tâm người thân nghĩ gì. D. Đáp án khác.
Câu 6. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Để tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
Câu 7. Em nên làm gì để thể hiện trách nhiệm với bản thân?
A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực.
B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày.
C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 8. Để tiết kiệm thời gian, em sẽ làm gì vào những lúc rảnh rỗi?
A. Chơi rất nhiều thể loại game.
B. Rủ bạn bè tụ tập nơi quán xá để ăn uống.
C. Lên Facebook nói chuyện với mọi người.
D. Học bài, đọc sách, giúp bố mẹ việc nhà.
Câu 9. Ánh và Hà là bạn thân chơi chung từ nhỏ. Nhưng Hà luôn có thành tích văn hóa, văn nghệ nổi bật hơn Ánh. Điều này làm cho Ánh rất khó chịu và đi nói xấu Hà. Theo em, Ánh đang có tính cách như thế nào?
A. Tốt bụng.
B. Thân thiện.
C. Đố kị.
D. Hài hước.
Câu 10. Trách nhiệm với mọi người xung quanh là
A. quan tâm, chăm sóc người thân.
B. giúp đỡ những người xung quanh.
C. tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng.
D. cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 11. Tính cách hòa đồng thể hiện qua
A. sự vui vẻ với mọi người.
B. sự cởi mở với mọi người.
C. sự thân thiện với mọi người.
D. cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 12. Nét tính cách nào dưới đây là nét tính cách tích cực?
A. Thân thiện.
B. Dễ cáu giận.
C. Thiếu chính kiến.
D. Lười biếng.
Câu 13. Yếu tố nào khiến cản trở hoàn thành công việc của em?
A. Cẩn thận trong mọi việc.
B. Thiếu ý chí.
C. Chu đáo với mọi người.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14. Biểu hiện của sự thiếu kiên nhẫn là
A. thường xuyên bỏ dở nhiệm vụ giữa chừng.
B. chưa nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.
C. gặp khó khăn thì bỏ dở việc.
D. cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 15. Khi đang có cảm xúc tiêu cực, em KHÔNG nên
A. thả lỏng cơ thể, tập trung vào hơi thở và thở đều.
B. tiếp tục buồn bã, suy nghĩ về vấn đề tiêu cực.
C. tách mình ra khỏi không gian, đối tượng gây cho mình cảm xúc tiêu cực.
D. tâm sự, chia sẻ với những người đáng tin cậy.
Câu 16. Đâu là việc em nên làm trong cuộc sống?
A. Giúp bạn bè vui vẻ hơn khi họ gặp chuyện buồn.
B. Tranh cãi với đối tượng xung đột đến khi thắng thì thôi.
C. Ở trong môi trường tiêu cực lâu.
D. Đáp án khác.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy nêu những việc cần làm và lưu ý trong khi thực hiện thương thuyết.
Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm với mọi người và hoạt động chung.
Câu 3 (2 điểm): Trong cuộc sống thường ngày cũng như trong học tập, đôi khi em có những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực do các tác động xung quanh gây ra. Vậy khi đó, em sẽ làm gì? Kết quả thu được như thế nào?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 HĐTN 8 CTST
Phần I. Trắc nghiệm (4,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | C | A | C | B | A | D | D | C | D | D | A | B | D | B | A |
Phần II. Tự luận (6,0 điểm).
Câu 1 (2 điểm): Những việc cần làm và lưu ý trong khi thực hiện thương thuyết.
- Xác định mục tiêu thương thuyết.
- Mỗi bên giải thích rõ ràng cho sự lựa chọn của mình.
- Trao đổi để đưa ra phương án có lợi cho cả hai bên.
- Khi thương thuyết cần chú ý:
+ Lắng nghe và thể hiện sự đồng cảm với ý kiến của người khác.
+ Nói chân thành, từ tốn với thái độ tôn trọng.
Câu 2 (2 điểm): Những biểu hiện của người có trách nhiệm với mọi người và hoạt động chung.
*Với hoạt động chung:
- Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Giúp đỡ các bạn cùng tham gia hoạt động chung.
*Với mọi người:
- Trách nhiệm với bố mẹ, người thân:
+ Quan tâm, chăm sóc.
+ Làm việc nhà, thực hiện tiết kiệm trong gia đình.
- Trách nhiệm với những người trong cộng đồng:
+ Giữ lời hứa.
+ Hỗ trợ và giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn.
Câu 3 (2 điểm):
GV căn cứ vào nội dung chia sẻ, bộc bạch của học sinh để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những học sinh có những biện pháp hay, thuyết phục mang tính thực tế.
- Học sinh chia sẻ những biện pháp theo hướng khắc phục những cảm xúc và suy nghĩ tiêu cực.
- Kết quả mang lại theo hướng tích cực, giải quyết được vấn đề tiêu cực mà học sinh đang mắc phải.
3. Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức
1. Đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 Kết nối tri thức - Đề 1
A- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Chọn và điền vào ô đáp án đúng nhất, mỗi đáp án lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm.
Câu 1: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?
A. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
B. Xông vào bảo vệ bạn
C. Hét to lên và chạy
D. Đánh nhau với các bạn
Câu 2: Có thể phòng tránh bắt nạt học đường bằng cách?
A. Chủ động phòng, tránh các hành vi bắt nạt học đường
B. Giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của hành vi bắt nạt và chia sẻ kết quả thực hiện
C. Thiết kế hình ảnh, thông điệp "Lớp học không có bắt nạt"
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Em nên tham gia vào việc nào dưới đây?
A. Thi đua dạy tốt, học tốt
B. Xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là?
A. Tham gia xây dựng các quy định của nhà trường
B. Tích cực học tập và tham gia nghiên cứu khoa học
C. Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Em có thể làm gì để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
A. Tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường
B. Vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn. Em sẽ làm gì nếu em là Hạnh?
A. Nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em
B. Hẹn bạn Duy Anh ra đánh nhau
C. Mách với các bạn khác trong lớp
D. Đáp án khác
Câu 7: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp. Nếu em là Minh, em sẽ làm gì?
A. Chép bài cho Minh
B. Nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn thấy những bức ảnh xấu như vậy bạn mà bị đưa lên thì bạn sẽ cảm thấy như nào
C. Nói chuyện này với cô giáo
D. Đáp án khác
Câu 8: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập. Nếu em là Đức Anh em sẽ làm gì?
A. Nói với cô giáo và nói với bố mẹ về việc này
B. Giữ chuyện này một mình không cho ai biết
C. Nói chuyện này với người lạ
D. Đáp án khác
Câu 9: Những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là?
A. Tích cực tham gia các chương trình mà trường tổ chức
B. Hưởng ứng mọi chương trình
C. Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Hành động nào dưới đây là hành vi của bắt nạt học đường?
A. Nhắn tin đe dọa
B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Dấu hiệu thường thấy của biệc bạo lực học đường trong trường học là?
A. Bắt ém bạn chép bài và làm bài tập cho mình
B. Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
C. Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Đâu là việc không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường?
A. Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức
B. Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt
C. Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13: Việc nên làm để tránh bắt nạt học đường là?
A. Kể lại với người em tin tưởng về việc bị bắt nạt
B. Bỏ đi hoặc kêu to nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt
C. Thể hiện thái độ " không chấp nhận khi bị bắt nạt" ( nghiêm mặt, giật tay ra...)
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Dấu hiệu của bắt nạt học đường là?
A. Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người
B. Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn
C. Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Em có thể thực hiện một số việc làm nào để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp?
A. Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần
B. Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau
C. Tham gia các hoạt động mà lớp tổ chức
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Khi bạn thân của em chuyển trường thì em sẽ làm gì?
A. Gặp bạn và tặng bạn những món quà làm kỉ niệm
B. Bảo với bạn là sẽ thường xuyên liên lạc
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 17: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình. Nếu em là Minh thì em sẽ làm gì?
A. Hẹn Khang ra đánh nhau
B. Gặp Khang và thẳn thắn với nhau nếu ai có lỗi thì sẽ xin lỗi người kia để chúng ta cùng hòa thuận
C. Cãi nhau với Khang
D. Đáp án khác
Câu 18: Minh Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hồng Ánh có rất nhiều điểm chung giống mình, Minh Hà rất muốn kết bạn với Hồng Ánh. Nếu em là Minh Hà, em sẽ làm gì?
A. Chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người
B. Chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 19: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
A. Nói xấu sau lưng bạn
B. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
C. Trao đổi thắng thắn với bạn khi có hiểu lầm
D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn
Câu 20: Cách để xây dựng và giữ gìn tình bạn là?
A. Chủ động mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạnm mới
B. Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn
C. Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 21: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?
A. Thực hiện tất cả các việc làm trên để phát huy truyền thống.
B. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
C. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
D. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
Câu 22: Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?
A. Không thích nhiều phong trào B. Tự hào và rất háo hức khi tham gia
C. Tỏ thái độ không vui D. Thấy phiền và mất thời gian
Câu 23: Tham gia các hoạt động truyền thống của trường có tác dụng:
A. Khám phá được các tài năng của mình
B. Giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình
C. Bớt căng thẳng sau những giờ học
D. Tất cả các nội dụng trên
Câu 24: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ
A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống
B. không tham gia khi phát động phong trào
C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
D. im lặng, không có ý kiến gì
Câu 25: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần
B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè
C. Giữ mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn
D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình
Câu 26: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì?
A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An
B. Tìm hiểu lí do tại sao An lại nhờ vả mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết
C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà
D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An
Câu 27: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?
A. Thi thoảng hù dọa cho bạn sợ
B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình bạn kể chuyện
C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó
D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói
Câu 28: Dấu hiệu thường thấy của biệc bạo lực học đường trong trường học là?
A. Bắt ém bạn chép bài và làm bài tập cho mình
B. Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
C. Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Những việc em có thể làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau
Tình huống 1: Cuối tiết học cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo T không thể tập trung học được.
Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống.
b) Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể
Mời các bạn xem đáp án trong file tải về