Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều

VnDoc giới thiệu Bộ đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều có đáp án, ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi mời thầy cô và các em tham khảo.

1. Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 8

– CÁNH DIỀU

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là việc làm em nên làm với người thân?

A. Tỏ ra khó chịu với việc mình không thích

B. Không quan tâm người thân nghĩ gì

C. Chia sẻ việc nhà

D. Học hành không để tâm, để bố mẹ buồn lòng

Câu 2 (0,5 điểm). Biểu hiện của sự tự tin là gì?

A. Nghe lời của mọi người xung quanh để ra quyết định

B. Suy nghĩ kĩ trước khi thực hiện

C. Dễ cảm thông với người khác

D. Tin tưởng vào khả năng của bản thân

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là việc làm thể hiện trách nhiệm với bản thân?

A. Giữ tinh thần luôn vui vẻ, suy nghĩ tích cực

B. Tập thể dục, vệ sinh cá nhân hàng ngày

C. Hoàn thành nhiệm vụ học tập

D. Thích làm gì thì làm, không cần lên kế hoạch cụ thể.

Câu 4 (0,5 điểm). Em đã làm gì để góp phần phát huy truyền thống của nhà trường?

A. Không tham gia các hoạt động của trường

B. Học tập còn chưa tập trung

C. Không tham gia phong trào văn nghệ của trường

D. Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.

Câu 5 (0,5 điểm). Suy nghĩ nào dưới đây là tích cực trong tình huống: Bạn thân không đến dự sinh nhật như đã hẹn trước.

A. Bực tức và bắt đầu chủi mắng vì bạn bùng hẹn

B. Không bực tức mà suy nghĩ xem bạn đã gặp vấn đề gì mà không đến được

C. Nghỉ chơi với nhau

D. Mặc kệ không quan tâm bạn nữa

Câu 6 (0,5 điểm). Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?

A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động

B. Việc dễ thì mình làm, việc khó mình bỏ qua

C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra

D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung

Câu 7 (0,5 điểm). Hành động nào dưới đây không phải là hành vi của bắt nạt học đường?

A. Nhắn tin đe dọa

B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng

C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập

D. Cùng bạn cố gắng phấn đấu trong thi đua chào mừng ngày 20-11

Câu 8 (0,5 điểm). Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?

A. Tiết kiệm tiền để mua sách.

B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.

C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.

D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi

Câu 9 (0,5 điểm). Theo em, bạo lực học đường không gây ra điều gì với người bị hại?

A. Ám ảnh tâm lí với người bị bạo lực học đường.

B. Có thể khiến tâm lí người bạo lực và bị bạo lực bị vặn vẹo.

C. Sự trầm cảm của nạn nhân.

D. Làm người bị hại mạnh mẽ hơn, tự tin hơn.

Câu 10 (0,5 điểm). Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói về sự keo kiệt, bủn xỉn?

A. Vung tay quá trán.

B. Năng nhặt chặt bị.

C. Vắt cổ chày ra nước.

D. Kiếm củi 3 năm thiêu 1 giờ.

Câu 11 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?

A. Bạo lực học đường là một tình trạng xấu cần phải ngăn chặn trong môi trường giáo dục.

B. Mỗi học sinh cần cho trang bị cho mình hiểu biết về bạo lực học đường và cách phòng chống nó.

C. Bạo lực học đường là lẽ tất nhiên thường xảy ra trong môi trường giáo dục.

D. Khi phát hiện tình hành vi liên quan đến bạo lực học đường cần nhanh chóng báo cáo tới giáo viên.

Câu 12 (0,5 điểm). Bạn Q đỗ đại học nên gia đình bạn quyết định sẽ tổ chức liên hoan thật to để mọi người trong làng biết và đến mừng. Gia đình không đủ tiền mua lợn để tổ chức liên hoan mời dân làng nên bố mẹ bạn Q quyết định đi vay tiền về để tổ chức cho mát mặt. Em có nhận xét gì về việc làm của gia đình Q?

A. Gia đình Q làm như vậy là lãng phí, không phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

B. Gia đình Q làm như vậy là hợp lí.

C. Gia đình Q làm như vậy là phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

D. Gia đình Q làm như vậy là vi phạm pháp luật.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau đây:

- Tình huống 1: Linh vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hà có rất nhiều điểm chung giống mình, Linh rất muốn kết bạn với Hà.

- Tình huống 2: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khang nói xấu mình.

- Tình huống 3: Hiền rất buồn khi nghe tin người bạn thân của mình sắp chuyển trường.

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu cách thương thuyết và những lưu ý để thương thuyết có hiệu quả.

2. Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

D

D

D

B

B

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

D

A

D

C

C

A

II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống:

- Tình huống 1: Linh nên cởi mở, chủ động kết bạn, trò chuyện với Hà và các bạn trong lớp. Linh có thể dựa vào những điểm chung ấy để kết bạn với Hà, cùng vẽ tranh, trao đổi với nhau về những bức tranh mình đã vẽ.

- Tình huống 2: Minh nên nói chuyện trực tiếp với Khanh về vấn đề ấy, để hai bạn có thể hiểu nhau hơn. Nếu đó không phải là sự thật, Minh và Khanh cũng cần nói chuyện với người bạn cùng lớp để không gây ra những hiểu lầm cho lần sau.

- Tình huống 3: Người bạn ấy có thể nói chuyện, tâm sự với Hiền bằng các phương tiện như điện thoại, máy tính,.... Hiền cũng nên động viên bạn, hai người giữ gìn liên lạc để gắn bó tình bạn.

1,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học, nêu các bước thương thuyết và những lưu ý để thương thuyết có hiệu quả:

- Các bước thương thuyết:

+ Chuẩn bị:

· Xác định mục tiêu cần đạt được.

· Tâm thế, lí lẽ và chiến lược thuyết phục đối phương.

+ Tiến hành thương thuyết:

· Nêu những yêu cầu cụ thể của mình.

· Lắng nghe yêu cầu của đối phương và tìm 1 thỏa hiệp tương xứng.

· Cần phân tích rõ cái lợi, cái hợp lí, hợp tình của phương án/ yêu cầu được đề xuất để thuyết phục đối phương.

· Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, hãy tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được, nếu có.

· Trong trường hợp đã nhượng bộ đến mức không thể nhượng bộ thêm mà bên kia vẫn không đồng ý, hãy giải thích lí do khiến mình quyết định như vậy, không quên nói những điều mình hiểu về cảm xúc của đối phương, để họ thấy mình hiểu và quan tâm những gì họ nghĩ, nhưng không thay đổi ý kiến của mình.

+ Kết thúc:

· Chốt lại ý kiến cuối cùng sau khi thương thuyết.

· Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn mà chưa thể thỏa thuận ngay được thì nên dừng thương thuyết và chờ thời điểm khác phù hợp hơn.

- Lưu ý:

+ Xác định rõ điều mình muốn đạt được.

+ Chọn thời điểm thương thuyết phù hợp.

+ Tạo được sự tin cậy đối với đối phương.

+ Tự tin, thiện chí; mềm dẻo, linh hoạt khi thương thuyết.

+ Tôn trọng, lắng nghe đối phương.

+ Tìm giải pháp dung hòa được lợi ích cho cả hai bên.

1,0 điểm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 8

    Xem thêm