Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 năm 2024
VnDoc giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề cương giữa kì 1 lớp 8, mời thầy cô và các em tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Cánh diều
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I HĐTNHN LỚP 8
A. Phần trắc nghiệm:
Câu 1. Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về người có trách nhiệm?
A. Người sao hẹn một mà nên/ Kẻ sao chín hẹn mà quên cả mười.
B. Cha chung không ai khóc.
C. Của mình thì giữ bo bo/ Của người thì thả cho bò nó ăn.
D. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Câu 2. Đâu không phải là cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề?
A. Xác định người có thể hỗ trợ.
B. Bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ.
C. Chờ đợi sự quan tâm từ mọi người.
D. Xác định rõ khó khăn mình đang gặp phải để tìm kiếm sự giúp đỡ phù hợp.
Câu 3. Để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực, em cần:
A. Suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, thất vọng.
B. Hạn chế giao tiếp, xa lánh người thân, bạn bè.
C. Từ chối sự chia sẻ, phản bác ý kiến của người thân, bạn bè.
D. Thực hiện các hoạt động giúp tạo ra năng lượng tích cực cho bản thân (nghe nhạc, xem phim, đọc truyện, chơi thể thao, đi bộ nhẹ nhàng,…).
Câu 4. Biểu hiện của việc sống trách nhiệm với bản thân là:
A. Lười biếng, ham chơi và sống phụ thuộc.
B. Ủ rũ, tiêu cực, không muốn chia sẻ với người khác.
C. Luôn nỗ lực học tập, hoàn thiện bản thân, sống ngăn nắp, tích cực rèn luyện thể thao và ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt.
D. Thích làm gì thì làm, không ăn hay sử dụng những sản phẩm mình không thích.
Câu 5. Đâu là trình tự đúng cho những bước cần làm khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề?
A. Xác định khó khăn mình đang gặp phải, xác định người có thể hỗ trợ, bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ, cảm ơn người đã hỗ trợ.
B. Xác định người có thể hỗ trợ, xác định khó khăn mình đang gặp phải, bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ, cảm ơn người đã hỗ trợ.
C. Xác định người có thể hỗ trợ, bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ, cảm ơn người đã hỗ trợ, xác định khó khăn mình đăng gặp phải.
D. Bày tỏ khó khăn và mong muốn được hỗ trợ, cảm ơn người đã hỗ trợ, xác định khó khăn mình đang gặp phải, xác định người có thể hỗ trợ.
Câu 6: Để trở thành người sống trách nhiệm, đâu là việc không nên làm?
A. Sống tiết kiệm, luôn cố gắng rèn luyện bản thân, học tập và tu dưỡng đạo đức.
B. Luôn bảo vệ cái tôi cá nhân, mất bình tĩnh và khi có chuyện xảy ra thì ngay lập tức giải quyết.
C. Luôn sống hòa nhã, giúp đỡ mọi người xung quanh mình.
D. Chăm sóc bản thân thật tốt, sống yêu thương và chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
Câu 7: Việc nào không thể hiện tinh thần trách nhiệm với mọi người xung quanh:
A. Luôn quan tâm, chăm sóc mọi người.
B. Luôn cố gắng học hỏi, làm việc nhà giúp bố mẹ và tiết kiệm chi tiêu.
C. Nỗ lực hoàn thiện nhiệm vụ được giao để bố mẹ trả tiền công.
D. Giữ lời hứa với mọi người.
Câu 8: Đâu không phải yếu tố gây ảnh hưởng đến việc thực hiện cam kết?
A. Kĩ năng quản lí thời gian, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề
B. Ý chí, nghị lực của bản thân
C. Điều kiện, phương tiện thực hiện
D. Không nấu ăn ngon
Câu 9: Việc làm nào dưới đây không phải cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình?
A. Lấy nước vừa đủ khi sinh hoạt, nấu ăn.
B. Mua sắm thoải mái, thích gì mua đó không suy nghĩ.
C. Tự trồng rau để ăn.
D. Không bỏ đồ ăn và chỉ nấu vừa đủ.
Câu 10. Đâu không phải là biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân?
A. Thức khuya chơi điện tử.
B. Tập thể dục mỗi ngày.
C. Uống nhiều nước.
D. Ăn nhiều rau xanh.
Câu 11. Đâu là biểu hiện của người có trách nhiệm với việc học tập?
A. Không làm bài tập về nhà.
B. Quay cóp tài liệu trong giờ thi.
C. Hoàn thành bài tập thầy cô giao.
D. Trao đổi bài với bạn trong giờ kiểm tra.
Câu 12. Bạn Thiện đang gặp vấn đề về tâm lý vì có quá nhiều áp lực từ bố mẹ cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Bạn nên tìm ai để giải tỏa cảm xúc của mình?
A. Tâm sự với người lạ trên Facebook.
B. Nói chuyện với bác sĩ tâm lý.
C. Không nói với ai cả.
D. Giấu kín trong lòng, rủ bạn đi chơi điện tử
Câu 13. Hôm nay, Nga rất háo hức vì được chị Mai cho đi xem phim. Nhưng chị Mai đột xuất phải tăng ca nên hẹn Nga hôm khác, Nga rất buồn. Nga nên làm gì để có cảm xúc tích cực trong trường hợp trên?
A. Nga nghĩ rằng chị Mai rất bận nên mình cần thông cảm cho chị.
B. Nga vùng vằng, bỏ lên phòng một mình.
C. Nga khóc lóc gọi điện mách mẹ.
D. Nga gọi điện cho chị Mai đòi đi bằng được.
Câu 14. Khi em nghe thấy một bạn nói xấu mình, em làm thế nào để điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực?
A. Em đi nói xấu lại bạn đó.
B. Em cãi nhau với bạn đó.
C. Em nói chuyện rõ ràng với bạn đó để giải quyết hiểu lầm.
D. Em đăng dòng trạng thái chửi bới bạn đó.
Câu 15. Đâu là điều không nên làm khi tranh biện?
A. Hiếu thắng.
B. Lập luận chặt chẽ.
C. Bình tĩnh.
D. Thể hiện cử chỉ phù hợp.
Câu 16. Việc nào không thể hiện trách nhiệm của em trong các hoạt động?
A. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao trong quá trình hoạt động.
B. Bàn lùi vì gặp các rủi ro có thể xảy ra.
C. Vượt qua khó khăn để thực hiện các kế hoạch đã đặt ra.
D. Có ý thức giúp đỡ các bạn trong hoạt động chung.
Câu 17. Tính cách có thể khiến mọi người xa lánh em là
A. tính cẩn thận. B. tính hòa đồng.
C. tính ích kỉ. D. tính chu đáo.
Câu 18. Hành động nào sau đây thể hiện sự tiết kiệm?
A. Dành tiền để mua sách.
B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Vứt rác bừa bãi tại nơi công cộng.
D. Khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi.
B. Phần tự luận:
Câu 1. Khi tranh biện chúng ta cần lưu ý những điều gì?
Câu 2. Em hãy nêu những việc cần làm và lưu ý trong khi thực hiện thương thuyết. Câu 3. Em hãy nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm với bản thân?