Bộ đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức năm 2024 - 2025
VnDoc giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức có ma trận và bản đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 HĐTNHN 8. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi mời thầy cô và các em tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT
1. Đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 Kết nối tri thức - Đề 1
A- PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm): Chọn và điền vào ô đáp án đúng nhất, mỗi đáp án lựa chọn đúng đạt 0,25 điểm.
Câu 1: Khi thấy một nhóm người đang dồn một bạn vào tường, em nên làm gì?
A. Báo với người lớn, thầy cô giáo ở gần nhất
B. Xông vào bảo vệ bạn
C. Hét to lên và chạy
D. Đánh nhau với các bạn
Câu 2: Có thể phòng tránh bắt nạt học đường bằng cách?
A. Chủ động phòng, tránh các hành vi bắt nạt học đường
B. Giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của hành vi bắt nạt và chia sẻ kết quả thực hiện
C. Thiết kế hình ảnh, thông điệp "Lớp học không có bắt nạt"
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 3: Em nên tham gia vào việc nào dưới đây?
A. Thi đua dạy tốt, học tốt
B. Xây dựng " Trường học thân thiện, học sinh tích cực"
C. Tham gia các hoạt động thiện nguyện nhân đạo
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 4: Những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là?
A. Tham gia xây dựng các quy định của nhà trường
B. Tích cực học tập và tham gia nghiên cứu khoa học
C. Giữ gìn, bảo vệ cảnh quan nhà trường
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Em có thể làm gì để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
A. Tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường
B. Vận động các bạn cùng tham gia các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 6: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn. Em sẽ làm gì nếu em là Hạnh?
A. Nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em
B. Hẹn bạn Duy Anh ra đánh nhau
C. Mách với các bạn khác trong lớp
D. Đáp án khác
Câu 7: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp. Nếu em là Minh, em sẽ làm gì?
A. Chép bài cho Minh
B. Nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn thấy những bức ảnh xấu như vậy bạn mà bị đưa lên thì bạn sẽ cảm thấy như nào
C. Nói chuyện này với cô giáo
D. Đáp án khác
Câu 8: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập. Nếu em là Đức Anh em sẽ làm gì?
A. Nói với cô giáo và nói với bố mẹ về việc này
B. Giữ chuyện này một mình không cho ai biết
C. Nói chuyện này với người lạ
D. Đáp án khác
Câu 9: Những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường là?
A. Tích cực tham gia các chương trình mà trường tổ chức
B. Hưởng ứng mọi chương trình
C. Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Hành động nào dưới đây là hành vi của bắt nạt học đường?
A. Nhắn tin đe dọa
B. Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng
C. Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 11: Dấu hiệu thường thấy của biệc bạo lực học đường trong trường học là?
A. Bắt ém bạn chép bài và làm bài tập cho mình
B. Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
C. Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 12: Đâu là việc không nên làm để phòng tránh bắt nạt học đường?
A. Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức
B. Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt
C. Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 13: Việc nên làm để tránh bắt nạt học đường là?
A. Kể lại với người em tin tưởng về việc bị bắt nạt
B. Bỏ đi hoặc kêu to nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt
C. Thể hiện thái độ " không chấp nhận khi bị bắt nạt" ( nghiêm mặt, giật tay ra...)
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 14: Dấu hiệu của bắt nạt học đường là?
A. Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người
B. Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn
C. Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 15: Em có thể thực hiện một số việc làm nào để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp?
A. Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần
B. Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau
C. Tham gia các hoạt động mà lớp tổ chức
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 16: Khi bạn thân của em chuyển trường thì em sẽ làm gì?
A. Gặp bạn và tặng bạn những món quà làm kỉ niệm
B. Bảo với bạn là sẽ thường xuyên liên lạc
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 17: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình. Nếu em là Minh thì em sẽ làm gì?
A. Hẹn Khang ra đánh nhau
B. Gặp Khang và thẳn thắn với nhau nếu ai có lỗi thì sẽ xin lỗi người kia để chúng ta cùng hòa thuận
C. Cãi nhau với Khang
D. Đáp án khác
Câu 18: Minh Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hồng Ánh có rất nhiều điểm chung giống mình, Minh Hà rất muốn kết bạn với Hồng Ánh. Nếu em là Minh Hà, em sẽ làm gì?
A. Chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người
B. Chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Câu 19: Đâu không phải là điều em nên làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn?
A. Nói xấu sau lưng bạn
B. Chủ động, mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạn mới
C. Trao đổi thắng thắn với bạn khi có hiểu lầm
D. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn
Câu 20: Cách để xây dựng và giữ gìn tình bạn là?
A. Chủ động mạnh dạn, tự tin khi làm quen với bạnm mới
B. Luôn tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn
C. Chia sẻ chân thành, cởi mở với bạn khi vui, buồn, khó khăn
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 21: Bản thân em đã làm gì để tự hào về truyền thống của trường mình?
A. Thực hiện tất cả các việc làm trên để phát huy truyền thống.
B. Chăm ngoan, học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động
C. Tìm hiểu nhiều hơn nữa về truyền thống của trường
D. Giới thiệu với bạn bè về truyền thống của trường
Câu 22: Khi tham gia các phong trào của trường tổ chức, em cảm thấy như thế nào?
A. Không thích nhiều phong trào B. Tự hào và rất háo hức khi tham gia
C. Tỏ thái độ không vui D. Thấy phiền và mất thời gian
Câu 23: Tham gia các hoạt động truyền thống của trường có tác dụng:
A. Khám phá được các tài năng của mình
B. Giúp em hiểu và tự hào về ngôi trường của mình
C. Bớt căng thẳng sau những giờ học
D. Tất cả các nội dụng trên
Câu 24: Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ
A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống
B. không tham gia khi phát động phong trào
C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học
D. im lặng, không có ý kiến gì
Câu 25: Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chỉ cần lễ phép với thầy cô khi ở trong trường, ra ngoài thì không cần
B. Cùng tìm hiểu sở thích của nhau là một cách rất hiệu quả để duy trì tình cảm bạn bè
C. Giữ mối quan hệ tốt với thầy cô, bạn bè sẽ giúp em học tập hiệu quả hơn
D. Không nên nhận lời làm bài tập hộ bạn đến tránh bạn ý lại vào mình
Câu 26: An là bạn thân của Bình. Dạo gần đây An thường xuyên nhờ Bình chép bài hộ, có khi còn nhờ làm giúp bài tập về nhà. Nếu em là Bình, em sẽ làm gì?
A. Có thể chép bài hộ nhưng cương quyết không làm bài tập về nhà giúp An
B. Tìm hiểu lí do tại sao An lại nhờ vả mình. Nếu An gặp khó khăn sẽ cùng bạn giải quyết
C. Không chép bài hộ, cũng không làm giúp bạn bài tập về nhà
D. Báo với thầy cô giáo để phạt bạn An
Câu 27: Khi nghe bạn thân chia sẻ về một nỗi sợ hãi của bản thân, em phải làm gì?
A. Thi thoảng hù dọa cho bạn sợ
B. Chú ý lắng nghe bạn nói, nhìn thẳng vào mắt bạn trong suốt quá trình bạn kể chuyện
C. Ngắt lời bạn mỗi khi muốn nói một điều gì đó
D. Không chú tâm, lơ đãng khi bạn nói
Câu 28: Dấu hiệu thường thấy của biệc bạo lực học đường trong trường học là?
A. Bắt ém bạn chép bài và làm bài tập cho mình
B. Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn
C. Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm): Những việc em có thể làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường?
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Chỉ ra sự thay đổi cảm xúc có thể xảy ra của nhân vật trong tình huống sau
Tình huống 1: Cuối tiết học cô giáo trả bài kiểm tra, T bị điểm kém. Đến tiết tiếp theo T không thể tập trung học được.
Tình huống 2: Các bạn lớp em đều rất háo hức với chuyến trải nghiệm vào cuối tuần. Khi cô giáo thông báo vì thời tiết không đảm bảo nên nhà trường hoãn chuyến đi này, không khí trong lớp bỗng chùng hẳn xuống.
b) Chia sẻ những thay đổi cảm xúc của em trong một số tình huống cụ thể
Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 8 KNTT
a/ Phần trắc nghiệm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 |
Đáp án | A | D | D | D | C | A | B | A | D | D | D | D | D | D |
Câu | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
Đáp án | D | C | B | C | B | D | A | D | B | A | A | B | B | D |
b/ Phần tự luận:
Câu | Nội dung | Điểm |
1 | - Học tập tốt, đọc nhiều sách, đạt thành tích cao trong học tập. (0,25đ) - Tham gia văn nghệ chào mừng các ngày lễ quan trọng: 20/11, 22/12, 26/3,… (0,25đ) - Tham gia các hoạt động cộng đồng: ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn. (0,25đ) - Các hoạt động khác: Giữ vệ sinh trường lớp, an toàn giao thông,… (0,25đ) | 1 điểm |
2 | a) Tình huống 1: Trước khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy hồi hộp và lo lắng. Sau khi cô trả bài kiểm tra, T cảm thấy buồn bã. (0,5đ) Tình huống 2: Lúc đầu cả lớp cảm thấy háo hức, vui sướng. Sau khi cô giáo thông báo thì lớp cảm thấy thất vọng, hụt hẫng, buồn bã. (0,5đ) b) Ví dụ: Em đang chơi game rất vui vẻ trong phòng thì mẹ bước vào và mắng em, nhắc nhở em phải học bài. Cảm xúc của em thay đổi từ vui vẻ => khó chịu, tức giận (1,0đ) | 2 điểm |
2. Đề thi giữa kì 1 HĐTN 8 Kết nối tri thức - Đề 2
Mời các bạn xem đề 2 trong file tải về