Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều - Đề 3
Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều có đáp án - Đề 5 có đáp án được để dưới dạng file word và pdf, đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Văn cũng là tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao. Sau đây là nội dung đề thi Ngữ văn 8, mời thầy cô và các em tham khảo.
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều
1. Đề thi giữa kì 1 Văn 8 Cánh diều
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 8
Phần I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc bài thơ dưới đây rồi trả lời các câu hỏi:
Tuổi thơ chở đầy cổ tích Dòng sông lời mẹ ngọt ngào Đưa con đi cùng đất nước Chòng chành nhịp võng ca dao.
Con gặp trong lời mẹ hát Cánh cò trắng, dải đồng xanh Con yêu màu vàng hoa mướp “Con gà cục tác lá chanh”. [...] | Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.
Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa. (Trích Trong lời mẹ hát, Trương Nam Hương, 1994) |
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản trên?
A.Thơ bốn chữ
B. Thơ năm chữ
C.Thơ sáu chữ
D. Thơ tự do
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A.Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên là ai?
A. Người con
B. Người mẹ
C. Lời hát ru của mẹ
D. Những kí ức tuổi thơ
Câu 4: Ở đoạn thơ này, nhân vật trữ tình đã gặp trong lời mẹ hát những hình ảnh quen thuộc nào?
A.Chiếc võng đưa con vào giấc ngủ.
B. Hình ảnh người mẹ ngồi ru con.
C. Hình ảnh cánh cò trắng, dải đồng xanh, màu vàng hoa mướp.
D. Tất cả các hình ảnh trên.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Thời gian chạy qua tóc mẹ?
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nhân hóa
Câu 6: Từ tượng hình xuất hiện trong văn bản trên là?
A.Ngọt ngào
B. Chòng chành
C. Nôn nao
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 7: Ý nào hiểu đúng nhất về nội dung chính của lời thơ sau?
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
A. Hình ảnh người mẹ còng lưng và người con cao lớn.
B. Khắc họa sự tương phản người mẹ già và người con còn trẻ.
C. Sự vất vả, hi sinh của người mẹ dành cho con.
D. Khắc họa sự vất vả, hi sinh của người mẹ dành cho con và niềm biết ơn với công lao nuôi dưỡng con nên người của người con.
Câu 8. Hình ảnh người mẹ được khắc hoạ trong bài thơ qua:
A.lời hát ru ngọt ngào
B.mái tóc bạc ghi dấu thời gian
C. tấm lưng còng chịu nhiều sương gió.
D. Cả A, B,C đều đúng
Câu 9. Lời ru của mẹ có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời của người con?
Câu 10. Thông điệp có ý nghĩa nhất với em từ văn bản trên?
II. VIẾT. (4,0 điểm)
Viết bài văn kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội.
2. Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 8 Cánh diều
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | A | 0,5 | |
4 | C | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | D | 0,5 | |
9 | Lời ru của mẹ rất quan trọng, có ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc đời người con. - Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần tươi đẹp mà người mẹ mong muốn bồi đắp cho con, nuôi dưỡng tâm hồn con từ khi còn trẻ thơ. - Lời ru giúp con khôn lớn, trưởng thành bay xa. | 0,5 0,5 | |
10 | Gợi ý thông điệp gửi gắm từ văn bản. - Hãy luôn biết trân quý tình mẫu tử thiêng liêng/ trân quý tình cảm gia đình. - Luôn biết ơn công ơn dưỡng dục của mẹ cha. - Hãy lưu giữ những khúc hát ru để nuôi dưỡng tinh thần trẻ thơ… | 0,25 0,75 |
II. Viết | a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. | 0,25 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội. | |||
c. Viết bài HS có thể triển khai bài viết theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài (0,5): - Giới thiệu khái quát: nêu chuyến đi hoặc tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa, mục đích và lí do em tham gia hoạt động đó. Thân bài (2,5): - Đoạn 1: kể về hình thức chuyến đi hoặc tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm,…). - Đoạn 2: kể về quá trình tiến hành chuyến đi hoặc hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc). - Đoạn 3: nêu kết quả của chuyến đi hoặc hoạt động (về vật chất và về tinh thần). Kết bài (0,5): Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia chuyến đi hoặc hoạt động xã hội. Lưu ý: bài viết cần lồng ghép, đan xen kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm để bài văn sinh động. | 0,5 1 1 0,5 0,5 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày sáng tạo, mới mẻ trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh. |