Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 3 Đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức có đáp án và ma trận

VnDoc giới thiệu Bộ đề thi giữa kì 1 Tin học 8 Kết nối tri thức gồm 3 đề thi giữa kì 1 lớp 8 có đầy đủ đáp án và bảng ma trận. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Mời thầy cô và các em tải về tham khảo trọn bộ 3 đề thi và đáp án trong file tải.

3. Đề thi Tin lớp 8 giữa học kì 1 kết nối tri thức - Đề 3

Đề thi

UBND ………

TRƯỜNG THCS …………..

BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: TIN HỌC 8

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Áp dụng cho máy tính cài đặt hệ điều hành Windows 11; Bộ công cụ văn phòng Office 2016; Trình duyệt web có thể là Coccoc, Google Chome; firefox phù hợp với hệ điều hành.

I. Trắc nghiệm (7 điểm – mỗi câu 0.25 điểm)

Chọn đáp áp đúng nhất từ các đáp án A, B, C, D.

Câu 1: Con người đã biết làm các phép tính số học từ bao giờ?

A. Hơn 3000 năm trước Công nguyên

B. Hơn 2000 năm trước Công nguyên

C. Hơn 2000 năm sau Công nguyên

D. Hơn 1000 năm sau Công nguyên

Câu 2: Máy tính trong dự án của Babbage có những đặc điểm gì?

A. Máy tính cơ học, thực hiện tự động.

B. Máy tính có những ứng dụng ngoài tính toán thuần túy.

C. Có thiết kế giống với máy tính ngày nay.

D. Cả ba đặc điểm trên.

Câu 3: Bộ vi xử lí là linh kiện máy tính dựa trên công nghệ nào?

A. Đèn điện tử chân không.

B. Linh kiện bán dẫn đơn giản.

C. Mạch tích hợp hàng chục, hàng trăm linh kiện bán dẫn.

D. Mạch tích hợp cỡ lớn, gồm hàng chục nghìn đến hàng triệu linh kiện bán dẫn.

Câu 4: Điền vào chỗ (...)

Ý tưởng cơ giới hóa việc tính toán đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của....................... . Năm 1642, nhà bác học Blaise Pascal đã sáng chế ra ............................ Pascaline.

A. chiếc máy tính cơ khí / máy tính

B. bàn phím / tính toán

C. máy tính / chiếc bàn tính hiển thị số

D. máy tính / chiếc máy tính cơ học

Câu 5: Trong lịch sử máy tính điện tử, có bao nhiêu thế hệ may tính?

A. 1

B. 3

C. 5

D. 7

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất khi nói về lĩnh vực Tin học?

A. Tin học là môn học nghiên cứu và phát triển máy tính điện tử.

B. Tin học có ứng dụng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người.

C. Tin học có mục tiêu là phát triển máy tính điện tử.

D. Tin học là môn học sử dụng máy tính điện tử.

Câu 7: Đây là hình ảnh của?

A. Bàn phím hiển thị số 6 302 715 408

B. Máy tính cơ khí

C. Máy tính điện tử

D. Đáp án khác.

Câu 8: Đây là hình ảnh của?

A. chiếc máy tính cơ khí

B. bàn phím số

C. máy tính điện - cơ

D. Đáp án khác

Thông hiểu

Câu 9: Thế hệ thứ nhất trong lịch sử phát triển máy tính diễn ra vào năm nào?

A. 1965 – 1974.

B. 1990 – nay.

C. 1945 – 1955.

D. 1955 – 1965.

Câu 10: Lựa chọn phương án sai.

Máy tính ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn bởi vì:

A. Các linh kiện chế tạo máy tính ngày càng nhỏ hơn, nhẹ hơn, tốc độ xử lí nhanh hơn nhờ vào sự tiến bộ của công nghệ (điện tử, bán dẫn, mạch tích hợp, vi xử lí VSLI, vi xử lí ULSI).

B. Trí tuệ nhân tạo đã trở thành hiện thực nhờ vào sự phát triển của công nghệ phần cứng.

C. Máy tính được chế tạo bằng các vật liệu có giá thành cao hơn.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Máy tính điện tử ra đời vào những năm 1950.

B. Năm thế hệ máy tính gắn liền với các tiến độ công nghệ: đèn điện tử chân không, bóng bán dẫn, mạch tích hợp, vi xử lí mật độ tích hợp rất cao, vi xử lí mật độ tích hợp siêu cao.

C. Càng về sau, các máy tính càng nhỏ, nhẹ, tiêu thụ ít điện năng, tốc độ, độ tin cậy cao hơn, dung lượng bộ nhớ lớn hơn, thông minh hơn và giá thành hợp lí hơn.

Câu 12: Thế hệ thứ năm trong lịch sử phát triển máy tính diễn ra vào năm nào?

A. 1965 – 1974.

B. 1990 – nay.

C. 1974 – 1989.

D. 1955 – 1965.

Câu 13: Thông tin kĩ thuật số là

A. Nguồn thông tin số khổng lồ, phổ dụng nhất hiện nay.

B. Thông tin được thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.

C. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi.

D. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.

Câu 14: Internet là

A. Nguồn thông tin số khổng lồ, phổ dụng nhất hiện nay.

B. Thông tin được thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.

C. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi.

D. Thông tin được thu thập, lưu trữ, xử lí, truyền, trao đổi thông qua các thiết bị, phương tiện công nghệ kĩ thuật số.

Câu 15: Thông tin số có những đặc điểm chính là?

A. Thông tin số dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn.

B. Thông tin số có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.

C. Cả A và B.

D. Đáp án khác.

Câu 16: Em hãy chọn phương án ghép đúng.

Thông tin số được nhiều tổ chức và cá nhân lưu trữ với dung lượng rất lớn,........

A. được truy cập tự do và có độ tin cậy khác nhau.

B. được bảo hộ quyền tác giả và không đáng tin cậy.

C. được bảo hộ quyền tác giả và có độ tin cậy khác nhau.

D. được bảo hộ quyền tác giả và rất đáng tin cậy.

Câu 17: Dưới đây là mô tả của yếu tố nào?

Người cung cấp thông tin, có uy tín, trách nhiệm, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực của bài viết.

A. tính bản quyền.

B. tác giả.

C. độ tin cậy.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 18: Đặc điểm nào sau đây không thuộc về thông tin số?

A. Nhiều người có thể truy cập đồng thời.

B. Chỉ cho phép một người sử dụng tại một thời điểm.

C. Có công cụ hỗ trợ tìm kiếm, xử lí, chuyển đổi hiệu quả.

D. Có thể truy cập từ xa.

Câu 19: Một số yếu tố nhận biết độ tin cậy của thông tin gồm

A. tác giả, nguồn thông tin.

B. mục đích, tính cập nhật của bài viết.

C. trích dẫn nguồn thông tin trong bài viết.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 20: Thông tin đáng tin cậy giúp em điều gì?

A. Đưa ra kết luận đúng.

B. Quyết định hành động đúng.

C. Giải quyết được các vấn đề được đặt ra

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 21: Thông tin không đáng tin cậy có thể là?

Máy tính ngày càng trở nên gọn nhẹ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn bởi vì:

A. Thông tin không trung thực, mang tính chất lừa dối.

B. Thông tin đồn thổi, dẫn em đến kết luận thiếu căn cứ.

C. Thông tin thiếu kiểm chứng dẫn em đến quyết định sai lầm.

D. Cả 3 đáp án trên.

Câu 22: Xác định nguồn thông tin là?

A. Thẩm quyền và uy tín của tổ chức hay cá nhân cung cấp thông tin ảnh hưởng đến giá trị và độ tin cậy của thông tin.

B. Những kết luận không có chứng cứ, cũng giống như những ý kiến mang tính chất cá nhân nên có độ tin cậy rất thấp.

C. Cả A và B.

Câu 23: Để tìm kiếm thông tin về lớp vỏ Trái Đất, em sử dụng từ khóa nào sau đây để thu hẹp phạm vi tìm kiếm?

A. Trái Đất.

B. Lớp vỏ Trái Đất.

C. “lớp vỏ Trái Đất”.

D. “lớp vỏ” + “Trái Đất”.

Câu 24: Dữ liệu được máy tính lưu trữ dưới dạng

A. thông tin.

B. dãy bít.

C. số thập phân.

D. các kí tự.

Câu 25: Dữ liệu trong máy tính được mã hoá thành dãy bít vì

A. dãy bít đáng tin cậy hơn.

B. dãy bít được xử li dễ dàng hơn.

C. dãy bít chiếm ít dung lượng nhớ hơn.

D. máy tính chỉ làm việc với hai kí hiệu 0 và 1.

Câu 26: Khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ được gọi là

A. dung lượng nhớ.

B. khối lượng nhớ.

C. thể tích nhớ.

D. năng lực nhớ.

Câu 27: Những hành vi nào nên làm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số?

A. Trong lớp học trực tuyến, một số học sinh tạo nhóm Zalo để trao đổi đáp án khi làm bài kiểm tra.

B. Chuyển sang chế độ im lặng hoặc tắt điện thoại khi đang ở trong lớp học, buổi học, ...

C. Cả A và B.

Câu 28: Em đồng ý, không đồng ý hay đồng ý một phần với ý kiến sau.

Chúng ta có thể sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe miễn là không gây tai nạn giao thông.

A. Đồng ý.

B. Không đồng ý.

C. Đồng ý một phần.

II. Tự luận (3 điểm – mỗi câu 1 điểm)

Câu 29 (1 điểm). Em hãy nêu các bước để tìm kiếm “Đấu trường Toán học” với kết quả tìm kiếm được hiển thị ít nhất.

Câu 30 (2 điểm)

Hãy chỉ ra những hành vi vi phạm khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số trong các tình huống dưới đây và xử lí tình huống.

1. Minh mua vé vào rạp chiếu phim để xem phim. Minh dùng điện thoại di động để phát trực tiếp (livestream) bộ phim cho bạn bè và người thân xem cùng. Nếu là bạn đi xem cùng phim với Minh hôm đó, em sẽ làm gì?

2. Lan mua cuốn sách các bài văn hay trong tiệm sách. Lan dùng điện thoại di động chụp một bài văn trong cuốn sách và gửi cho Nam. Nam sử dụng phần mềm word để gõ lại bài văn này và nộp cho cô giáo để chấm điểm. Nếu là bạn của Lan và Nam, em sẽ khuyên các bạn như thế nào?

Đáp án đề thi 

I. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

B

D

D

D

C

B

A

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

A

C

C

A

B

D

A

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

C

C

B

B

D

D

D

Câu 22

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

A

C

B

D

A

B

B

II. Tự luận

Câu 29.

Để tìm kiếm “Đấu trường Toán học” với kết quả tìm kiếm được hiển thị ít nhất ta thực hiện qua 2 bước sau:

B1. Truy cập vào trang chủ của máy chủ tìm kiếm (Chẳng hạn: google.com.vn);

B2. Trên khung tìm kiếm, gõ: “Đấu trường Toán học” và bấm Enter để tìm kiếm.

Câu 30

a.

- Hành vi quay phim trong rạp chiếu phim là hành vi vi phạm bản quyền. (0.5 điểm)

- Xử lí: Nhắc nhở, yêu cầu Minh dừng việc livestream lại vì bạn đã vi phạm quy định của rạp chiếu, nếu bị phát hiện sẽ bị xử phạt. (0.5 điểm)

b.

- Hành động vi phạm là: (0.5 điểm)

+ Lan chụp ảnh bài văn và gửi cho bạn.

+ Nam sao chép bài văn thành của mình để nộp cho cô giáo chấm điểm.

- Xử lí: Khuyên nhủ, phân tích cho các bạn làm như vậy là vi phạm bản quyền và vi phạm đạo đức. (0.5 điểm)

Ma trận đề thi 


TT

Chương/chủ đề

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số câu hỏi

Thời gian

Câu hỏi

Thời gian

Câu hỏi

Thời gian

Câu hỏi

Thời gian

Câu hỏi

Thời gian

TN

TL

1

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

Sơ lược về lịch sử phát triển máy tính

8

TN

4

TN

12

30%

(3đ)

2

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

1. Đặc điểm của thông tin trong môi trường số

8

TN

2

TN

10

35%

(2.5đ)

2. Thông tin với giải quyết vấn đề

4

TN

1 TL

4

1

20%

(2đ)

3

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

2

TN

1 TL

2

1

15%

(2.5đ)

Tổng

16 (TN)

12’

12 (TN)

18’

1

(TL)

15’

1 (TL)

28

2

45’

Tỉ lệ % điểm

40%

30%

20%

10%

70%

30%

100%

100%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Bản đặc tả đề thi 

TT

Chương/

Chủ đề

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Chủ đề A. Máy tính và cộng đồng

Sơ lược về lịch sử phát triển máy tính

Nhận biết

– Trình bày được sơ lược lịch sử phát triển máy tính. (Câu 1 - 8)

8TN

4TN

Thông hiểu

– Nêu được ví dụ cho thấy sự phát triển máy tính đã đem đến những thay đổi lớn lao cho xã hội loài người. (Câu 9-12)

2

Chủ đề C. Tổ chức lưu trữ, tìm kiếm và trao đổi thông tin

1. Đặc điểm của thông tin trong môi trường số

Nhận biết

– Nêu được các đặc điểm của thông tin số: đa dạng, được thu thập ngày càng nhanh và nhiều, được lưu trữ với dung lượng khổng lồ bởi nhiều tổ chức và cá nhân, có tính bản quyền, có độ tin cậy rất khác nhau, có các công cụ tìm kiếm, chuyển đổi, truyền và xử lí hiệu quả. (Câu 13 - 20),

8TN

2TN

1TL

Thông hiểu

– Trình bày được tầm quan trọng của việc biết khai thác các nguồn thông tin đáng tin cậy, nêu được ví dụ minh hoạ.

– Nêu được ví dụ minh hoạ sử dụng công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. (Câu 21 – 22)

Vận dụng

– Sử dụng được công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số. (Câu 29)

2. Thông tin với giải quyết vấn đề

Thông hiểu

– Xác định được lợi ích của thông tin tìm được trong giải quyết vấn đề, nêu được ví dụ minh hoạ. (Câu 23 –26)

4TN

Vận dụng

– Chủ động tìm kiếm được thông tin để thực hiện nhiệm vụ (thông qua bài tập cụ thể).

3

Chủ đề D. Đạo đức, pháp luật và văn hoá trong môi trường số

Đạo đức và văn hoá trong sử dụng công nghệ kĩ thuật số

Thông hiểu

– Nhận biết và giải thích được một số biểu hiện vi phạm đạo đức và pháp luật, biểu hiện thiếu văn hoá khi sử dụng công nghệ kĩ thuật số. Ví dụ: thu âm, quay phim, chụp ảnh khi không được phép, dùng các sản phẩm văn hoá vi phạm bản quyền, ... (Câu 27 - 28)

2TN

1TL

Vận dụng

– Bảo đảm được các sản phẩm số do bản thân tạo ra thể hiện được đạo đức, tính văn hóa và không vi phạm pháp luật. (Câu 30)

Tổng

16 TN

12 TN

2 TL

Tỉ lệ %

40%

30%

30%

Tỉ lệ chung

70%

30%

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 8 sách mới:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 Tin học 8

    Xem thêm