Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức - Đề 2
Đề thi giữa học kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức
VnDoc giới thiệu Đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức - Đề 2 bao gồm cả trắc nghiệm và tự luận cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn GDCD, mời thầy cô và các em tham khảo.
1. Đề thi GDCD 8 giữa kì 1 KNTT
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: GDCD LỚP 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyền thống dân tộc không có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?
A. Tốt đẹp.
B. Quý giá.
C. Lạc hậu.
D. Có giá trị.
Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị
A. vật chất.
B. tinh thần.
C. của cải.
D. tài sản
Câu 4: Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc, giá trị của các truyền thống sẽ góp phần thúc đẩy sự
A. phát triển của mỗi cá nhân.
B. phát triển của đất nước.
C. ổn định trong gia đình.
D. đoàn kết trong dòng họ.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?
A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.
Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới đồng thời chúng ta cần thể hiện thái độ như thế nào đối với dân tộc mình?
A. Tự ti về dân tộc mình.
B. Tự hào về dân tộc mình.
C. Từ bỏ nguồn gốc dân tộc.
D. Phê phán mọi dân tộc.
Câu 7: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?
A. Kỳ thị giữa các dân tộc.
B. Học hỏi giữa các dân tộc.
C. Giao lưu giữa các dân tộc.
D. Học tập giữa các dân tộc.
Câu 8: Bên cạnh việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, chúng ta cần phế phán hành vi nào dưới đây?
A. Phân biệt giữa các dân tộc.
B. Học hỏi giữa các dân tộc.
C. Giao lưu giữa các dân tộc.
D. Học tập giữa các dân tộc.
Câu 9: Quá trình lao động luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động là nói đến hoạt động lao động
A. chăm chỉ.
B. sáng tạo.
C. hết mình.
D. hiệu quả.
Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động cần cù là lao động với tinh thần
A. chăm chỉ.
B. lười biếng.
C. ỷ nại.
D. dựa dẫm.
Câu 11: Một cá nhân lao động cần cù thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng
A. chờ đợi kết quả người khác.
B. làm việc chăm chỉ, chịu khó.
C. sao chép kết quả người khác.
D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè
Câu 12: Người sáng tạo trong lao động sẽ luôn được mọi người
A. ghen ghét và căm thù.
B. yêu quý và tôn trọng.
C. xa lánh và hắt hủi.
D. tìm cách hãm hại.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:
a) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.
b) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời.
Câu 2 (3 điểm): Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.
a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?
Câu 3 (1 điểm): Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình.
Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên.
2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 GDCD 8 KNTT
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | B | B | B | B | A | A | B | A |
Câu | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Đáp án | B | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu | Nội dung | Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | - Ý kiến a) Đồng tình. Vì: ở một vùng nói riêng và trên thế giới nói chung, có sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và cách biểu đạt văn hóa,… Mỗi nền văn hóa ấy lại có những nét đặc trưng, nét đẹp riêng đáng để chúng ta tiếp thu, học hỏi. - Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: việc sử dụng pha trộn, lạm dụng nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp sẽ làm mất đi nét đẹp, sự trong sáng của ngôn ngữ; đồng thời, cũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với ngôn ngữ bản địa. | 3,0 điểm |
Câu 2 (3,0 điểm) | - a) Lời nói của bạn A chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của A đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập. - b) Nếu là bạn B, em sẽ nói với A rằng: “H có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”. | 3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) | Bạn N trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam; dù là du học sinh, đang học tập tại nước ngoài, nhưng N vẫn cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người. | 1,0 điểm |
....................................