Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo hệ thống kiến thức được học trong nửa đầu kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 8, kèm bài tập minh họa cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề cương ôn thi giữa kì 1 lớp 8 môn GDCD 8, mời thầy cô và các em tham khảo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8
I. Phạm vi kiến thức kiểm tra giữa kì 1
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau
Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo
II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 1 GDCD 8
Câu 1: Trong giờ ra chơi, A trêu đùa và đánh B gây chảy máu và gãy răng, các bạn trong lớp không ai có ý kiến gì vì sợ A đánh. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để tìm cách giải quyết.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Cùng với A đánh B cho vui.
D. Chạy đi chỗ khác chơi.
Câu 2: Trên đường đi học về em nhìn thấy một thanh niên đi xe máy phóng nhanh vượt ẩu gây tai nạn khiến 1 em học sinh bị ngã gãy tay. Trong tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Lờ đi chỗ khác và coi như không biết.
B. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, đưa em bé đó đến bệnh viện và gọi điện cho gia đình của em đó.
C. Đèo em bé đó đến gặp công an.
D. Đạp thật nhanh về nhà.
Câu 3: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ nhất sự tôn trọng lẽ phải?
A. Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình cũng phải làm bằng được.
B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình.
C. Lắng nghe ý kiến của mọi người để tìm ra điều hợp lí.
D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông.
Câu 4: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là?
A. Khiêm tốn.
B. Lẽ phải.
C. Công bằng.
D. Trung thực
Câu 5: Câu thành ngữ: Gió chiều nào theo chiều ấy nói về người như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Không trung thực.
C. Không chín chắn.
D. Không có ý thức.
Câu 6: Các hành vi: Chơi ma túy, dùng thuốc lắc, buôn bán các chất gây nghiện là những hành vi như thế nào?
A. Không tôn trọng lẽ phải.
B. Tôn trọng lẽ phải.
C. Sống thực dụng.
D. Sống vô cảm.
Câu 7: Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi người?
A. Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp.
B. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.
C. Góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.
D. Cả A, B, C.
Câu 8: Biểu hiện của không tôn trọng lẽ phải là?
A. Chặt rừng lấy gỗ làm nhà.
B. Dung túng cho kẻ giết người.
C. Đánh chửi cha mẹ.
D. Cả A, B, C.
Câu 9: Người tôn trọng lẽ phải là người:
A. Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực
B. Không chấp nhận và không làm những việc sai trái.
C. Có cách cư xử phù hợp
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 10: Câu nói : “ Điều gì không rõ ràng thì không nên thừa nhận” ( Descartes ) thể hiện đức tính gì ?
A. Liêm khiết
B. Tôn trọng lẽ phải
C. Tôn trọng pháp luật
D. Giữ chữ tín
Câu 11: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là?
A. Tôn trọng lẽ phải.
B. Tiết kiệm.
C. Lẽ phải.
D. Khiêm tốn
Câu 12: Lẽ phải là gì?
A. Là những điều được coi là đúng đắn
B. Là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích của xã hội
C. Là những điều được coi là phù hợp
D. Là những lợi ích chung của xã hội
Câu 13: Đâu là biểu hiện tích cực
A. Luôn tham gia đúng giờ
B. Bị bạn bè lôi kéo
C. Lo lắng đến công việc được phân công
D. Tham gia vì thấy có lợi ích cho bản thân mình
Câu 14: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải là?
A. Ủng hộ người nghèo.
B. Trồng cây để bao vệ môi trường.
C. Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
D. Cả A, B, C.
Câu 15: Phát hiện có một tên trộm nhảy sang nhà hàng xóm bằng cách leo từ cây đu vào lan can để vào nhà ăn trộm tiền em sẽ làm gì?
A. Báo với chủ nhà để chủ nhà đề phòng và báo với công an kịp thời.
B. Mặc kệ vì không phải nhà mình.
C. Theo dõi xem tên trộm đó lấy những gì.
D. Hô thật to là có trộm
Câu 16: Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện:
A. Lối sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không toan tính, ích kỉ.
B. Được sống thanh thản, có sự quý trọng và tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch và tốt đẹp hơn.
D. Làm bất cứ việc gì để đạt được mục đích.
Câu 17: Theo em, muốn trở thành người liêm khiết cần rèn luyện những đức tính:
A. Trung thực, siêng năng kiên trì
B. Tôn trọng kỉ luật, tự trọng, sống giản dị
C. Khoan dung
D. Tất cả đáp án trên
Câu 18: Trên đường đi học, P nhặt được chiếc ví trong đó có các giấy tờ tùy thân và 5 triệu đồng, P đã mang chiếc ví đó đến đồn công an để trả lại người đã mất. Việc làm đó của P thể hiện điều gì?
A. P là người tiết kiệm.
B. P là người vô cảm.
C. P là người giả tạo.
D. P là người liêm khiết, tốt bụng.
Câu 19 Câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về tính liêm khiết
A. Cây ngay không sợ chết đứng.
B. Khó mà biết lẽ biết lời. Biết ăn biết nói như người giàu sang
C. Áo rách, cốt cách người thương
D. Tất cả đáp án trên
Câu 20: Câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm nói lên điều gì?
A. Đức tính khiêm tốn.
B. Đức tính liêm khiết, sống trong sạch.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính trung thực.
Câu 21: Em rèn tính liêm khiết trong học tập là:
A. Nhiệt tình giúp đỡ mọi người mà không tính toán, không vụ lợi
B. Làm giàu bằng chính sức lực, tài năng của mình
C. Nhặt được của rơi trả lại cho người bị mất
D. Tất cả đáp án trên
Câu 22: Biểu hiện của liêm khiết là?
A. Giáo viên không nhận phong bì của học sinh và phụ huynh.
B. Công an từ chối nhận phong bì của người vi phạm.
C. Bác sĩ không nhận phong bì của bệnh nhân.
D. Cả A ,B, C.
Câu 23: Câu thành ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề nói về đức tính nào?
A. Liêm khiết.
B. Trung thực.
C. Tiết kiệm.
D. Cần cù.
Câu 24: Biểu hiện tôn trọng người khác là?
A. Lắng nghe ý kiến góp ý của các bạn trong lớp.
B. Đi nhẹ, nói khẽ khi vào bệnh viện.
C. Giúp đỡ người khuyết tật.
D. Cả A, B, C.
Câu 25: Tôn trọng người khác được thể hiện thông qua đâu?
A. Cử chỉ, hành động, lời nói.
B. Cử chỉ và lời nói.
C. Cử chỉ và hành động.
D. Lời nói và hành động.
Câu 26: Nhà bà D và bà G cãi nhau vì bà D vứt rác sang nhà bà G. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?
A. Nói với bố mẹ để bố mẹ sang hòa giải 2 bác để không có mâu thuẫn.
B. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.
C. Đứng xem hai bà cãi nhau.
D. Giúp bác D cãi nhau với bà G.
Câu 27: Sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác được gọi là?
A. Liêm khiết.
B. Công bằng.
C. Lẽ phải.
D. Tôn trọng người khác.
Câu 28: Em không đồng tình với phương án nào sau đây:
A. Tôn trọng người khác cũng là biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
B. Chỉ nên dành sự tôn trọng cho ai tôn trọng mình
C. Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc mọi nơi
D. Tất cả đều đúng
Câu 29: Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?
A. Giúp cho con người cảm thấy thanh thản.
B. Nhận được sự quý trọng, tin cậy của mọi người.
C. Làm cho xã hội trong sạch, tốt đẹp hơn.
D. Cơ sở để quan hệ xã hội trở lên lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
Câu 30: Để được mọi người xung quanh tôn trọng trước hết chúng ta phải:
A. Học thật giỏi
B. Thật giàu có
C. Tôn trọng người khác
D. Trở nên nổi tiếng
Câu 31: Vào lúc 12h đêm nhà hàng xóm vẫn bật nhạc hát karaoke. Trong tình huống này em sẽ làm gì?
A. Mặc kệ.
B. Sang đánh nhà hàng xóm.
C. Sang chửi nhà hàng xóm.
D. Sang nhà hàng xóm khuyên họ tắt máy vì đêm đã khuya nên để mọi người ngủ.
Câu 32: Các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác:
A. Đi nhẹ, nói khẽ đi vào bệnh viện
B. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp nhiều bất hạnh
C. Kính trọng và vâng lời ông bà, cha mẹ.
D. Tất cả các ý trên
III. Câu hỏi tự luận ôn thi giữa kì 1 GDCD 8
Câu 1. Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.
a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?
Câu 2: Là du học sinh, vào dịp Tết cổ truyền, bạn N cùng nhóm bạn tổ chức các hoạt động Tết theo truyền thống của người Việt ngay tại xứ người như: gói bánh chưng, bánh tét; trang trí hoa mai, hoa đào; mặc trang phục áo dài;... Đối với bạn N, dù ở nơi đâu thì Việt Nam vẫn luôn trong trái tim mình.
Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc qua việc làm của các nhân vật trong các trường hợp trên:
Câu 3. Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.
Câu hỏi:
- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?
- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?
Câu 4: Hãy chia sẻ về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà em biết. Em hãy kể những việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.