Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 GDCD 8 năm học 2024 - 2025

VnDoc giới thiệu Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 bộ 3 sách Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều cho các em tham khảo và luyện tập. Đây không chỉ là tài liệu hay cho các em ôn luyện trước kỳ thi mà còn là tài liệu cho thầy cô tham khảo ra đề. Sau đây là nội dung đề cương ôn thi GDCD 8, mời thầy cô và các em tham khảo.

1. Đề cương ôn tập giữa kì 1 GDCD 8 (chung)

I. LÝ THUYẾT

1. Trình bày khái niệm, biểu hiện của cần cù trong lao động.

- Khái niệm: Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ

- Biểu hiện: + Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

2. Trình bày khái niệm, biểu hiện của sáng tạo trong lao động.

- Khái niệm: Sáng tạo trong lao động là luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả công việc.

- Biểu hiện: + Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.

+Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

3. Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động?

- Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Người có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh.

4. Ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc?

- Làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;

- Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;

- Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau

Câu 1. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống nhân đạo, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam?

A. Thất bại là mẹ thành công.

B. Thua keo này bày keo khác.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.

B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Câu 3. Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây?

A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.

B. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, giá trị văn hoá của dân tộc.

C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.

D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc.

Câu 4. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bàn về truyền thống dân tộc?

A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.

B. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người.

C. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng.

D. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.

Câu 5. Hành vi của nhân vật nào dưới đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Anh T tìm cách trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù.

C. Ông V lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.

D. Chị A xấu hổ về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Sáng tác thơ, ca nhạc, …để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

B. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.

C. Tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc.

D. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc?

A. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống là không phù hợp. B. Bắt chước thần tượng trong phim ảnh, mạng xã hội…thiếu sự chọn lọc.

C. Tích cực tìm hiểu về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. D. Từ chối tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa do địa phương tổ chức.

Câu 8. Ý kiến nào dưới đây là chính xác?

A. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.

B. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.

C. Mặc áo dài rất vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

D. Áo dài là nét đẹp tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

Câu 9. Phẩm chất nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Thiếu trách nhiệm.

C. Đoàn kết, nhân nghĩa.

D. Vô kỉ luật.

Câu 10. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam?

A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

D. Nuôi con mới biết sự tình/ Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

Câu 11. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Ăn mặc theo phong cách người nước ngoài.

B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.

C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu.

D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc.

Câu 12. Câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Cần cù lao động.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Nhân ái, yêu thương con người.

D. Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Câu 1. Tình huống: Học sinh lớp 8A tranh luận về những việc làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Liên cho rằng: Cần chủ động tìm hiểu nền văn hóa của các nước khác để có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp. Hoàng đồng tình với Liên và bổ sung thêm: Nên tích cực giao lưu, học hỏi các nền văn hóa trên thế giới. Ngược lại, Bình cho rằng không nên học hỏi các nền văn hóa trên thế giới, bởi vì điều này sẽ làm cho mỗi quốc gia mất đi bản sắc riêng.

a) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật Liên, Hoàng, Bình trong tình huống trên?

b) Bản thân em cần làm gì để thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Gợi ý trả lời:

a) Nhận xét về ý kiến của các nhân vật Liên, Hoàng, Bình trong tình huống:

+ Ý kiến của bạn Liên và Hoàng là đúng, thể hiện hai bạn đã có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

+ Ý kiến của bạn Bình không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi. Do đó, chúng ta nên tích cực tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác; việc này vừa thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; vừa góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình.

b) HS liên hệ bản thân thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới như:

- Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ... của các dân tộc;

- Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình.

Câu 2. Tình huống: Thấy khách đến cửa hàng bánh của mình càng giảm, anh T dã nghĩ ra nhiều cách để thu hút khách như: bổ sung thêm nhiều vị mới, thiết kế lại nhãn dán, giảm giá, tích điểm đổi quà, …

a) Em nhận xét thế nào về việc làm của anh T?

b) Em hãy chia sẻ một số việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của em.

Gợi ý trả lời:

a) Nhận xét về việc làm của anh T

Việc làm của anh T cực kì sáng tạo và thông minh, anh T làm như vậy sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng bởi những chương trình mới mà anh mang đến.

b) HS nêu được một số việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân như:

- Dùng bìa carton để tạo ra ống đựng đồ dùng học tập.

- Tái chế các vỏ chai nhựa không dùng đến thành một số vật dụng, như: chậu trồng cây, chuông gió, …

- Dùng vỏ dứa để ủ Enzim sinh học, sau đó dùng Enzim này để rửa bát, lau nhà,…

- Tái chế dầu, mỡ thừa (sau khi chế biến thức ăn) để làm xà phòng tẩy rửa nhà vệ sinh.

Câu 3. Ca dao Việt Nam có câu: “Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang”

Em hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao trên.

Gợi ý trả lời:

Câu ca dao “Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang” muốn khuyên mọi người: hãy chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập; không nên lười nhác, lãng phí thời gian.

-HẾT-

2. Đề cương giữa kì 1 GDCD 8 Cánh diều

I. LÝ THUYẾT

1. Trình bày khái niệm, biểu hiện của cần cù trong lao động.

- Khái niệm: Cần cù trong lao động là sự chăm chỉ một cách thường xuyên, không ngại khó khăn, gian khổ

- Biểu hiện: + Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.

+ Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.

2. Trình bày khái niệm, biểu hiện của sáng tạo trong lao động.

- Khái niệm: Sáng tạo trong lao động là luôn chủ động suy nghĩ để cải tiến, đổi mới trong quá trình lao động nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả công việc.

- Biểu hiện: + Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.

+Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

3.Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động?

- Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

- Người có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động sẽ nhận được sự yêu quý và tôn trọng của mọi người xung quanh.

4.Ý nghĩa của việc tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc?

- Làm cho văn hóa nhân loại thêm phong phú, đặc sắc;

- Tạo nền tảng để các dân tộc trên thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau;

- Giúp cho các nước có cơ hội vươn lên phát triển, góp phần thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc và bảo vệ nền hòa bình trên thế giới.

II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM.

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau

Câu 1. Câu tục ngữ nào dưới đây phản ánh về truyền thống nhân đạo, yêu thương con người của dân tộc Việt Nam?

A. Thất bại là mẹ thành công.

B. Thua keo này bày keo khác.

C. Có công mài sắt có ngày nên kim.

D. Thương người như thể thương thân.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giá trị các truyền thống của dân tộc Việt Nam?

A. Là tiền đề giúp mỗi cá nhân sống tốt, có ích hơn cho cộng đồng.

B. Tạo sức mạnh để Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

C. Hòa tan giá trị văn hóa của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

D. Là nền tảng tạo nên bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.

Câu 3. Lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam được thể hiện thông qua việc làm nào dưới đây?

A. Có thái độ phân biệt, kì thị văn hóa giữa các vùng miền, dân tộc.

B. Yêu quý, trân trọng, bảo vệ các di sản, giá trị văn hoá của dân tộc.

C. Xấu hổ, tự ti về các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc.

D. Thiếu tích cực khi tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa dân tộc.

Câu 4. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây khi bàn về truyền thống dân tộc?

A. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.

B. Truyền thống dân tộc không đem lại giá trị đối với sự phát triển của mỗi người.

C. Trong thời đại mở cửa, hội nhập, truyền thống dân tộc không còn quan trọng.

D. Giữ gìn truyền thống dân tộc là trách nhiệm riêng của cán bộ quản lí văn hóa.

Câu 5. Hành vi của nhân vật nào dưới đây đã thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Anh T tìm cách trốn tránh tham gia nghĩa vụ quân sự.

B. Bạn M giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật ca trù.

C. Ông V lấn chiếm đất đai của khu di tích lịch sử - văn hóa.

D. Chị A xấu hổ về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Sáng tác thơ, ca nhạc, …để ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

B. Tích cực tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.

C. Tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc.

D. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử - văn hóa.

Câu 7. Hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc?

A. Chê bai những người mặc trang phục truyền thống là không phù hợp. B. Bắt chước thần tượng trong phim ảnh, mạng xã hội…thiếu sự chọn lọc.

C. Tích cực tìm hiểu về truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. D. Từ chối tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa do địa phương tổ chức.

Câu 8. Ý kiến nào dưới đây là chính xác?

A. Áo dài chỉ là trang phục truyền thống của người Hà Nội.

B. Chỉ nên mặc áo dài trong những buổi lễ quan trọng.

C. Mặc áo dài rất vướng víu, không phù hợp với giới trẻ hiện nay.

D. Áo dài là nét đẹp tôn vinh hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

Câu 9. Phẩm chất nào dưới đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

A. Ích kỉ, keo kiệt.

B. Thiếu trách nhiệm.

C. Đoàn kết, nhân nghĩa.

D. Vô kỉ luật.

Câu 10. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam?

A. Muốn sang thì bắc cầu Kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

C. Rủ nhau đi cấy, đi cày/ Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

D. Nuôi con mới biết sự tình/ Thầm thương cha mẹ nuôi mình khi xưa.

Câu 11. Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về trách nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc Việt Nam?

A. Ăn mặc theo phong cách người nước ngoài.

B. Ra sức trau dồi tri thức, rèn luyện đạo đức.

C. Cho rằng truyền thống của dân tộc là cổ hủ, lạc hậu.

D. Không quan tâm đến những truyền thống của dân tộc.

Câu 12. Câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” phản ánh về truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam?

A. Cần cù lao động.

B. Tôn sư trọng đạo.

C. Nhân ái, yêu thương con người.

D. Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm

III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Câu 1. Tình huống: Học sinh lớp 8A tranh luận về những việc làm thể hiện tôn trọng sự đa dạng các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới. Liên cho rằng: Cần chủ động tìm hiểu nền văn hóa của các nước khác để có cách giao tiếp, ứng xử phù hợp. Hoàng đồng tình với Liên và bổ sung thêm: Nên tích cực giao lưu, học hỏi các nền văn hóa trên thế giới. Ngược lại, Bình cho rằng không nên học hỏi các nền văn hóa trên thế giới, bởi vì điều này sẽ làm cho mỗi quốc gia mất đi bản sắc riêng.

a) Em nhận xét như thế nào về ý kiến của các nhân vật Liên, Hoàng, Bình trong tình huống trên?

b) Bản thân em cần làm gì để thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới?

Gợi ý trả lời:

a) Nhận xét về ý kiến của các nhân vật Liên, Hoàng, Bình trong tình huống:

+ Ý kiến của bạn Liên và Hoàng là đúng, thể hiện hai bạn đã có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

+ Ý kiến của bạn Bình không đúng. Vì: mỗi quốc gia, dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, có cái hay, cái đẹp đáng để chúng ta học hỏi. Do đó, chúng ta nên tích cực tiếp thu, học hỏi có chọn lọc những nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác; việc này vừa thể hiện thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới; vừa góp phần làm phong phú nền văn hóa dân tộc mình.

b) HS liên hệ bản thân thể hiện tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới

Câu 2. Tình huống: Thấy khách đến cửa hàng bánh của mình càng giảm, anh T dã nghĩ ra nhiều cách để thu hút khách như: bổ sung thêm nhiều vị mới, thiết kế lại nhãn dán, giảm giá, tích điểm đổi quà, …

a) Em nhận xét thế nào về việc làm của anh T?

b) Em hãy chia sẻ một số việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của em.

Gợi ý trả lời:

a) Nhận xét về việc làm của anh T

Việc làm của anh T cực kì sáng tạo và thông minh, anh T làm như vậy sẽ thu hút được rất nhiều khách hàng bởi những chương trình mới mà anh mang đến.

b) HS nêu được một số việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân

Câu 3. Ca dao Việt Nam có câu: “Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang”

Em hãy cho biết ý nghĩa của câu ca dao trên.

Gợi ý trả lời:

Câu ca dao “Đời người có một gang tay/ Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang” muốn khuyên mọi người: hãy chăm chỉ, cần cù trong lao động và học tập; không nên lười nhác, lãng phí thời gian.

-HẾT-

3. Đề cương giữa kì 1 GDCD 8 Kết nối tri thức

1. Lý thuyết giữa kì 1 GDCD 8

1.1. Nội dung ôn tập

- Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

+ Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam.

+ Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

+ Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam.

+ Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

- Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

+ Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

+ Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới.

+ Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.

- Bài 3: Lao động cần cù sáng tạo

+ Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động.

+ Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động.

1.2. Hình thức kiểm tra

- Kiểm tra tập trung tại lớp.

- Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận.

2. Đề thi minh hoạ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?

A. Tốt đẹp.

B. Hủ tục.

C. Lạc hậu.

D. Xấu xa.

Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ

A. thế hệ này sang thế hệ khác.

B. đất nước này sang đất nước khác.

C. vùng miền này sang vùng miền khác.

D. địa phương này sang địa phương khác.

Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị

A. vật chất.

B. tinh thần.

C. của cải.

D. tài sản

Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình

A. phát triển của mỗi cá nhân.

B. hội nhập của đất nước.

C. duy trì hạnh phúc gia đình.

D. thúc đẩy kinh tế - xã hội.

Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?

A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.

B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.

C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.

Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?

A. Giá trị tốt đẹp.

B. Mọi hệ giá trị.

C. Hủ tục lạc hậu.

D. Phong tục lỗi thời.

Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. tính cách của các dân tộc.

B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.

C. giá trị đồng tiền của dân tộc.

D. dân số của mỗi dân tộc.

Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng

A. truyền thống của các dân tộc.

B. hủ tục của các dân tộc.

C. vũ khí của các dân tộc.

D. tiền bạc của mỗi dân tộc.

Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động

A. cần cù.

B. sáng tạo.

C. hết mình.

D. hiệu quả.

Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn

A. suy nghĩ, tìm tòi.

B. lười biếng, ỷ nại.

C. ỷ nại, dựa dẫm.

D. dựa dẫm, lười nhác.

Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng

A. chờ đợi kết quả người khác.

B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.

C. sao chép kết quả người khác.

D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè

Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người

A. ghen ghét và căm thù.

B. yêu quý và tôn trọng.

C. xa lánh và hắt hủi.

D. tìm cách hãm hại.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:

a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.

b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.

Câu 2 (3 điểm): Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.

Câu hỏi:

- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?

- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?

Câu 3 (1 điểm): Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

- Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid - 19.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

123456
AABABA
789101112
AAAABB

Mời các bạn xem đáp án câu hỏi tự luận trong file tải về

5. Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 sách mới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Anh Kim
    Anh Kim

    hay 


    Thích Phản hồi 08/11/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 GDCD 8

    Xem thêm