Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị

Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị là một bài quan trọng trong nội dung chương trình Hóa học 8. Ở bài này các bạn học sinh biết hiểu và ghi nhớ hóa trị của các nguyên tố, cũng như cách xác định hóa trị của nguyên tố trong hợp chất. Hy vọng tài liệu giúp các em học tập tốt môn Hoá 8.

I. Tóm tắt lí thuyết Hóa 8 bài 10

1. Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào

a. Cách xác định hóa trị

  • Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất được quy định:

+ Hóa trị của nguyên tố H bằng I. Từ đó suy ra hóa trị của nguyên tố khác.

Ví dụ: Theo công thức AHy, hóa trị của A bằng y

HCl (Cl hóa trị I)

H2O (oxi hóa trị II)

CH4 (cacbon hóa trị IV)

H2S (lưu huỳnh hóa trị II)

  • Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố oxi; hóa trị của oxi được xác định bằng II.

Ví dụ: BOy hóa trị của B bằng 2y. B2Oy hóa trị của B bằng y (Trừ B là hidro)

SO3 hóa trị S bằng VI

K2O hóa trị K bằng II

Al2O3 hóa trị Al bằng III

BaO hóa trị Ba bằng II

CuO hóa trị Cu bằng II

Fe2O3 hóa trị Fe bằng III

FeO hóa trị Fe bằng II

CO2 hóa trị C bằng IV

SO2 hóa trị S bằng IV

N2O5 hóa trị N bằng V

b. Kết luận

Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.

2. Quy tắc hóa trị

Quy tắc hóa trị: Tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia

Xét hai nguyên tố AxBy

x \times a = y \times b\(x \times a = y \times b\)

Trong đó a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử

TH1: Nếu a = b

Ví dụ:

\begin{array}{l}
C{a^{II}}_x{O^{II}}_y\\
x \times II = y \times II  =  > x = y\\
 =  > CTHH :  CaO
\end{array}\(\begin{array}{l} C{a^{II}}_x{O^{II}}_y\\ x \times II = y \times II = > x = y\\ = > CTHH : CaO \end{array}\)

TH2: Nếu a ≠ b:

Ví dụ 1:

\begin{array}{l}
{K^I}_x{(S{O_4})^{II}}_y\\
x \times I = y \times II  =  > x = 2;  y =  1\\
 =  > CTHH : {K_2}S{O_4}
\end{array}\(\begin{array}{l} {K^I}_x{(S{O_4})^{II}}_y\\ x \times I = y \times II = > x = 2; y = 1\\ = > CTHH : {K_2}S{O_4} \end{array}\)

\begin{array}{l}
A{l^{III}}_xC{l^I}_y\\
x \times III = y \times I  =  > x = 1;  y =  3\\
 =  > CTHH : AlC{l_3}
\end{array}\(\begin{array}{l} A{l^{III}}_xC{l^I}_y\\ x \times III = y \times I = > x = 1; y = 3\\ = > CTHH : AlC{l_3} \end{array}\)

Ví dụ 2:

\begin{array}{l}
{S^{VI}}_x{O^{II}}_y\\
x \times VI = y \times II  =  > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{VI}} = \frac{1}{3} =  >  x  = 1;  y =  3\\
 =  > CTHH: S{O_3}
\end{array}\(\begin{array}{l} {S^{VI}}_x{O^{II}}_y\\ x \times VI = y \times II = > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{VI}} = \frac{1}{3} = > x = 1; y = 3\\ = > CTHH: S{O_3} \end{array}\)

\begin{array}{l}
F{e^{III}}_x{(S{O_4})^{II}}_y\\
x \times III = y \times II  =  > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{III}} = \frac{2}{3} =  >  x  = 2;  y =  3\\
 =  > CTHH: F{e_2}{(S{O_4})_3}
\end{array}\(\begin{array}{l} F{e^{III}}_x{(S{O_4})^{II}}_y\\ x \times III = y \times II = > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{III}} = \frac{2}{3} = > x = 2; y = 3\\ = > CTHH: F{e_2}{(S{O_4})_3} \end{array}\)

Kết luận: Các bước để xác định hóa trị

Bước 1: Viết công thức dạng AxBy

Bước 2: Đặt đẳng thức: x . hóa trị của A = y . hóa trị của B

Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: \frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b\(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\) = Hóa tri của B/Hóa trị của A

Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)

II. Bài tập củng cố mở rộng Hoá 8 bài 10

Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố

a) Nhôm trong hợp chất Al2O3

b) Sắt trong hợp chất FeO

c) Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3

Bài 2. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3

Bài 3. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

c) P (V) và O.

d) N (V) và O.

Bài 4. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:

a) Ba (II) và nhóm (OH)

b) Cu (II) và nhóm (SO4)

c) Fe (III) và nhóm (SO4)

III. Hướng dẫn giải bài tập Hóa 8 bài 10

Bài 1.

a) Nhôm trong hợp chất Al2O3

Gọi hóa trị của nhôm trong hợp chất là x:

Ta có hóa trị của O (II)

Theo quy tắc hóa trị.

3. x = 3.II => x = 3 (III) . Vậy Nhôm có hóa trị bằng III trong hợp chất Al2O3

Tương tự làm với câu b); c)

Sắt trong hợp chất FeO có hóa trị là II

Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3 có hóa trị lần lượt là II và III

Bài 2.

MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3

Công thức viết đúng là: BaO, K2O, Fe2O3

Công thức viết sai là: MgCl (MgCl2); NaO (Na2O); AlO3 (Al2O3)

Câu 3.

C (IV) và S (II)

Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng {C^{VI}}_x{S^{II}}_y\({C^{VI}}_x{S^{II}}_y\)

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:\frac{x}{y} = \frac{{II }}{{IV}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2} >  x  = 1;  y =  2\(\frac{x}{y} = \frac{{II }}{{IV}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2} > x = 1; y = 2\)

Bước 3: Công thức hóa học cần tìm là: CS2

Tương tự ta làm với các câu còn lại

Câu 4.

c) Công thức hóa học của hợp chất có dạng: F{e^{III}}_x{(S{O_4})^{II}}_y\(F{e^{III}}_x{(S{O_4})^{II}}_y\)

Ta có: x \times III = y \times II  =  > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{III}} = \frac{2}{3} =  >  x  = 2;  y =  3\(x \times III = y \times II = > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{III}} = \frac{2}{3} = > x = 2; y = 3\)

Công thức hóa học của hợp chất là Fe2(SO4)3

Phân tử khối = 2.56 + 32.3 + 16.4.3 = 400 đvC

b) Công thức hóa học của hợp chất có dạng: C{u^{II}}_x{(SO_4)^{II}}_y\(C{u^{II}}_x{(SO_4)^{II}}_y\)

Ta có: x\times II=y\times II=>\frac xy=\frac{II}{II}=1=>x=1;y=1\(x\times II=y\times II=>\frac xy=\frac{II}{II}=1=>x=1;y=1\)

Công thức hóa học của hợp chất là CuSO4

Phân tử khối = 1.64 + 32+ 16.4 = 160 đvC

a) 

Công thức hóa học của hợp chất có dạng: Ba{{}^{II}}_x{(OH)^I}_y\(Ba{{}^{II}}_x{(OH)^I}_y\)

Ta có: x\times II=y\times I=>\frac xy=\frac I{II}=1=>x=1;y=2\(x\times II=y\times I=>\frac xy=\frac I{II}=1=>x=1;y=2\)

Công thức hóa học của hợp chất là Ba(OH)2

Phân tử khối = 137.1 + 16.2 + 2.2 = 171 đvC

IV. Trắc nghiệm Hóa 8 bài 10

Câu 1: Tính hóa trị của C trong CO biết Oxi hóa trị là II

A. I

B. II

C. III

D. Không xác định

Câu 2: Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai

A. NaOH

B. CuOH

C. KOH

D. Fe(OH)3

Câu 3: Bari có hóa tri II. Chọn công thức sai

A. BaSO4

B. BaO

C. BaCl

D. Ba(OH)2

Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào

A. FeO

B. Fe2O3

C. Fe

D. FeCl3

Câu 5: Trong P2O5, P hóa trị mấy

A. I

B. II

C. IV

D. V

Câu 6: Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5

A. NaCl

B. BaCl2

C. NaO

D. MgCl

Câu 7: Lập công thức hóa học của Ca(II) với OH(I)

A. CaOH

B. Ca(OH)2

C. Ca2(OH)

D. Ca3OH

Câu 8: Ta có một oxit tên CrO. Vậy muối của Crom có hóa trị tương ứng là

A. CrSO4

B. Cr(OH)3

C. Cr2O3

D. Cr2(OH)3

Câu 9: Cho hợp chất của X là XO và Y là Na2Y. Công thức của XY là

A. XY

B. X2Y

C. X3Y

D. Tất cả đáp án.

Câu 10: Chọn câu sai

A. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia

B. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị

C. Quy tắc hóa trị: x.a = y.b

D. Photpho chỉ có hóa trị IV

Câu 11: Cho công thức hoá học của sắt (III) oxit là Fe2O3, hiđro clorua là HCl

CTHH đúng của sắt (III) clorua là:

A. FeCl2.

B. FeCl.

C. FeCl3.

D. Fe2Cl.

Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung câu hỏi đáp án chi tiết bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 8 bài 10 Hóa trị được VnDoc biên soạn tổng hợp tại:

V. Giải bài tập hóa học 8 bài 10 Hóa trị

Giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập sgk hóa 8 bài 10 Hóa trị, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải các bài tâp SGK một cách chi tiết dễ hiểu nhất để gửi tại bạn đọc tại:

VI. Tài liệu Hóa 8 bài 10

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị được VnDoc biên soạn tóm tắt các ý chính trong hóa 8 bài 10 giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được cách xác đinh hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cũng như hiểu thế nào là hóa trị., các bạn có thể học thuốc hóa trị qua bài ca hóa trị. 

Để có thể giúp các bạn học thuộc hóa trị của các nguyên tố một cách nhanh nhất VnDoc gửi tới các bạn: 

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
36
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Hóa 8 - Giải Hoá 8

Xem thêm