Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập số 5

Hóa học 8 Bài 29: Bài luyện tập số 5 được VnDoc biên soạn là nội dung Hóa 8 bài 29 giúp các em ôn tập lại các kiến thức nội dung bài học đã học, từ đó vận dùng làm các dạng bài tập có trong Chương 4.

Hy vọng với tài liệu này giúp các bạn học sinh học tốt hơn cũng như giúp ích cho quý thầy cô trong quá trình soạn giảng Hóa 8 bài 29 của mình. Mời các bạn tham khảo.

I. Tóm tắt kiến thức cần nhớ

Oxi:

  • Là phi kim, có tính oxi hóa mạnh, rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất.
  • Cần cho hô hấp và đốt cháy nhiên liệu
  • Điều chế trong PTN bằng nhiệt phân KMnO4, KClO3.
  • Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Không khí:

  • Thành phần theo thể tích của không khí là: 78% khí nitơ, 21% khí oxi, 1% các khí khác (CO2, hơi nước, khí hiếm,…)

Các loại phản ứng:

  • Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
  • Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

II. Bài tập vận dụng, mở rộng

Phần câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Trong công nghiệp, khí oxi được điều chế bằng cách điện phân chất nào sau đây?

A. KMnO4

B. H2O

C. CaCO3

D. Na2CO3

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây chỉ gồm oxit axit

A. CO2, Na2O, CaO

B. KOH, CaO, SO2

C. Na2O, CO2, SO2

D. SO2, CO2, SO3

Câu 3. Cho dãy chất sau: N2O5, Li2O, CuO, H2O, NO2, MgO, SO2, CaO, CO2. Số chất là oxit bazơ trong dãy là

A. 3

B. 5

C. 4

D. 6

Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. 4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2P2O5

B. Ca(HCO3)2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaCO3 + CO2 + H2O

C. 2CO + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2CO2

D. Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Câu 5. Khí Oxi không phản ứng được với kim loại nào dưới đây.

A. Ca

B. Ag

C. Fe

D. Cu

Câu 6. Tên gọi của oxit Fe2O3

A. Sắt (II) oxit

B. Sắt (II) oxit

C. Sắt oxit

D. Sắt (II) trioxit

Câu 7. Muốn điều chế được 2,8 lít khí oxi (đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là:

A. 19,75 gam

B. 39,5 gam

C. 59,25 gam

D. 9,875 gam

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp hai kim loại Mg và Al trong bình đựng khí Oxi, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 28,4 gam hỗn hợp 2 oxit. Thể tích khí oxi (ở đktc) đã dùng để đốt cháy lượng kim loại trên.

A. 8,96 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 3,36 lít

Câu 9. Đốt cháy 19,5 gam kim loại M có hóa trị 2 bình đựng khí oxi dư, thu được 24,3 gam chất rắn. Kim loại M đó là:

A. Cu

B. Fe

C. Zn

D. Ba

Câu 10. Dãy chất nào dưới đây đều phản ứng được với khí oxi

A. Ca, CO2, SO2, C

B. Fe, S, SO2, C3H6

C. Ag, SO2, CO, Si

D. Cl2, Fe, Cu, CH4

III. Hướng dẫn giải bài tập

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
BDCBBABACB

Câu 7.

Tính số mol của oxi:

{n_{{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{2,8}}{{22,4}} = 0,125(mol)\({n_{{O_2}}} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{2,8}}{{22,4}} = 0,125(mol)\)

Xét phản ứng: 2KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

Theo PTHH:   2mol                                               1mol

Theo đề bài: \frac{{0,125.2}}{1} = 0,25(mol)\(\frac{{0,125.2}}{1} = 0,25(mol)\)          ← 0,125

Từ phương trình hóa học ta có: nKMnO4 = 0,25 mol

Khối lượng của KMnO4 cần cho phản ứng phân hủy bằng: 0,25.158 = 39,5 gam

Câu 8.

Áp dụng đinh luật bảo toàn khối lượng:

mhh + mO2 = m oxit => mO2 = moxit - mhh = 28,4 - 15,6 = 12,8 gam

Số mol của oxi bằng:

\begin{array}{l}
{n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\
 =  > {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 8,96(l)
\end{array}\(\begin{array}{l} {n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{12,8}}{{32}} = 0,4(mol)\\ = > {V_{{O_2}}} = {n_{{O_2}}}.22,4 = 8,96(l) \end{array}\)

Câu 9.

Áp dụng đinh luật bảo toàn khối lượng:

mkl + mO2 = m oxit => mO2 = moxit - mkl = 24,3 - 19,5 = 4,8 gam

Số mol của oxi bằng:

{n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{4,8}}{{32}} = 0,15(mol)\({n_{{O_2}}} = \frac{{{m_{{O_2}}}}}{{{M_{{O_2}}}}} = \frac{{4,8}}{{32}} = 0,15(mol)\)

Xét phản ứng: 2M + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) MO

Theo PTHH:  2mol 1mol

Theo đề bài: \frac{{0,15.2}}{1} = 0,3(mol)\(\frac{{0,15.2}}{1} = 0,3(mol)\) ← 0,15

Từ phương trình hóa học ta có: nM = 0,3 mol

Khối lượng mol kim loại M bằng: MM = \frac{{19,5}}{{0,3}} = 65(g/mol)\(\frac{{19,5}}{{0,3}} = 65(g/mol)\)

Vậy kim loại cần tìm là Zn

.........................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm