Hóa 8 bài 37: Axit - Bazơ - Muối
Bài 37 Hóa 8: Axit - Bazơ - Muối
Hóa 8 bài 37: Axit - Bazơ - Muối được VnDoc biên soạn gửi tới bạn đọc là trọng tâm lý thuyết hóa học 8 bài 37, giúp các bạn học sinh hệ thống được kiến thức cần nhớ của bài. Từ đó vận dụng giải bài tập sách giáo khoa cũng như bài tập sách bài tập. Mời các bạn tham khảo.
A. Tóm tắt kiến thức hóa 8 bài 37
1. Axit
a. Khái niệm
Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit
c. Phân loại: 2 loại
Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr….
Axit có oxi: H2SO4, H2CO3, HNO3…
d. Tên gọi
Axit không có oxi
Tên axit = axit + tên phi kim + hidric
Thí dụ
HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua
H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua
Axit có oxi
Axit có nhiều oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ic
Thí dụ: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat
HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat
Axit có ít oxi:
Tên axit = axit + tên phi kim + ơ
Thí dụ:
H2SO3: axit sunfuro. Gốc axit sunfit
2. Bazơ
a. Khái niệm:
Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).
b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại
c. Tên gọi:
Tên bazo = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit
Thí dụ:
Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit
KOH: kali hidroxit
d. Phân loại
Bazơ tan trong nước gọi là kiềm.
Thí dụ: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Bazơ không tan trong nước.
Thí dụ: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…
3. Muối
a. Khái niệm
Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit
b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit
Thí dụ: Na2SO4, CaCO3,…
c. Tên gọi
Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit
Thí dụ:
Na2SO4: natri sunfat
CaCO3: canxi cacbonat
FeSO4: sắt (II) sunfat
d. Phân loại
Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại
Thí dụ: Na2SO4, CaCO3,…
Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Thí dụ: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…
B. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Thành phần phân tử của bazơ gồm
A. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
B. một nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
D. một hay nhiều nguyên tử kim loại và nhiều nhóm –OH.
Lời giải:
Thành phần phân tử của bazơ gồm một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm –OH.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 2: Tên gọi của NaOH là
A. Natri oxit
B. Natri hiđroxit
C. Natri (II) hiđroxit
D. Natri hiđrua
Lời giải:
Na là kim loại có 1 hóa trị => tên gọi của NaOH là: Natri hiđroxit
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3: Hợp chất nào sau đây là bazơ?
A. Đồng (II) nitrat
B. Kali clorua
C. Sắt (II) sunfat
D. Canxi hiđroxit
Lời giải:
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH) và tên gọi của bazơ gồm tên kim loại + hiđroxit
=> bazơ là: Canxi hiđroxit
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Bazơ không tan trong nước là:
A. Cu(OH)2
B. NaOH
C. KOH
D. Ca(OH)2
Lời giải:
Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5: Trong các chất sau: KCl, AgCl, Ca(OH)2, CuSO4, Ba(OH)2, KHCO3. Số chất thuộc hợp chất bazơ là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Lời giải:
Các chất thuộc hợp chất bazơ là: Ca(OH)2, Ba(OH)2
Đáp án cần chọn là: A
Câu 6:
Lời giải:
Câu 7: Cho các bazơ sau: natri hiđroxit, bari hiđroxit, sắt (II) hiđroxit, đồng (II) hiđroxit, canxi hiđroxit, nhôm hiđroxit. Số các bazơ không tan trong nước là
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Những bazơ không tan là:
+) sắt (II) hiđroxit : Fe(OH)2
+) đồng (II) hiđroxit: Cu(OH)2
+) nhôm hiđroxit: Al(OH)3
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8: Al2O3 có bazơ tương ứng là
A. Al(OH)2.
B. Al2(OH)3.
C. AlOH.
D. Al(OH)3.
Lời giải:
Al2O3 có bazơ tương ứng là Al(OH)3
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9: Cho các chất sau: NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Số các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là
A. 2.
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các bazơ tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10: Phương trình hóa học biểu diễn quá trình CaO → Ca(OH)2 là
A. 2CaO + H2 → 2Ca(OH)2
B. CaO + H2O → Ca(OH)2
C. CaO + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
D. 2CaO + O2 + 2H2 → 2Ca(OH)2
Lời giải:
Phương trình hóa học đúng là: CaO + H2O → Ca(OH)2
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11: Dãy dung dịch nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh?
A. NaOH, BaCl2, H3PO4, KOH.
B. NaOH, Na2SO4, KCl, KOH.
C. NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH.
D. NaOH, Ca(NO3)2, KOH, H2SO4.
Lời giải:
Dãy dung dịch làm đổi màu quỳ tím thành xanh là dãy gồm các dung dịch bazơ: NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, KOH
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Tên gọi của Al(OH)3 là:
A. Nhôm (III) hidroxit.
B. Nhôm hidroxit.
C. Nhôm (III) oxit.
D. Nhôm oxit.
Lời giải:
Al(OH)3: nhôm hidroxit
Đáp án cần chọn là: B
C. Giải bài tập Hóa 8 bài 37
Để giúp các bạn học sinh thuận tiện trong quá trình học tập cũng như có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa hóa 8 bài 37. VnDoc biên soạn hướng dẫn giải chi tiết bài tập sách giáo khoa Hóa 8 bài 37 tại: Giải bài tập hóa 8 bài 37: Axit- Bazo- Muối
..............................
Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu:
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.