Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa 8 Bài 39: Bài thực hành 6

Soạn hóa 8 bài 39 bài thực hành 6

Hóa 8 Bài 39: Bài thực hành 6 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh tóm tắt trọng tâm của bài, cũng như giúp các bạn học sinh giải quyết các câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 8 trang 133. Mời các bạn tham khảo.

A. Tóm tắt lý thuyết

Tính chất hóa học của nước

1. Tác dụng với kim loại

Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như (như Na, K, Ca..) tạo thành bazơ và hidro như NaOH, KOH tác dụng với một số oxit phi kim tạo ra axit.

2Na + 2H2O → 2NaOH +H2

2. Tác dụng với một số oxit bazơ

Oxit bazơ hóa hợp với nước tạo thành bazơ. Dung dịch ba zơ làm quỳ tím chuyển thành xanh.

CaO + H2O → Ca(OH)2

3. Tác dụng với một số oxit axit.

Hợp chất tạo ra do nước hóa hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

B. Nội dung bài thực hành 6 hóa 8

1. Thí nghiệm 1: Nước tác dụng với natri

Cách tiến hành:

Lấy miếng kim loại natri ngâm trong lọ dầu hỏa đặt trên giấy lọc. Dùng dao cắt lấy một mẩu natri nhỏ bằng đầu que diêm.

Nhỏ 1 – 2 giọt phenolphtalein vào tờ giấy lọc đã tẩm ướt.

Thấm khô dầu và đặt mẩu natri lên tờ giấy lọc đã tẩm ướt nước.

Tờ giấy lọc đã được uốn cong ở mép ngoài để mẩu natri không chạy ra ngoài.

Hiện tượng – giải thích:

Ta thấy mẩu natri tan dần, chạy trong mẩu giấy lọc, có khí thoát ra.

Giấy lọc chuyển hồng do sản phẩm của phản ứng có NaOH.

2Na + H2O → 2NaOH + H2

2. Thí nghiệm 2: Nước tác dụng với vôi sống CaO

Cách tiến hành:

Cho vào bát sứ nhỏ (hoặc ống nghiệm) một mẩu nhỏ bằng hạt ngô vôi sống CaO.

Rót một ít nước vào vôi sống.

Cho 1 – 2 giọt dung dịch phenolphatlein (hoặc mẩu giấy quỳ tím) vào dung dịch nước vôi mới tạo thành.

Hiện tượng - giải thích:

Khi ta rót nước vào mẩu vôi sống (CaO) ta thấy có khí bay lên, đồng thời dung dịch tạo thành có hiện tượng nóng lên do phản ứng tỏa ra nhiệt.

CaO + H2O → Ca(OH)2

Khi nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch phenolphatlein vừa tạo thành, ta thấy dung dịch chuyển hồng. Nếu ta dùng qùy tím thì quỳ chuyển sang màu xanh.

3. Thí nghiệm 3: Nước tác dụng với điphotpho pentaoxit

Cách tiến hành:

Chuẩn bị một lọ thủy tinh có nút đậy bằng cao su và một muỗng sắt.

Cho vào muỗng sắt một lượng nhỏ (bằng hạt đỗ xanh) photpho đỏ.

Đưa muỗng sắt vào ngọn lửa đèn cồn cho P cháy trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ.

Khi P ngừng cháy thì đưa muỗng ra khỏi lọ và lưu ý không để P dư rơi xuống đáy lọ. Cho một ít nước vào lọ. Lắc cho khói trắng P2O5 tan hết trong nước.

Cho mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch mới tạo thành trong lọ.

Hiện tượng – giải thích:

Ta thấy photpho cháy sáng, có khói tạo thành:

4P + 5O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}  2P2O5

Khi cho nước vào bình thủy tinh lắc cho khói tan hết, sau đó cho mẩu quỳ tím vào thì thấy mẩu quỳ tím chuyển đỏ do sản phẩm tạo thành là axit phophoric:

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

...............................................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Trên đây Hóa 8 Bài 39: Bài thực hành 6 VnDoc đã đưa tới các bạn một tài liệu rất hữu ích . Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm