Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập số 3

Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập số 3 được VnDoc biên soạn là nội dung bài Hóa 8 bài 17 bài cuối cùng trong Chương 2, ở bài này sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức bài phản ứng hóa học và cân bằng phương trình. Tài liệu đưa vào các dạng bài tập nhằm củng cố nâng cao kiến thức cho các bạn học sinh.

I. Tóm tắt nội dung kiến thức Hóa 8 bài 17

1. Hiện tượng hóa học

Khái niệm: Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học

Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

Trong phản ứng hóa học chỉ diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử.

Lưu ý: Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tính được khối lượng một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.

2. Phương trình hóa học

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học. Gồm công thức hóa học và hệ số thích hợp của những chất tham gia và chất tạo thành.

Các bước để lập phương trình hóa học.

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố có trong phản ứng. Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

Bước 3: Viết phương trình hóa học.

II. Bài tập mở rộng nâng cao

1. Trắc nghiệm hóa 8 bài 17

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng hóa học?

A. Đốt cháy đường

B. Thở hơi thở vào dung dịch nước vôi trong thấy có xuất hiện vẩn đục

C. Đốt cháy cồn tạo thành khí cacbonic và hơi nước.

D. Mở chai nước ngọt thấy bọt khí thoát ra ngoài

Câu 2. Cho phản ứng: Đốt cháy bột lưu huỳnh trong bình có chứa khí oxi. Phương trình hóa học của phản ứng trên là?

A. S + O2 → SO2

B. S + O2 → SO

C. 2S + 3O2 → 2SO3

D. 2S + O2 → S2O2

Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

2Na + ? → 2NaOH + H2

Công thức hóa học còn thiếu điền vào dấu ? là:

A. H2

B. H2O

C. O2

D. KOH

Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

KMnO4 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

Tổng hệ số các chất trong phương trình hóa học trên là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 5. Dấu hiệu nào cho ta thấy có phản ứng hóa học xảy ra?

A. Có chất kết tủa sinh ra (không tan)

B. Có chất khí bay lên

C. Có sự biến đổi màu sắc quan sát được

D. Tất cả các dấu hiệu trên

Câu 6. Sục khí cacbonic vào dung dịch natri hidroxit thu được dung dịch natri cacbonat và nước. Phương trình của phản ứng hóa học trên là:

A. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

B. NaOH + CO2 → Na2CO2 + H2O

C. NaOH + CO2 → NaCO3 + H2O

D. NaOH + CO2 → NaCO2 + H2O

Câu 7. Hòa tan 15,3 gam bari oxit vào nước thu được 17,1 gam Bari hidroxit. Khối lượng nước đã tham gia phản ứng là:

A. 1,8 gam

B. 3,6 gam

C. 0,9 gam

D. 2,4 gam

Câu 8. Cho kim loại sắt vào bình đựng khí clo thu được sắt (III) clorua. Tổng hệ số tất cả các chất tham gia phản ứng là:

A. 8

B. 7

C. 5

D. 6

Câu 9. Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 + ? HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2. Hệ số còn thiếu trong dấu ? để hoàn thành phương trình hóa học trên là:

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 10. Cho sắt (III) clorua FeCl3 tác dụng với 2,55 gam bạc nitrat thu được 1,44 gam bạc clorua AgCl và 2,8 gam Sắt (III) nitrat Fe(NO3)3. Khối lượng FeCl3 đã tham gia phản ứng trên là:

A. 1,69 gam

B. 1,19 gam

C. 3,91 gam

D. 3,38 gam

2. Phần câu hỏi tự luận hóa 8 bài 17

Câu 1. Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau.

a) Al2O3 + HNO3 → Al(NO3)3 + H2O

b) NaOH + Fe(NO3)3→ Fe(OH)3 + NaNO3

c) CO + Fe2O3 → Fe + CO2

d) MgO + HCl → MgCl2 + H2O

Câu 2. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) Photpho + khí oxi Photpho (V) oxit

b) Khí Hidro + oxit sắt từ (Fe3O4) Sắt + nước

c) Sắt + đồng (II) sunfat Sắt (II) sunfat + đồng

d) Kẽm + axit sunfuric Kẽm sunfat + khí hidro

Câu 3. Đốt cháy bột nhôm trong oxi ta được phản ứng:

Nhôm + khí Oxi → Nhôm oxit

a) Viết phương trình phản ứng

b) Cho biết khối lượng nhôm đã phản ứng là 27 gam và khối lượng nhôm oxit sinh ra là 51 gam. Tính khối lượng oxi đã dùng cho phản ứng trên.

Câu 4. Dẫn 11,2 gam khí CO tác dụng với sắt từ oxit Fe3O4 thu được 16,8 gam sắt và 17,6 gam khí cacbonic.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng trên

b) Tính khối lượng sắt từ oxit đã tham gia phản ứng

c) Cho 17,6 gam cacbonic trên tác dụng với 19,6 gam canxi hidroxit thu được canxi cacbonat CaCO3 và 7,2 gam nước. Biết rằng phản ứng xảy ra theo phương trình phản ứng sau:

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Tính khối lượng canxi cacbonat tạo thành sau phản ứng:

Câu 5. Khí oxi đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống: nó duy trì sự sống và sự cháy. Trong sự hô hấp của người và động vật oxi kết hợp với hemolobin (kí hiệu Hb) trong máu để biến máu đỏ sẫm thành máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Hiện tượng đó có phải hiện tượng hóa học không?

Câu 6. Ghi lại phương trình bằng chữ của phản ứng hóa học trong các hiện tượng mô tả sau:

a) Cho một mẩu natri vào nước, tu được sản phẩm natri hidroxit NaOH và khí hidro.

b) Cho dung dịch sắt (II) clorua FeCl2 tác dụng với dung dịch bạc nitrat AgNO3, thu được bạc clorua kết tủa màu trắng và dung dịch sắt (II) nitrat.

Câu 7. a) Theo em, muốn phản ứng hóa học xảy ra phải có điều kiện gì?

b) Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học?

III. Đáp án - Hướng dẫn giải

1. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1D2A3B4C5D6A7A8C9B10A

2. Hướng dẫn giải phẩn tự luận

Câu 1

a) Al2O3 + 6HNO3 → 2Al(NO3)3 + 3H2O

b) 3NaOH + Fe(NO3)3→ Fe(OH)3 + 3NaNO3

c) 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2

d) MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

Câu 2. Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) 4P + 5O2 → 2P2O5

b) 4H2 + Fe3O4 → 3Fe + 4H2O

c) Fe + CuSO4 → Cu + FeSO4

d) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Câu 3.

Phương trình hóa học:

4Al + 3O2 → 2Al2O3

Áp dụng bảo toàn khối lượng:

mAl + mO2 = mAl2O3

=> mO2 = 51 - 27 = 24 gam

Câu 4.

a) Phương trình hóa học:

4CO + Fe3O4 → 3Fe + 4CO2

b) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mCO + mFe3O4 = mFe + mCO2

=> mFe3O4 = mFe + mCO2 - mCO = 16,8 + 17,6 - 11,2 = 23,2 gam

c) Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

mCaCO3= mCa(OH)2 + mCO2 - mH2O = 17,6 + 29,6 - 7,2 = 40 gam

Câu 5. Hiện tượng hô hấp là hiện tượng hóa học vì đã có phản ứng hóa học để chuyển máu đỏ sẫm thành màu đỏ tươi. Sơ đồ phản ứng như sau:

Hb + O2 → HbO2

Câu 6. 

a) Natri + nước → natri hidroxit + hidro

b) Sắt (II) clorua + bạc nitrat → bạc clorua + sắt (II) nitrat

Câu 7. 

a) Muốn phản ứng hóa học xảy ra:

Những chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.

Có nhiệt độ thích hợp, có trường hợp cần chất xúc tác.

b) Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là:

Nhiệt độ của các chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng khi tăng nhiệt độ và ngược lại.

Độ đậm đặc của dung dịch chất phản ứng: tốc độ phản ứng hóa học tăng nếu độ đậm đặc của dung dịch tăng. Ngược lại

Kích thước của các chất rắn phản ứng: kích thước của các chất rắn càng nhỏ (tức là diện tích tiếp xúc càng lớn) thì tốc độ phản ứng hóa học càng tăng. Ngược lại.

IV. Giải Hóa 8 bài 17: Luyện tập chương 2

Để giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập sách giáo khoa Hóa 8 cũng như các bài tập trang 60, 61 sgk hóa  8: Giải Hóa 8 bài 17: Bài luyện tập 3

V. Giải SBT Hóa 8 bài 17: Luyện tập chương 2

Ngoài các dạng bài tập trong sách giáo khoa, các bạn học sinh cần củng cố rèn luyện thêm các kĩ năng giải bài tập cũng như các thao tác tính toán trở lên nhanh hơn. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh trong quá trình làm bài tập tại: Giải SBT Hóa 8 bài 17: Luyện tập chương 2

...........................

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập số 3 được VnDoc biên soạn, nội dung tài liệu tóm tắt trọng tâm kiến thức bài học từ đó đưa các dạng bài tập dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm và câu hỏi tự luyện để các ban luyện tập cũng như củng cố.

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
3 2.190
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hóa học 8

    Xem thêm