Hóa học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
Hóa học 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học được VnDoc biên soạn, là nội dung Hóa 8 bài 22. Đưa ra từng bước cách tính theo phương trình hóa học giúp các bạn học sinh dễ theo dõi, kèm theo các dạng bài tập để cách bạn củng cố thành thạo các thao tác làm bài tập.
Tính theo phương trình hóa học
Hy vọng với Hóa 8 bài 22 giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức bài học. Cũng như tài liệu còn rất hữu ích giúp thầy cô trong quá trình soạn bài và giảng dậy. Mời các bạn tham khảo.
I. Tóm tắt kiến thức cần nhớ
1. Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
Thí dụ 1. Cho 4,6 gam Natri phản ứng với nước theo sơ đồ phản ứng sau:
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Hãy tính khối lượng natri hiđroxit (NaOH) thu được sau phản ứng
Các bước tiến hành
Số mol Na tham gia phản ứng:
\({n_{Na}} = \frac{{{m_{Na}}}}{{{M_{Na}}}} = \frac{{4,6}}{{23}} = 0,2(mol)\)
Xét phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Theo PTHH: 2 mol 2 mol 2 mol 2 mol
Theo đề bài: 0,2 mol → 0,2 mol
Từ phương trình hóa học ta có: nNaOH = 0,2 mol
Khối lượng NaOH thu được sau phản ứng là: mNaOH = nNaOH.MNaOH = 0,2.40 = 8 (g)
Thí dụ 2: Cho natri phản ứng với nước thu được dung dịch natri hiđroxit (NaOH) và 2,24 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng của natri tham gia phản ứng.
- Tính số mol của H2 bằng:
- Xét phản ứng: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Theo PTHH: 2mol 1 mol
- Theo đề bài: \(\frac{{0,1.2}}{1} = 0,2(mol)\) ← 0,1 mol
- Từ phương trình hóa học ta có: nNa = 0,2 mol => mNa= nNa.MNa = 0,2.23 = 4,6 gam
2. Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm?
Thí dụ: Đốt cháy lưu huỳnh trong bình đựng khí oxi, khí sinh ra là lưu huỳnh đioxit
S + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2
Hãy tính thể tích khí SO2 (đktc) sinh ra, nếu đốt cháy 3,2 gam lưu huỳnh.
Các bước tiến hành.
Tính số mol của lưu huỳnh:
Xét phản ứng: S + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) SO2
Theo PTHH: 1mol 1mol
Theo đề bài: 0,1 mol → 0,1 mol
Từ phương trình hóa học ta có: nSO2 = 0,1 mol
Thể tích khí SO2 sinh ra bằng: VSO2 = nNa.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
II. Bài tập tính theo phương trình hóa học
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cho thanh magie cháy trong không khí thu được hợp chất magie oxit. Biết mMg = 7,2 g. Tính khối lượng hợp chất
A. 2,4 g | B. 9,6 g | C. 4,8 g | D. 12 g |
Câu 2: Cho phương trình CaCO3 → CO2 + H2O
Để điều chế 2,24 l CO2 thì số mol CaCO3 cần dùng là
A. 1 mol | B. 0,1 mol | C. 0,001 mol | D. 2 mol |
Câu 3: Ba + 2HCl → BaCl2 + H2
Để thu được 4,16 g BaCl2 cần bao nhiêu mol HCl
A. 0,04 mol | B. 0,01 mol | C. 0,02 mol | D. 0,5 mol |
Câu 4: Cho 5,6g sắt tác dụng với dung dịch axit clohidric loãng thu được bao nhiêu ml khí H2
A. 2,24 ml | B. 22,4 ml | C. 2, 24.10-3 ml | D. 0,0224 ml |
Câu 5: Cho 13,7g Ba tác dụng với 3,2 g oxi thu được hợp chất oxit. Tính khối lượng oxi sau phản ứng
A. 3,2 g | B. 1,6 g | C. 6,4 g | D. 0,8 g |
Câu 6: Cho 98g H2SO4 loãng 20% phản ứng với thanh nhôm thấy có khí bay lên. Xác định thể tích khí đó
A. 4,8 l | B. 2,24 l | C. 4,48 l | D. 0,345 l |
Để xem toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm hóa 8 bài 22 cũng như đáp án tại: Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 22
2. Bài tập tự luận
Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn KMnO4 để thu được khí O2 theo sơ đồ phản ứng sau:
KMnO4 ------> K2MnO4 + MnO2 + O2
Kết thúc phản ứng thu được 2,24 lít khí Oxi (đktc). Tính khối lượng KMnO4 đã sử dụng.
Câu 2. Cho 6,5 gam Zn tác dụng hết với dung dịch axit HCl thu được muối ZnCl2 và thoát ra V lít khí H2 (đktc).
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích khí H2 (đktc)
Câu 3. Sục 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch nước vôi trong Ca(OH)2 thu được Canxi cacbonat và nước.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng muối canxi cacbonat thu được sau phản ứng.
Câu 4. Hòa tan 5,3 gam natri cacbonat vào trong dung dịch HCl dư thu được muối natri clorua, khí cacbonic và nước.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau phản ứng.
Câu 5. Đốt cháy 5,6 bột sắt trong bình chứa oxi thu được sắt (III) oxit.
a) Viết phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính khối lượng sắt (III) oxit sinh ra.
Câu 6. Cho 5,4 g Al tác dụng vừa đủ với V lít khí Cl2 ở đktc. Tìm V. Tìm khối lượng sản phẩm
III. Hướng dẫn làm bài tập tính theo phương trình hóa học
Câu 1.
Phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân:
2KMnO4 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
Số mol của Oxi bằng:
\({n_{{O_2}}} = \frac{{{V_{{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\)
Xét phương trình: 2KMnO4 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) K2MnO4 + MnO2 + O2
Theo PTHH: 2 mol 1 mol
Theo đề bài: \(\frac{{0,1.2}}{1} = 0,2(mol)\) ← 0,1 mol
Từ phương trình hóa học số mol KMnO4 bằng: nKMnO4 = 0,2 mol
Khối lượng của KMnO4 tham gia phản ứng bằng:
mKMnO4 = nKMnO4.MKMnO4 = 0,2.158 = 31,6 (gam)
Câu 2.
Phương trình hóa học của phản ứng:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Số mol của Zn bằng:
\({n_{{O_2}}} = \frac{{{V_{{O_2}}}}}{{22,4}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\)
Xét phương trình: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
Theo PTHH: 1 mol 1 mol
Theo đề bài: 0,1 → 0,1 mol
Từ phương trình hóa học số mol H2 bằng: nH2= 0,1 mol
Thể tích khí H2 sinh ra bằng: VH2 = nH2.22,4 = 0,1.22,4 = 2,24 lít
Câu 3.
Phương trình hóa học của phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Số mol của CO2 bằng: \({n_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}} = \frac{{{V_{{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}}}}}{{22,4}} = \frac{{3,36}}{{22,4}} = 0,15(mol)\)
Xét phương trình: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Theo PTHH: 1 mol 1 mol
Theo đề bài: 0,15 mol → 0,15 mol
Từ phương trình hóa học số mol CaCO3 bằng 0,15 mol
Khối lượng CaCO3 sau phản ứng bằng: mCaCO3 = mCaCO3.mCaCO3 = 0,15.100 = 15 gam
Câu 4.
Phương trình hóa học của phản ứng:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Số mol của Na2CO3 bằng:
\({n_{{\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}} = \frac{{{m_{{\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}}}}{{{M_{{\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{C}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}}}}} = \frac{{5,3}}{{106}} = 0,05(mol)\)
Xét phương trình: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
Theo PTHH: 1 mol 1 mol
Theo đề bài: 0,05 mol → 0,05 mol
Từ phương trình hóa học số mol CO2 bằng 0,05 mol
Thế tích khí CO2 sinh ra bằng: VCO2 = nCO2.22,4 = 0,05.22,4 = 1,12 lít
Câu 5.
Phương trình hóa học phản ứng
4Fe + 3O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Fe2O3
Tính số mol của sắt:
\({n_{Fe}} = \frac{{{m_{Fe}}}}{{{M_{Fe}}}} = \frac{{14}}{{56}} = 0,25(mol)\)
Xét phản ứng: 4Fe + 3O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Fe2O3
Theo PTHH: 4mol 2mol
Theo đề bài: 0,25 mol → \(\frac{{0,25.2}}{4} = 0,125(mol)\)
Từ phương trình hóa học ta có: nFe2O3 = 0,125 mol
Khối lượng Fe2O3 bằng: mFe2O3 = nFe2O3.MFe2O3 = 0,125.160 = 20 gam
Câu 6.
Cách 1:
Ta có nAl = MAl/(mAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)
PTHH: 2Al + 3Cl2 ----------> 2AlCl3
Từ PTHH: 2 mol 3 mol 2 mol
Từ đề bài: 0,2 mol 0,3 mol 0,2 mol
VCl2 = 0,3 . 22,4 = 6,72 (l)
msản phẩm = 0,2 . 133,5 = 26,7 (g)
Cách 2:
Ta có nAl = MAl/(mAl) = 5,4 / 27 = 0,2 (mol)
PTHH: 2Al + 3Cl2 ----------> 2AlCl3
Theo phương trình ta có: nCl2 = 3/2.nAl = 3/2.0,2 = 0,3 (mol)
Từ đó => thể tích của Cl2, tương tự thì nsản phẩm = 2/2. nAl = 0,2 mol
Từ đó => khối lượng chất sản phẩm tạo thành
IV. Giải Hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học
Đề giúp các bạn học sinh thuận tiện cũng như học tốt hơn môn Hóa học 8 VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết bài tập sách giáo khoa Hóa 8 bài 22 tại: Giải Hóa 8 Bài 22: Tính theo phương trình hóa học
V. Giải SBT Hóa 8 bài 22
Ngoài bài tập sách giáo khoa, các bạn học sinh cần ôn luyện làm thêm các dạng bài tập sách bài tập, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn làm bài tập sách bài tập chi tiết tại: Giải SBT Hóa 8 bài 22: Tính theo phương trình hóa học
...................
Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.