Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học
Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học được VnDoc biên soạn là nội dung bài Hóa 8 bài 16, giúp các bạn học sinh nắm được các bước lập phương trình hóa học cũng như hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học từ đó vận dụng làm các dạng bài tập mở rộng nâng cao. Tài liệu còn rất hữu ích giúp thầy cô tham khảo trong quá trình soạn giáo án Hóa học 8.
Soạn hóa 8 bài 16
I. Tóm tắt Hoá 8 bài 16: Phương trình hóa học
1. Lập phương trình hóa học
a. Phương trình hóa học
Phương trình hóa học phản ứng bằng chữ:
Khí hidro + Khi oxi → Nước
Sơ đồ phản ứng: (Thay tên các chất trong phương trình chữ bằng công thức hóa học)
H2 + O2 -----> H2O
Quan sát:
Số nguyên tử O bên trái nhiều hơn. Bên phải cần có hai O. Đặt hệ số 2 trước H2O ta được:
H2 + O2 -----> 2H2O
+ Số nguyên tử H bên phải lại nhiều hơn. Bên trái cần 4H. Đặt hệ số 2 trước H2 được:
2H2 + O2 -----> 2H2O
+ Như vậy ta có thể thấy số nguyên tử của mỗi nguyên tố đều đã bằng nhau.
+ Phương trình phản ứng viết như sau:
2H2 + O2 → 2H2O
b. Các bước lập phương trình hóa học.
Bước 1. Thiết lập sơ đồ phản ứng
Ở bước này ta viết công thức hóa học của các chất tham gia ở vế trái, công thức hóa học của các chất sản phẩm ở vế phải của phương trình hóa học.
H2 + Cl2 -----> HCl
Bước 2. Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố
H2 + Cl2 ----> 2HCl
Trong phản ứng hóa học chỉ xảy ra sự biến đổi liên kết của các nguyên tử, không xảy ra sự biến đổi về lượng của các nguyên tử do đó số lượng nguyên tử của các nguyên tố trước và sau phản ứng không đổi. Ở bước này ta cần cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở cả hai vế và đặt hệ số thích hợp vào công thức hóa học của mỗi chất.
Bước 3. Viết phương trình hóa học
H2 + Cl2 → 2HCl
Sau khi căn bằng hệ số nguyên tố, chúng ta hoàn thiện thiết lập phương trình hóa học từ sơ đồ phản ứng.
Những lưu ý khi thiết lập phương trình hóa học sau đây:
- Không thay đổi chỉ số trong những côn g thức hóa học chính xác ban đầu.
Ví dụ: Không viết 2H mà phải viết H2 trong phản ứng điều chế khí HCl vì khí clo tồn tại ở dạng phân tử Cl2
- Viết hệ số cao ngang kí hiệu, ví dụ là 2HCl chứ không phải 2HCl.
- Làm chẵn số nguyên tử có nguyên tố có nhiều nhất trong phản ứng, sau đó cân bằng số nguyên tố của các nguyên tố còn lại. Hệ số của các chất trong phương trình hóa học phải được tối giản.
- Nếu trong công thức hóa học có các nhóm nguyên tử (nhóm OH, nhóm SO4, nhóm NO3…) ta coi cả nhóm tương đương như một nguyên tố để cân bằng. Trước và sau phản ứng số lượng nhóm nguyên tử phải bằng nhau.
3NaOH + Fe(NO3)3 → Fe(OH)3 + 3NaNO3
2. Ý nghĩa của phương trình hóa học
Phương trình hóa học cho ta biết:
Tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này chính là tỉ lệ hệ số tôi giản của mỗi chất trong phương trình.
Ví dụ: Phản ứng giữa Ba và O2 xảy ra như sau:
2Ba + O2 \(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2BaO
Từ phương trình trên ta thấy tỉ lệ số nguyên tử Ba : số phân tử O2 : số phân tử BaO = 2:1:1. Ta có thể rút ra kết luận:
- Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng với 1 phân tử O2 tạo thành 2 phân tử BaO
- Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng tạo thành 2 phân tử BaO
- Cứ 2 nguyên tử Ba phản ứng với 1 phân tử O2
>> Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết hóa 8 bài tiếp theo tại: Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập số 3
II. Bài tập mở rộng nâng cao
1. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Cho phản ứng: Sắt phản ứng với oxi tạo ra oxit sắt từ.
A. 2Fe + O2 → 2FeO
B. Fe + O2 → 2FeO2
C. 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3
D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
Câu 2. Khí Nito tác dụng với khí hidro tạo thành khí amoniac NH3. Phương trình hóa học của phản ứng trên là
A. N + 3H → NH3
B. N2 + 6H → 2NH3
C. N2 + 3H2 → 2NH3
D. 2N + 2H → NH2
Câu 3. Cho phản ứng hóa học sau: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Phát biểu nào sau đây là đúng về phản ứng trên:
A. Cứ 4 phân tử NO2 phản ứng với 2 phân tử O2 và 1 phân tử H2O tạo thành 4 phân tử HNO3
B. Cứ 4 nguyên tử NO2 phản ứng tạo 4 phân tử HNO3.
C. Cứ 1 nguyên tử O phản ứng tạo 4 nguyên tử HNO3.
D. Cứ 2 phân tử NO2 phản ứng với 2 phân tử H2O tạo 2 phân tử HNO3
Câu 4. Cho phương trình hóa học sau:
Fe2O3 + ?H2 → 2Fe + H2O
Hệ số còn thiếu trong dâu ? để hoàn thành phương trình hóa học trên là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5. Cho phương trình hóa học sau:
MgO + 2HNO3 → ? + H2O
Công thức hóa học còn thiếu trong dấu ? để hoàn thành phương trình hóa học trên là:
A. Mg(NO3)2
B. Mg(NO3)3
C. MgNO3
D. MgOH
Câu 6. Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu dưới đây
A. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
B. Có 2 bước để lập phương trình hóa học
C. Chỉ duy nhất 2 chất tham gia phản ứng tạo thành 1 chất sản phẩm mới gọi là phương trình hóa học
D. Quỳ tím dùng để xác định chất không là phản ứng hóa học
Câu 7: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây
A. Có 3 bước lập phương trình hóa học
B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
C. Dung dịch nước đường có công thức hóa học là C12H22O11
D. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử
Câu 8. Cho phản ứng hóa học sau: 2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
Phát biểu nào sau đây là đúng về phản ứng trên:
A. Cứ 2 phân tử SO2 phản ứng với 1 phân tử O2 và 2 phân tử H2O tạo thành 2 phân tử H2SO4
B. Cứ 2 nguyên tử SO2 phản ứng tạo 2 phân tử H2SO4.
C. Cứ 1 nguyên tử O phản ứng tạo 2 nguyên tử H2SO4.
D. Cứ 2 phân tử SO2 phản ứng với 2 phân tử H2O tạo 2 phân tử H2SO4
2. Câu hỏi tự luận
Câu 1. Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng hóa học sau:
a) Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2O
b) CuO + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
c) NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d) BaCO3 + HCl → BaCl2 + H2O + CO2
Câu 2. Thiết lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + KNO3
b) FeS + HCl → FeCl2 + H2S
c) Pb(OH)2 + HNO3 → Pb(NO3)2 + H2O
d) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O
Câu 3. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:
a) Al2O3 + ? → ?AlCl3 +?H2O
b) H3PO4 + ?KOH → K3PO4 +?
c) ?NaOH + CO2 → Na2CO3 + ?
d) Mg + ?HCl → ? +?H2
Câu 4. Hãy chọn hệ số và công thức hóa học phù hợp điền vào dấu hỏi chấm trong phương trình hóa học sau:
a) ? H2 + O2 → ?
b) P2O5 +? → ?H3PO4
c) CaO + ?HCl → CaCl2 + H2O
d) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + ?
Câu 5. Hiện tượng mưa axit gây hủy hoại bề mặt đá của các công trình di tích là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích.
Câu 6. Biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hiđro H2 và chất magie sunfat MgSO4.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng.
b) Cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng.
III. Đáp án phần bài tập mở rộng nâng cao
1. Đáp án phần câu hỏi trắc nghiệm
1 D | 2 C | 3 B | 4 B |
5 A | 6 A | 7 D | 8 A |
Câu 1. Sắt phản ứng với oxi tạo ra oxit sắt từ.
3Fe + 2O2 → Fe3O4
Chọn đáp án D
Câu 2. Khí Nito tác dụng với khí hidro tạo thành khí amoniac NH3.
C. N2 + 3H2 → 2NH3
Câu 3. Phản ứng hóa học sau: 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
A. Đúng: Cứ 4 phân tử NO2 phản ứng với 2 phân tử O2 và 1 phân tử H2O tạo thành 4 phân tử HNO3
Câu 4.
Phương trình phản ứng
Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O
Câu 5.
Phương trình hóa học trên là:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
2. Đáp án phần câu hỏi tự luận
Câu 1.
a) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O
b) CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d) BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + H2O + CO2
Câu 2.
a) 3AgNO3 + K3PO4 → Ag3PO4 + 3KNO3
b) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
c) Pb(OH)2 + 2HNO3 → Pb(NO3)2 + 2H2O
d) Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
Câu 3.
a) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 +3H2O
b) H3PO4 +3KOH → K3PO4 +3H2O
c) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
d) Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Câu 4.
a) 2H2 + O2 →2H2O
b) P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
c) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
d) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4 + CuCl2
Câu 5.
Hiện tượng mưa axit là một trong những hiện tượng tự nhiên đáng sợ nhất. Đây là chỉ hiện tượng mưa có chứa các thành phần mang tính axit, chẳng hạn như axit sunfuric hoặc axit nitric.
Câu 6.
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
b) Số nguyên tử Mg : số phân tử H2SO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử MgSO4 = 1:1
Số nguyên tử Mg : số phân tử H2 = 1:1.
IV. Giải bài tập Hóa 8 bài 16
Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập.VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập Sách giáo khoa trang 57, 58 tại: Giải Hóa 8 Bài 16: Phương trình hóa học
V. Giải SBT Hóa 8 bài 16
Ngoài các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như bài tập sách bài tập, VnDoc đã biên soạn thêm bộ câu hỏi tự luận theo từng bài, hy vọng có thêm tài luyện ôn luyện củng cố kiến thức cho bạn. Mời các bạn tham khảo tại đây. Để giúp các bạn học sinh học tốt hơn cũng như hoàn thành tốt các bài tập Sách bài tập Hóa 8 bài 16. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải chi tiết các bài tập tại: Giải SBT Hóa 8 bài 16: Phương trình hóa học
........................
VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 16: Phương trình hóa học được VnDoc biên soạn. Ở bài 16 hóa 8 này các bạn phải nắm chắc các bước lập phương trình hóa học, khi các bạn thành thạo có thể tối giản các bước thực hiện cân bằng luôn.
Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:
- Hóa học 8 Bài 17: Bài luyện tập số 3
- Giải bài tập SBT Hóa học lớp 8 bài 16: Phương trình hóa học
- Giáo án Hóa học 8 bài 16: Phương trình hóa học
Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.