Hóa 8 bài 43: Pha chế dung dịch

Bài 43 pha chế dung dịch

Hóa 8 bài 43: Pha chế dung dịch được VnDoc biên soạn là kiến thức trọng tậm bài 43 Pha chế dung dịch, giúp các bạn học sinh nắm cách pha chế dung dịch từ vận dụng giải các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.

A. Tóm tắt lý thuyết hóa 8 bài 43

1. Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước

Bước 1: Tính các đại lượng cần dùng

Bước 2: Pha chế dung dịch theo các đại lượng cần xác định

Pha dung dịch nồng độ mol/l (CM):

Từ muối A, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy pha chế V (ml) dung dịch A nồng độ CM

Bước 1: Tính số mol chất tan có trong dung dịch cần pha chế:

Vì đơn vị của nồng độ mol là mol/lít nên thể tích dung dịch phải đổi về lít, sau đó tính số mol theo công thức:

n = CM . V

Bước 2: Từ số mol suy ra khối lượng chất tan (m) cần lấy để pha chế.

Bước 3: Thể tích dung dịch chính là thể tích nước cần dùng để pha chế.

Kết luận: vậy cần lấy m gam A hòa tan vào V (ml) nước cất để tạo thành V (ml) dung dịch A có nồng độ CM

Pha dung dịch nồng độ phần trăm:

Từ muối B, nước cất và các dụng cụ cần thiết, hãy tính toán và nêu cách pha chế m gam dung dịch B có nồng độ C%.

Bước 1: Tính khối lượng chất tan cần pha chế:

m_1=m_{ct}=\frac{m_{dd}.C\%}{100\%}

Bước 2: Tính khối lượng nước cần pha chế:

Cần nhớ công thức tính khối lượng dung dịch: mdung dịch = mdung môi + mchất tan

=> m2 = mnước = mdung dịch – mchất tan

Kết luận: Vậy cần lấy m1 gam chất B hòa tan vào m2 gam nước để thu được m gam dung dịch B có nồng độ C%.

Ví dụ: Pha chế 50 gam dung dịch CuSO4 10%

Giải 

Tính toán

Tìm khối lượng chất tan:

mCuSO4 = (10.50)/100 = 5 (gam)

Tìm khối lượng dung môi nước

mdm = mdd - mct = 50 - 5 = 45 gam

Cách pha chế

Cân lấy 8 gam CuSO4 cho vào cốc thủy tinh có dung tích 100 ml. Đổ dần dần nước cất vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 50 ml dung dịch. Ta được 50 ml dung dịch CuSO4 1M

2. Pha loãng hoặc cô đặc một dung dịch theo nồng độ cho trước

a) Đặc điểm:

Khi pha loãng, nồng độ dung dịch giảm. Còn cô đặc, nồng độ dung dịch tăng.

Dù pha loãng hay cô đặc, khối lượng chất tan luôn luôn không thay đổi.

b) Cách làm:

  • Vì khối lượng chất tan không đổi dù pha loãng hay cô đặc nên:

+ Đối với bài tập nồng độ %: mdd(1) . C%(1) = mdd(2) . C%(2)

+ Đối với bài tập nồng độ mol: Vdd(1) . CM (1) = Vdd(2) . CM (2)

Tổng quát: Pha V2 (ml) dung dịch A có nồng độ CM2 (M) từ dung dịch A có nồng độ CM1 (M)

Bước 1: Tính toán

  • Tìm số mol chất tan có trong V2 (ml) dung dịch A nồng độ CM2 (M):

n = CM2 . V2

  • Vì pha loãng dung dịch là thêm nước cất => số mol chất tan là không thay đổi.
  • Tính thể tích dung dịch A nồng độ CM1 (M):

V_1=\frac n{C_{M1}}

=> Thể tích nước cần thêm là: Vnước = V2 – V1

Bước 2: Pha chế dung dịch

Ví dụ:

Pha chế 100 ml dung dịch MgSO4 0,4 M từ dung dịch MgSO4 2M

Tính toán

Tìm số mol chất tan có trong 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M

mMgSO4 = (0,4.100)/1000 = 0,04 (mol)

Tìm thể tích dung dịch MgSO4 2M trong đó có chứa 0,04 mol MgSO

Vml = (1000.0,04)/2 = 20 ml

Cách pha chế

Đong lấy 20 ml dung dịch MgSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 200 ml. Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100 ml và khuấy đều, ta được 100 ml dung dịch MgSO4 0,4M

B. Giải bài tập hóa 8 bài 43

VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh giải bài tập chi tiết bài tập sách giáo khoa tại: Giải Hóa 8 bài 43: Pha chế dung dịch

C. Trắc nghiệm Hóa 8 bài 43

Ngoài bài tập sách giáo khoa cũng như bài tập sách bài tập VnDoc biên soạn thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm giúp củng cố rèn luyện kĩ năng giải bài tập dành cho các bạn: Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 43

---------------------------------

Trên đây Hóa 8 bài 43: Pha chế dung dịch VnDoc đã đưa tới các bạn một tài liệu rất hữu ích. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Giải bài tập Hóa học 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
3 806
Sắp xếp theo

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm