Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 8 Bài 2: Chất

Hóa học 8 Bài 2 Chất là toàn bộ nội dung cơ bản của Bài 2: Chất trong chương trình Hóa học lớp 8. Từ những khái niệm căn bản giúp đưa các bạn học sinh đến gần hơn với môn Hóa học. Từ đó bạn đọc thấy được xung quanh chúng ta có vô vàn các sự vật có liên quan đến môn học.

  >> Bài tiếp theo: Hóa 8 bài 3: Bài thực hành 1

A. Tóm tắt lí thuyết Hóa 8 bài 2

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể

Những vật dụng tồn tại biệt lập xung quanh ta hoặc trong không gian được gọi là vật thể

a. Vật thể tự nhiên: gồm có một số chất khác nhau.

VD: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,…; trong thân cây mía gồm các chất: đường (tên hóa học là saccarozo), nước, xenlulozo,…; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

b. Vật thể nhân tạo: được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp một số chất.

VD: song sắt cửa sổ, chậu nhựa, nhôm, xoong nồi,…

Hóa học 8 bài 2 chấtHóa 8 bài 2 chất

2. Chất có ở đâu?

  • Chất có trong tự nhiên (đường, xenlulozo,…)
  • Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…

II. Tính chất của chất 

1. Mỗi chất có những tính chất nhất định

a. Tính chất vật lí: trạng thái hay thể (rắn, lỏng, khí), màu, mùi vị, tính tan hay không tan trong nước (hay trong một chất lỏng khác), nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính từ, …

b. Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân hủy, tính cháy được,…

2. Các cách nhận biết

a. Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài

Ví dụ: Đồng và nhôm đều có ánh kim, đồng màu đỏ, còn nhôm màu trắng

Hóa học 8 bài 2 chất Đồng có màu đỏhóa 8 bài 2Nhôm có màu trắng

b. Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nông chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...

c. Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…

3. Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

  • Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất

Ví dụ: Nhận biết Cồn và Nước đều là dung dịch trong suốt, không màu, song cồn cháy được còn Nước thì không. Từ đó ta có thể phân biệt được 2 chất.

  • Biết cách sử dụng chất

Chúng ta biết đến axit sunfuric đặc làm bỏng da, cháy thịt, vải… chính vì thế không để axit này dây vào người

  • Biết ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất

Vàng, bạc có ánh kim, đẹp được sử dụng trong đồ trang sức, cao su là chất không thấm nước đàn hồi cao, chịu được mài mòn nên người ta sử dụng chế tạo lốp xe.

>> Câu hỏi liên quan: Làm thế nào để biết được tính chất của chất

III. Chất tinh khiết

a) Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

  • Có tính chất thay đổi tùy theo các chất trong hỗn hợp

+ Hỗn hợp các chất rắn: bột sắt với bột đồng

+ Hỗn hợp các chất khí: không khí là hỗn hợp của khí oxi, nito và một số khí khác

+ Hỗn hợp các chất lỏng: Nước đường và nước chanh

+ Hỗn hợp lỏng và rắn: nước muối gồm nước và tinh thể muối ăn

VD: nước biển, nước khoang, nước muối,…

b) Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác

VD: nước cất

c) Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.

Ví dụ: Hỗn hợp bột nhôm và sắt dựa vào tính từ của sắt để tách riêng hai chất ra khỏi hỗn hợp

B. Bài tập vận dụng liên quan

Bài 1. Hãy chọn từ cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống các câu sau:

a) Động vật, cây cối, sông, suối, ao hồ là những…………………Sách vở, ti vi, bàn học, xe máy, quạt điện, là những……………..

b) Hạt gạo, bắp ngô, quả chuối, chanh, khí quyển, đại dương, gọi là những………………….; tinh bột, glucozo, nước, đường, chất dẻo, tơ, protein được gọi là…………..

Bài 2. Vì sao nói không khí và nước chanh là những hỗn hợp? Làm sao để thay đổi độ chua của nước chanh?

Bài 3. Có 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt 3 chất sau: bột than, bột sắt, bột lưu huỳnh. Hãy dựa vào tính chất vật lí đặc trưng nhận biết các chất trên?

Bài 4. Hãy phân loại các chất dưới đây thành nhóm chất tinh khiết và nhóm hỗn hợp: nước chanh, xăng, nito, nước mắm, muối tinh khiết, nước cất, oxi, sữa, nước đường, hơi nước, không khí

Bài 5. Sử dụng phương pháp để thu được muối ăn từ nước muối.

Bài 6. Trong góc học tập của em có bàn học, bảng, ghê, sách, vở bút chỉ, bút bi, mực, phấn, compa, thước kẻ. Những vật kể trên có thể làm được từ chất gì? Kể vài ví dụ.

Bài 7. Trong đoạn viết sau đây, em hãy cho biết từ và cụm từ nào chỉ vật thể, từ và cụm từ nào chỉ chất:

Hôm qua em theo mẹ đi chợ để mua hàng. Trong chợ có rất nhiều gian hàng, có gian hàng bán dụng cụ gia đình như: chảo nhôm, nồi soong inox, lọ thủy tinh cắm hoa, bát, đĩa sứ, đũa tre, đũa gỗ, quầy thực phẩm có thịt bò, thịt lợn, giò chả, các thứ hàng khô có bột ngọt, mì chính), muối, miên, bánh đa.... và còn nhiều gian hàng nữa/

Hướng dẫn giải bài tập

Bài 1

a) vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo

b) vật thể tự nhiên, chất

Bài 2. 

Nói nước chanh và không khí là hỗn hợp vì:

+ Trong nước chanh gồm: nước, đường, axit xitric

+ Trong hỗn hợp không khí gồm khí nito, khí oxi, các khí khác

Bài 3.

Để nhận biết 3 bột trên ta dựa vào màu sắc của chất: bột lưu huỳnh có màu vàng, màu đen là bột than, màu xám, nặng là bột sắt

Bài 4.

Chất tinh khiếtHỗn hợp
nito, muối tinh khiết, muối tinh khiết, oxi, hơi nướcnước chanh, xăng, nước mắm, sữa, nước đường

Bài 5.

Để thu được muối tinh khiết từ dung dịch nước muôi người ta sử dụng phương pháp làm bay hơi nước, để thu được muối. Ngoài ra ta có thể sử dụng phương pháp chưng cất, tuy nhiên phương pháp này tốn kém hơn.

Bài 6. 

Gỗ, sắt làm bàn ghế, compa,...

Nhựa làm vỏ ruột bút bi thước kẻ

Than chỉ dùng làm ruột bút chì

Gỗ còn để làm giấy và giấy làm sách, vở,...

Bài 7. 

Những từ, cụm từ chỉ vật thể: chảo nhôm, nồi soong inox, lọ thủy tinh cắm hoa, bát đĩa sứ, đũa tre, đũa gỗ, miến, bánh đa.

Những từ, cụm tự chỉ chất: sứ, tre, gỗ, bột ngọt (mì chính), muối, thịt.

C. Giải bài tập hóa 8 bài 2

Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập hóa 8 sách giáo khoa bài 2 tại:

D. Trắc nghiệm Hóa 8 bài 2

>> Link làm bài trực tiếp: 

Câu 1: Cho các chất sau: hoa đào, hoa mai, con người, cây cỏ, quần áo…Hãy cho biết vật nào là nhân tạo?

A. Hoa đào

B. Cây cỏ

C. Quần áo

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất

A. Nước cất là chất tinh khiết.

B. Chỉ có 1 cách để biết tính chất của chất

C. Vật thể tự nhiên là do con người tạo ra

D. Nước mưa là chất tinh khiết

Câu 3: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “Cao su là chất…., có tính chất đàn hồi, chịu được ăn mòi nên được dùng chế tạo lốp xe”.

A. Thấm nước

B. Không thấm nước

C. Axit

D. Muối

Câu 4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống

“ Thủy ngân là kim loại nặng có ánh bạc, có dạng (1) ở nhiệt độ thường. Thủy ngân thường được sử dụng trong (2) (3) và các thiết bị khoa học khác.”

A. (1) rắn (2) nhiệt độ (3) áp kế

B. (1) lỏng (2) nhiệt kế (3) áp kế

C. (1) khí (2) nhiệt kế (3) áp suất

D. 3 đáp án trên

Câu 5: Tìm từ sai trong câu sau

“Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất lỏng (1) vô định hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có vật chất (2) theo ý muốn. Thân mía gồm các vật thể (3): đường (tên hóa học là saccarozo(4)), nước, xenlulozo…”

A. (1), (2), (4)

B. (1), (2), (3)

C. (2), (3), (4)

D. (1), (2), (3), (4)

Để có thể giúp bạn đọc củng cố nội dung lý thuyết bài học trên lớp, cũng như các nội dung bài tập sách giáo khoa, sách bài tập, VnDoc biên soạn thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa 8 Bài 2 Tại:

>> Link tải về: Trắc nghiệm Hóa học 8 bài 2

E. Giải SBT Hóa 8 Bài 2 Chất

Ngoài các dạng câu hỏi bài tập sách giáo khoa hóa 8 bài 2, để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong Sách bài tập Hóa 8 bài 2 tại:

.........................

>>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan 

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 2: Chất được VnDoc biên soạn tóm tắt các ý chính trong hóa 8 bài 2 giúp các bạn học sinh dễ dàng soạn bài cũng như nắm chắc kiến thức bài học, các dạng câu hỏi có liên quan từ đó vận dụng giải bài tập các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Hóa học 8 Bài 2: Chất. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập môn Hóa học miễn phí trên Facebook: Hóa học không khó. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
58
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Anh Nguyễn
    Anh Nguyễn

    😃 hay


    Thích Phản hồi 16/07/21
    • Nguyễn Yến Nhi
      Nguyễn Yến Nhi

      hayyyyyyyyyyyyyyyyyy


      Thích Phản hồi 30/08/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Hóa 8 - Giải Hoá 8

      Xem thêm