Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 8 Bài 36: Nước

Hóa học 8 Bài 36: Nước được VnDoc biên soạn là nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn biết thành phần, tính chất của nước, vai trò của nước đối với cuộc sống như thế nào? Các bạn còn được củng cố nâng cao kiến thức vừa học qua các câu hỏi dạng bài tập trắc nghiệm.

Hy vọng với tài liệu này giúp các bạn học sinh học nắm chắc kiến thức hơn cũng như giúp ích cho quý thầy cô trong quá trình soạn giảng Hóa 8 bài 36 của mình. Mời các bạn tham khảo.

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 bài 36

I. Thành phần hoá học của nước

1. Sự phân huỷ nước

Nhận xét:

  • Khi có dòng điện một chiều chạy qua, nước bị phân huỷ thành khí hiđro và oxi
  • Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích oxi.

Phương trình hóa học:

2H2O \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2+ O2

2. Sự tổng hợp nước

Nhận xét:

- Sau khi đốt: Hỗn hợp gồm 2 thể tích H2 và 1thể tích O2:

2H2+ O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2O

3. Kết luận

  • Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
  • Tỉ lệ thể tích: 2 phần khí khí H2 và 1 phần khí O2.
  • Tỉ lệ khối lượng: 1 phần H2 và 8 phần oxi.
  • CTHH của nước: H2O

II. Tính chất của nước

1. Tính chất vật lí

  • Chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hoá rắn ở 0oC, ở 4oC D = 1g/ml.
  • Hoà tan nhiều chất: Rắn, lỏng, khí.

2. Tính chất hoá học

a. Tác dụng với kim loại

  • Phương trình hóa học

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

  • Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Na, Ca, Ba… tạo ra bazơ tương ứng và hiđro

b. Tác dụng với oxit bazơ

  • Phương trình hóa học

CaO + H2O → Ca(OH)2

  • Kết luận: Nước có thể tác dụng với một số oxit bazơ như K2O, Na2O, CaO, BaO… tạo ra bazơ
  • Dung dịch bazơ làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

c. Tác dụng với oxit axit

  • Phương trình hóa học

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

  • Kết luận: Nước có thể tác dụng với oxit axit như CO2, P2O5, SO3, N2O5… tạo ra axit
  • Dung dịch axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.

III. Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất

1) Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất

  • Nước hoà tan nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống
  • Nước tham gia và nhiều quá trình hoá học quan trọng trong cơ thể người và động vật.
  • Nước rất cần thiết cho đời sống hàng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dung, giao thông vận tải.

2) Chúng ta cần góp phần để giữ cho các nguồn nước không bị ô nhiễm

  • Không thải rác xuống sông, hồ, kênh, ao…
  • Sử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp trước khi cho chảy vào hồ, sông.

B. Bài tập củng cố mở rộng

Câu 1. Hòa tan chất nào dưới đây vào nước thu được dung dịch axit?

A. BaO

B. Na2O

C. KOH

D. SO3

Câu 2. Axit làm quỳ tím chuyển sang màu

A. xanh

B. đỏ

C. hồng

D. da cam

Câu 3. Oxit nào dưới đây tan trong nước thu được dung dịch kiềm

A. Na2O

B. FeO

C. CuO

D. MgO

Câu 4. Khi hòa tan lưu huỳnh trioxit SO3 vào nước thì thu được dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu

A. xanh

B. đỏ

C. tím

D. vàng

Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều có thể tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường

A. CO2, Na2O, CuO, P2O5

B. SO2, CO2, BaO, CaO

C. Na2O, CuO, CO2, SO3

D. Ag2O, CuO, N2O5, CaO

Câu 6. Để nhận biết 3 chất bột màu trắng riêng biệt: Na2O, MgO, P2O5 cần dung thuốc thử là:

A. Nước

B. Quỳ tím

C. Nước, quỳ tím

D. CO2

Câu 7. Cho 6,5 gam Zn tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) thu được là:

A. 2,24 lít

B. 4,48 lít

C. 3,36 lít

D. 1,12 lít

Câu 8. Cho hỗn hợp gồm 3,9 gam kali và 9,4 gam kali oxit tác dụng với nước.

1. Tính thể tích khí hidro (đktc) thu được là:

A. 1,12 lít

B. 2,24 lít

C. 0,112 lít

D. 0,224 lít

2. Khối lượng kali hiđroxit thu được sau phản ứng là:

A. 14 gam

B. 16,8 gam

C. 19,6 gam

D. 11.2 gam

C. Đáp án - hướng dẫn giải bài tập trắc nghiệm

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5Câu 6Câu 7Câu 8
DBABBCAA,B

Câu 7.

nZn = 6,5/65 = 0,1 (mol)

PTHH:           Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Theo PTPƯ: 1 mol                            1 mol

Theo đề bài: 1mol                             → 1 mol

Theo phương trình hóa học: nH2 = 0,1 mol => VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 8.

nK = 3,9/39 = 0,1 (mol)

nK2O = 9,4/94 = 0,1 (mol)

2K + 2H2O → 2KOH + H2 (1)

0,1mol →                   0,05 mol

K2O + H2O → 2KOH (2)

0,1 mol     → 0,2 mol

1. Theo phương trình hóa học (1) nH2 = nK = 0,1 mol => VH2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít

2. Tổng số mol của KOH ở phương trình (1) và (2) bằng: nKOH = 0,1 + 0,2 = 0,3 mol

=> mKOH = 0,3 . 56 = 16,8 gam

.......................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm