Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

Hóa học 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi được VnDoc biên soạn, là nội dung Hóa 8 bài 25 nằm trong chương 4. Nội dung tài liệu là trọng tâm của bài, giúp các em dễ dàng nắm được ý chính của bài.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn nắm chắc kiến thức cũng như vận dụng một cách thành thạo vào làm các dạng bài tập. Mời các bạn tham khảo.

I. Tóm tắt kiến thức cần nhớ

1. Sự oxi hóa

Cho oxi tác dụng với 1 đơn chất

Ví dụ: 4Fe + 3O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2Fe2O3

Cho oxi tác dụng với 1 hợp chất

CO + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) CO2

Kết luận: Sự tác của oxi với 1 chất gọi là sự oxi hóa (chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất)

2. Phản ứng hóa hợp

Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu

Ví dụ:

4P + 5O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2P2O5

Nhận xét: Số chất tham gia phản ứng là 2 số chất tạo thành chỉ có 1

Ví dụ: CaO + H2O → Ca(OH)2

Phản ứng tỏa nhiệt

Xét các thí nghiệm oxi tác dụng với phi kim (S, P, C..) với kim loại (Fe, Al…) có sự tỏa nhiệt

Ở nhiệt độ thường, các phản ứng hóa học đó hầu như không xảy ra, nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, đồng thời tỏa nhiều nhiệt => những phản ứng này được gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

3. Ứng dụng của oxi

  • Oxi có khả năng kết hợp với hemoglobin trong máu, nhờ thế nó có thể đi nuôi cơ thể người và động vật. Oxi oxi hóa các chất trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo thành năng lượng cho cơ thể hoạt động
  • Oxi tham gia vào hoạt động hô hấp và việc phân hủy trong tự nhiên. Trong không khí, oxi là sản phẩm của quá trình quang hợp cây xanh
  • Ngoài ra, oxi còn được dùng trong y tế để duy trì hô hấp. Oxi được dùng trong bình lặn của thợ lặn, hay sử dụng làm ống thở cho phi công trong trường hợp không khí.

>> Mời các bạn tham khảo lý thuyết hóa học 8 bài tiếp theo tại: Hóa học 8 Bài 26: Oxit

II. Bài tập mở rộng nâng cao

Câu 1. Cho biết ứng dụng nào dưới đây không phải của oxi?

A. Sử dụng trong đèn xì oxi - axetilen.

B. Cung cấp oxi cho bệnh nhân khó thở

C. Phá đá bằng hỗn hợp nổ có chứa oxi lỏng

D. Điều chế khí hidro trong phòng thí nghiệm

Câu 2. Để bảo quản thực phẩm, người ta không sử dụng biện pháp nào sau đây?

A. Bơm khí CO2 vào túi đựng khí thực phẩm

B. Hút chân không

C. Dùng màng bọc thực phẩm

D. Bơm khí O2 vào túi đựng thực phẩm

Câu 3. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O

B. 2Mg + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2MgO

C. 2KClO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2KCl + 3O2

D. Na  + H2O → 2NaOH + H2

Câu 4. Sự cháy và sự oxi hóa chậm đều là quá trình

A. Oxi hóa có tỏa nhiệt phát sáng

B. Oxi hóa có tỏa nhiệt, không phát sáng

C. Oxi hóa có phát sáng

D. Oxi hóa có tỏa nhiệt

Câu 5. Oxi có thể tác dụng với tất cả các chất nào trong dãy chất sau?

A. Ca, CO2, SO2

B. K, SO2, CH4

C. Cl2, SO2, CO

D. Au, CO, K

Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam Photpho trong không khí thu được hợp chất điphotpho pentaoxit P2O5. Tính khối lượng của photpho cần dùng để phản ứng đủ với 2,24 lít khí O2 (đktc)

A. 2,48 gam

B. 4,96 gam

C. 3,875 gam

D. 1,24 gam

Câu 7. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học

A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu

B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu

C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu

D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.

Câu 8. Đốt cháy sắt thu được 0,2 mol Fe3O4. Thể tích khí oxi (đktc) đã dùng là

A. 8,96 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 3,36 lít

Câu 9: Cho các câu sai :

(a). Oxi cung cấp cho sự hô hấp của con người

(b). Oxi tác dụng trực tiếp với halogen

(c). Phản ứng hóa hợp là 2 chất phản ứng tạo thành duy nhất 1 chất sản phẩm

(d). Các nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ thấp hơn trong không khí

Câu đúng là

A. a,b,c

B. a,d

C. a,c

D. cả 3 đáp án

Câu 10: Oxi hóa hoàn toàn a gam kim loại R, thu được 1,25a gam oxit. Kim loại R đem dùng là:

A. Nhôm (Al)

B. Sắt (Fe)

C. Đồng (Cu)

D. Kẽm (Zn)

Câu 11: Chọn đáp án sai

A. Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa

B. Lò luyện gang dung không khí giàu oxi

C. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2 là phản ứng hóa hợp

D. Đèn xì oxi- axetilen là một trong những ứng dụng của oxi

Câu 12: Chọn câu đúng

A. Sự tác dụng của 1 chất với oxi gọi là sự oxi hóa

B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng thu nhiệt

C. Phản ứng hóa hợp sinh ra nhiều chất mới

D. Oxi là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí

Câu 13: Để oxi hóa hoàn toàn một kim loại M hóa trị (II) thành oxi phải dùng một lượng oxi bằng 40% lượng kim loại đã dùng. Kim loại M là kim loại nào dưới đây?

A. Zn

B. Mg

C. Ca

D. Ba

Câu 14: Khi oxi hóa 2 gam một kim loại M thu được 2,54 gam oxit, trong đó M có hóa trị (IV). M là kim loại nào sau đây? (trong ngoặc là nguyên tử khối của kim loại)

A. Fe (56)

B. Mn (55)

C. Sn (118,5)

D. Pb (207)

Câu 15: Phản ứng nào là phản ứng hóa hợp

A. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2

B. CaO + H2O → Ca(OH)2

C. CaCO3 → CaO +CO2

D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

III. Đáp án - Hướng dẫn giải

1D2B3B4D5B
6A7A8A9C10C
11C12A13C14C15B

Câu 6.

Tính số mol của oxi:

{n_O} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\({n_O} = \frac{V}{{22,4}} = \frac{{2,24}}{{22,4}} = 0,1(mol)\)

Xét phản ứng: 4P + 5O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2P2O5

Theo PTHH:   4mol 5mol

Theo đề bài: \frac{{0,1.4}}{5} = 0,08(mol)\(\frac{{0,1.4}}{5} = 0,08(mol)\)← 0,1mol

Từ phương trình hóa học ta có: nP = 0,08 mol

Khối lượng của photpho cần cho phản ứng bằng: 0,08.31 =2,48 gam

Câu 8.

Xét phản ứng: 3Fe + 2O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) Fe3O4

Theo PTHH:   2mol                1mol

Theo đề bài: \frac{{0,2.2}}{1} = 0,4(mol)\(\frac{{0,2.2}}{1} = 0,4(mol)\)  ← 0,2 mol

Từ phương trình hóa học ta có: nO2 = 0,4 mol

Thể tích khí O2 cần dùng cho phản ứng bằng: VO2 = 0.4.22,4 = 2.22,4 = 8,96 lít

Câu 10. 

Giả sử hóa trị của M là x

Phương trình hóa học:

4M + xO2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) 2M2Ox

Giả sử lấy 1 gam M tác dụng với oxi ( a = 1 )

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng

=> mO2 = mM2Ox - mM = 1,25 - 1 = 0,25 (gam)

=> nO2 = 0,25/32 = 11/28 (mol)

=> nM = 1/32x (mol)

=> MM = 1:1/32x = 32x

Xét thấy chỉ có x = 2 là phù hợp

=> MM = 64 (g/mol)

=> M là Cu

=> Hợp chất oxit: CuO

Câu 13. 

Phương trình tổng quát

2M + O2 → 2MO

Không mất tính tổng quát ta coi M phản ứng là 1(g)

⇒ mO2 = 0,4(g) ⇒ nO2 = 0,0125 (mol)

Do đó M = 40

Vậy M là Ca

Câu 14. 

M + O2\overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) MO2

(gam) M (M + 32)

(gam) 2 2,54

M/2= (M+32)/2,54

→ 2,54M = 2M + 64 → M = 118,5 (Sn)

IV. Giải Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi

Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó củng cố, rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập hóa 8 sách giáo khoa bài 25 tại: Giải Hóa 8 Bài 25: Sự oxi hóa - Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxii

...........................

Mời các bạn tham khảo một số tài liệu liên quan:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm