Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hóa học 8 Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

Hóa học 8 Bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro được VnDoc biên soạn là nội dung Hóa 8 bài 31, bài mở đầu của Chương 5 Hiđro và nước, nội dung tài liệu tóm gọn trọng tâm nội dung của bài, giúp các em có thể nắm được nội dung kiến thức bài. Bên cạnh đó có các hình thức câu hỏi khác nhau ở cuối bài giúp các bạn vận dụng, ôn luyện một cách tốt nhất Bài 31.

Hy vọng với tài liệu này giúp các bạn học sinh học tốt hơn cũng như giúp ích cho quý thầy cô trong quá trình soạn giảng Hóa 8 bài 31 của mình. Mời các bạn tham khảo.

I. Tóm tắt lý thuyết Hóa 8 bài 31

Thông tin chung

Kí hiệu hóa học: H

Nguyên tử khối (NTK): 1

CTHH đơn chất H2

PTK: 2

Hóa trị: I

1. Tính chất vật lý

- Chất khí, không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học của hiđro

a. Tác dụng với phi kim

Có thể tác dụng với một số phi kim: O2, Cl2, Br2

Tác dụng với oxi

Khí H2 cháy mãnh liệt trong oxi với ngọn lửa xanh mờ. Trên thành lọ xuất hiện những giọt H2O nhỏ. Chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra.

Phương trình hóa học:

2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2O

Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất khi trộn 2VH2 với 1VO2

b. Tác dụng với CuO

Khi cho luồng khí hidro (sau khi đã kiểm tra sự tinh khiết) đi qua bột đồng (II) oxit CuO có màu đen.

Hiện tượng: Ở nhiệt độ thường không thấy có phản ứng hóa học xảy ra.

- Khi đun nóng ống nghiệm đựng bột CuO dưới ngọn lửa đèn cồn, sau đó dẫn khí H2 đi qua, ta thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và có nước đọng trên thành ống nghiệm.

Giải thích: Ở nhiệt độ càng cao H2 dễ dàng tác dụng với CuO tạo thành kim loại Cu và nước.

Phương trình hóa học:

H2 + CuO (màu đen) \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O

Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO. Hiđro có tính khử.

3. Kết luận

Ở nhiệt độ thích hợp, khí hidro không những kết hợp được với đơn chất oxi, mà nó có thể kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Khí hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt.

4. Ứng dụng của hiđro

  • Làm nhiên liệu: tên lửa, động cơ ô tô, đèn xì hiđro.
  • Làm nguyên liệu: sản xuất amoniac, axit, hợp chất hữu cơ.
  • Chất khử trong điều chế kim loại.
  • Bơm vào khinh khí cầu, bóng bay.

II. Bài tập vận dụng mở rộng

Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất có thể phản ứng được với hiđro?

A. Na2O, CuO, O2

B. BaO, O2, Cl2

C. Fe2O3, CuO, O2

D. ZnO, Cl2, Al2O3

Câu 2. Trộn hidro với oxi theo tỉ lệ về thể tích bao nhiêu thì khi đốt chát sẽ gây tiếng nổ?

A. 2:1

B. 1:2

C. 3:2

D. 2:3

Câu 3. Khí CH4 nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần?

A. Khí CH4 nặng hơn 8 lần khí hiđro

B. Khí CH4 nhẹ hơn 8 lần khí hiđro

C. Khí CH4 nặng hơn 0,125 lần khí hiđro

D. Khí CH4 nhẹ hơn 0,125 lần khí hiđro

Câu 4. Có thể nhận biết khí hidro bằng cách nào dưới đây?

A. Dẫn khí hidro qua dung dịch nước vôi trong

B. Đốt khí trên đầu ống dẫn khí vuốt nhọn cho ngọn lửa màu xanh nhạt.

C. Cho giấy quỳ tím vào bình đựng khí.

D. Dẫn khí hidro qua ống nghiệm đựng bột đồng (II) oxit ở nhiệt độ thường.

Câu 5. Đâu không phải là ứng dụng của hiđro trong các câu dưới đây.

A. Làm nhiên liệu động cơ ô tô.

B. Làm nguyên liệu sản xuất hợp chất hữu cơ.

C. Bơm vào khinh khí cầu.

D. Khử trùng sát khuẩn.

Phần 2. Câu hỏi tự luận

Câu 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

1) …+ H2 → Cu + H2O

2) .…H2 + O2 →….

3) …. + …H2 →…Fe + …H2O

4) FexOy + …H2 ….→ Fe +…H2O

5) MxOy + …H2 …→ M + …H2O

Câu 2. Dẫn khí hiđro qua ống nghiệm đựng 20 gam đồng (II) oxit, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Cu.

a) Viết phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng m.

Câu 3. Hỗn hợp M gồm 60% CuO và 40% Fe2O3 về khối lượng. Dùng khí hiđro khử 40 gam M.

a) Tính khối lượng mỗi kim loại thu được sau phản ứng.

b) Tính thể tích khí H2 (ở đktc) đã dùng để khử hết lượng oxit trên.

Câu 4. Dẫn khí hiđro qua ống nghiệm đựng 4,64 gam sắt oxit, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam Fe. Xác định công thức hóa học của oxit sắt trên.

III. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập

Phần 1. Trắc nghiệm.

Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
CAABD

Phần 2. Tự luận

Câu 1.

1) CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O

2) 2H2 + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2H2O

3) Fe2O3 +3H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Fe + 3H2O

4) FexOy + yH2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) xFe + yH2O

5) MxOy + yH2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) xM + yH2O

Câu 2.

Tính số mol của CuO bằng:

{n_{CuO}} = \frac{{20}}{{80}} = 0,25 (mol)\({n_{CuO}} = \frac{{20}}{{80}} = 0,25 (mol)\)

Phương trình phản ứng hóa học

CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O

Theo PTHH:  1 mol                 1 mo

Theo đầu bài: 0,25 mol  →      \frac{{0,25.1}}{1} = 0,25 (mol)\(\frac{{0,25.1}}{1} = 0,25 (mol)\)

Từ phương trình hóa học: nCu = 0,25 (mol) => mCu = 0,25.64 = 16 gam

Câu 3.

40 gam hỗn hợp M tương ứng với 100%

=> 60% CuO ứng với khối lượng bằng:

\begin{array}{l}
\frac{{40.60\% }}{{100\% }} = 24 gam\\
 =  >  {n_{CuO}}  =  \frac{{{m_{CuO}}}}{{{M_{CuO}}}} = \frac{{24}}{{80}} = 0,3 mol\\
{m_{F{e_2}{O_3}}}  =  40  -  24  = 16 gam\\
  =  >  {n_{F{e_2}{O_3}}}  =  \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}}}}}{{{M_{F{e_2}{O_3}}}}} = \frac{{16}}{{160}} = 0,1 mol
\end{array}\(\begin{array}{l} \frac{{40.60\% }}{{100\% }} = 24 gam\\ = > {n_{CuO}} = \frac{{{m_{CuO}}}}{{{M_{CuO}}}} = \frac{{24}}{{80}} = 0,3 mol\\ {m_{F{e_2}{O_3}}} = 40 - 24 = 16 gam\\ = > {n_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{{m_{F{e_2}{O_3}}}}}{{{M_{F{e_2}{O_3}}}}} = \frac{{16}}{{160}} = 0,1 mol \end{array}\)

Phương trình hóa học phản ứng:

CuO + H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) Cu + H2O (1)

0,3 → 0,3 → 0,3

Fe2O3 + 3H2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Fe + 3H2O (1)

0,1 → 0,3 → 0,2

Khối lượng kim loại thu được sau phản ứng:

mCu = 0,3.64 =19,2 gam

mFe = 0,2.56 = 11,2 gam

Số mol H2 đã dùng cho phản ứng:

\begin{array}{l}
{n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}(1)}} + {n_{{H_2}(2)}} = 0,3 + 0,3 = 0,6(mol)\\
{V_{{H_2}}}  =  22,4.0,6  =  13,44 (l)
\end{array}\(\begin{array}{l} {n_{{H_2}}} = {n_{{H_2}(1)}} + {n_{{H_2}(2)}} = 0,3 + 0,3 = 0,6(mol)\\ {V_{{H_2}}} = 22,4.0,6 = 13,44 (l) \end{array}\)

Câu 4.

FexOy + yH2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) xFe + yH2O

Theo PTPƯ: (56x+16y)               56x (gam)

Theo đề bài: 4,64                        3,36 (gam)

Ta có tỉ lệ:

\begin{array}{l}
\frac{{\left( {56x + 16y} \right)}}{{4,64}} = \frac{{56x}}{{3,36}} <  =  > 3,36.\left( {56x + 16y} \right) = 56x.4,64\\
 <  =  > 71,68x = 53,76y <  =  > \frac{x}{y} = \frac{3}{4}
\end{array}\(\begin{array}{l} \frac{{\left( {56x + 16y} \right)}}{{4,64}} = \frac{{56x}}{{3,36}} < = > 3,36.\left( {56x + 16y} \right) = 56x.4,64\\ < = > 71,68x = 53,76y < = > \frac{x}{y} = \frac{3}{4} \end{array}\)

Chọn x = 3, y = 4 => Công thức của oxit sắt: Fe3O4

>> Mời các bạn tham khảo thêm lý thuyết Hóa học 8 Bài 33: Điều chế khí hiđro - Phản ứng thế

IV. Giải Hóa 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

Để giúp các bạn học sinh có thể hoàn thành tốt các dạng bài tập sách giáo khoa cũng như biết cách vận dụng kiến thức đã học của bài áp dụng vào các dạng bài tập, từ đó rèn luyện kĩ năng thao tác giải bài tập. VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải bài tập hóa 8 sách giáo khoa bài 31 tại: Giải Hóa 8 Bài 31: Tính chất - ứng dụng của hidro

V. Giải SBT Hóa 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

Để củng cố nâng cao kiến thức bài học cũng như rèn luyện các thao tác kĩ năng làm bài tập. Các bạn học sinh cần bổ sung làm thêm các câu hỏi bài tập sách bài tập. Để hỗ trợ bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài tập. VnDoc đã hướng dẫn các ban học sinh giải các dạng bài tập trong sách giáo khoa tại: Giải SBT Hóa 8 bài 31: Tính chất - Ứng dụng của Hiđro

...................

Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu liên quan:

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm