Hóa học 8 Bài 8: Bài luyện tập số 1

Hóa học 8 Bài 8: Bài luyện tập số 1 là toàn bộ nội dung cơ bản của bài 2,3,4,5,6 trong chương trình Hóa học lớp 8. Những nội dung được tổng kết, tóm gọn lại trong hóa 8 bài luyện tập 1 giúp các bạn hệ thống toàn bộ kiến thức phần mở đầu Hóa học 8 một cách dễ hiểu nhất.

Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay giúp cho việc dạy và học của quý thầy cô trong việc soạn hóa 8 bài 8 và các em học sinh trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo

I. Tóm tắt kiến thức cần nhớ hóa 8 bài luyện tập 1

bài luyện tập 1 hóa 8

1. Phân biệt hợp chất và hỗn hợp

Hợp chấtHỗn hợp
Khái niệmĐược tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.Hỗn hợp nhiều chất trộn lẫn vào nhau
Phân loạiHợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ
Ví dụNước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố hidro và oxi.Nước muối là hỗn hợp của muối hòa tan trong nước.

2. Nguyên tử - nguyên tố hóa học

Nguyên tửNguyên tố
Định nghĩaNguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điệnNhững nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
Cấu tạo

Vỏ: electron (-)

Hạt nhân:

Proton (+)

Notron không mang điện

Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó

Natri        sắt

Na            Fe

Lưu ýNguyên tử khối: Khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (đvC)Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số proton trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

II. Bài tập vận dụng, mở rộng

1. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Nguyên tử được cấu tạo từ những loại hạt nào

A. Proton, notron

B. Electron, notron

C. Proton, electron, notron

D. Proton, electron

Câu 2. Cho dãy chất sau: Canxi, natri, kali, oxi, không khí, đường, muối ăn, hidro. Số đơn chất trong dãy trên là:

A. 5

B. 6

C. 4

D. 3

Câu 3. Hợp chất là chất được tạo bởi

A. Từ 2 nguyên tử trở lên

B. Từ 2 nguyên tố hóa học trở lên

C. Từ 2 kim loại trở lên

D. Từ 2 kim loại trở lên

Câu 4. Nguyên tố natri (Na) là tập hợp những nguyên tố có cùng

A. 11 hạt nhân

B. 11 hạt proton

C. 11 hạt eletron

D. 11 hạt notron

Câu 5. Khối lượng bằng đơn vị C (đvC) của 6Fe là:

A. 336 đvC

B. 330 đvC

C. 324 đvC

D. 390 đvC

Câu 6. Trong nguyên tử, hạt nào dưới đây mang điện tích dương?

A. Proton

B. Electron

C. Notron

D. Electron và proton

2. Phần bài tập tự luận

2. Câu hỏi bài tập tự luận

Câu 7. Điền các cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:

a) Trong nhà bếp có một lọ thủy tinh đựng đường. Đường là ……………… được tạo nên từ 3 nguyên tố cacbon (C), oxi (O), hidro (H)

b) Công thức H2SO4 cho ta biết phân tử axit sunfuric có 2………. hidro, 1……………..lưu huỳnh………….4 oxi,……………. của H2SO4 bằng 98 đvC

c) Điện phân nước (H2O) thu được khí hidro (H2) và khí oxi (O2). Hai khí này là các……………….

Câu 8. Ghép các cụm từ ở cột A với các dữ kiện ở cột B để tạo thành câu có nội dung đúng.

Cột A Cột B
(1) Hợp chất(a) Tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân.
(2) Nguyên tố hóa học là(b) Những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên
(3) Nguyên tử là(c) Khối lượng của phân tử tính bằng đvC
(4) Nguyên tử khối là(d) Hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
(5) Đơn chất là(e) Khối lượng của nguyên tử được tính bằng đvC
(6) Phân tử khối là(f) Những chất được tạo nên tử một nguyên tố hóa học

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, electron và notron là 28, số hạt không mang điện chiếm 35,7%. Tính số hạt proton, electron và notron trong X.

Câu 10. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tố Kali, Canxi.

III. Đáp án - Hướng dẫn giải bài tập

1. Đáp án phần câu hỏi trắc nghiệm

1.C2.A3.B4.B5.A6.A

2. Hướng dẫn giải phẩn tự luận

Câu 7.

a) Trong nhà bếp có một lọ thủy tinh đựng đường. Đường là hợp chất được tạo nên từ 3 nguyên tố cacbon (C), oxi (O), hidro (H)

b) Công thức H2SO4 cho ta biết phân tử axit sunfuric có 2 nguyên tử hidro, 1 nguyên tử lưu huỳnh nguyên tử 4 oxi, phân tử khối của H2SO4 bằng 98 đvC

c) Điện phân nước (H2O) thu được khí hidro (H2) và khí oxi (O2). Hai khí này là các đơn chất

Câu 8.

1-b; 2-a; 3-d; 4-e; 5-f; 6-c

Câu 9. Hạt không mạng điện chính là nitron

Số hạt notron có trong X là: (35,7.28)/100 = 10

Tổng số hạt trong X: p + e + n = 28

=> 2p + 10 = 28 => p = e = 9

Trong X có 10 hạt notron, 9 hạt electron và 9 hạt proton

Câu 10. Tính khối lượng bằng gam của nguyên tố Kali, Canxi.

Nguyên tử khối của Ca 40 đvC

1đvC có khối lượng = \frac{{1,{{9926.10}^{ - 23}}}}{{12}} = 0,{16605.10^{ - 23}}g

Khối lượng bằng gam của Ca: 0,{16605.10^{ - 23}} \times 40 = 6,{642.10^{ - 23}}g

Nguyên tử khối của K 39 đvC

1đvC có khối lượng= \frac{{1,{{9926.10}^{ - 23}}}}{{12}} = 0,{16605.10^{ - 23}}g

Khối lượng bằng gam của K: 0,{16605.10^{ - 23}} \times 39 = 6,{476.10^{ - 23}}g

........................

IV.  Giải hóa 8 bài luyện tập 1

Giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt các bài tập sgk hóa 8 bài 8: bài luyện tập 1, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn giải các bài tâp SGK một cách chi tiết dễ hiểu nhất để gửi tại bạn đọc tại: Giải bài tập hóa 8 bài luyện tập 1

V. Giải sách bài tập hóa 8 bài luyện tập 1

Ngoài các dạng bài tập sách giáo khoa Hóa 8 bài 8. Để nâng cao rèn luyện kĩ năng giải bài tập. Các bạn học sinh cần củng cố làm thêm các dạng câu hỏi bài tập sách bài tập hóa 8 bài 8 tại: Giải SBT Hóa 8 bài luyện tập 1

........................................

VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học 8 Bài 8: Bài luyện tập số 1 được VnDoc biên soạn tóm tắt nội dung trong bài luyện tập 1 hóa 8 các, kèm theo dạng câu hỏi trắc nghiệm, tự luận giúp các bạn học sinh dễ dàng vận dụng kiến thức, cũng như soạn và làm bài Hóa 8 bài 8 trước khi tới lớp.

Mời các bạn tham khảo thêm: 

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Hóa học 8 Bài 8: Bài luyện tập số 1. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
2 3.099
Sắp xếp theo

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm