Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về quyền tự do ngôn luận ở học sinh

Nghị luận xã hội về Quyền tự do ngôn luận ở học sinh

Nghị luận xã hội về Quyền tự do ngôn luận ở học sinh là bài văn nghị luận xã hội được VnDoc cập nhật và biên soạn mới nhất. Mời các bạn tham khảo!

Dàn ý về Quyền tự do ngôn luận ở học sinh

   1. Mở bài:

Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

     2. Thân bài:

* Giải thích: Quyền tự do ngôn luận là quyền đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng bất kỳ có thể nói lên những quan điểm, ý kiến của mình mà không bị trả thù hoặc trừng phạt pháp lý.

*Bàn luận:

- Quyền tự do ngôn luận được biểu hiện ở việc: học sinh được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cá nhân, tham gia phát biểu trong các hoạt động chung,...

- Quyền tự do ngôn luận ở học sinh mang đến rất nhiều lợi ích:

+ Giúp học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, được thầy cô/bạn bè lắng nghe.

+ Bồi đắp cho học sinh rất nhiều phẩm chất tốt như: trung thực, dũng cảm, yêu thương, tinh thần trách nhiệm.

+ Giúp học sinh học tập tiến bộ, phát triển nhân cách.

+ Tạo nên sự bình đẳng trong môi trường giáo dục.

+ Dẫn chứng: học sinh lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.

- Hiện nay, học sinh vẫn chưa thực sự có cơ hội sử dụng quuyền tự do ngôn luận.

- Học sinh cũng phải thực hiện những nghĩa vụ đối với quyền tự do ngôn luận.

 3. Kết bài:

- Khẳng định lợi ích, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận

- Liên hệ bản thân.

Văn mẫu về Quyền tự do ngôn luận ở học sinh

Bác Hồ đã từng nói: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Quả thực vậy, hạnh phúc lớn lao nhất đối với con người chính là được tự do. Một trong những biểu hiện của niềm tự do chân chính nằm ở quyền tự do ngôn luận. Đối với học sinh, quyền tự do ngôn luận cũng là một quyền cơ bản. Quyền tự do ngôn luận là quyền đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng đồng bất kỳ có thể nói lên những quan điểm, ý kiến của mình mà không bị trả thù hoặc trừng phạt pháp lý. Học sinh trên ghế nhà trường cũng là những công dân của đất nước nên cũng được hưởng quyền tự do ngôn luận. Đối với học sinh, quyền tự do ngôn luận được biểu hiện ở rất nhiều hoạt động như: bày tỏ ý kiến, nguyện vọng cá nhân, nhờ thầy/cô giải đáp thắc mắc, tham gia phát biểu, tranh biện trong những cuộc họp, hoạt động thích hợp,...Quyền tự do ngôn luận mang đến rất nhiều lợi ích, ý nghĩa thiết thực cho bản thân học sinh, gia đình, nhà trường và xã hội. Nhờ có quyền tự do ngôn luận mà học sinh được thực hiện quyền cơ bản của một công dân, có ý thức về quyền hạn và nghĩa vụ ủa công dân. Quyền tự do ngôn luận còn giúp học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, được thầy cô/bạn bè lắng nghe, thấu hiểu. Từ đó, con người góp phần vào kiến tạo “trường học hạnh phúc” – nơi học sinh được lên tiếng vì cuộc sống, tương lai của chính mình. Giáo dục học sinh cách lên tiếng bảo vệ quyền lợi của bản thân còn giúp bồi đắp cho học sinh rất nhiều phẩm chất tốt như: trung thực, dũng cảm, yêu thương, tinh thần trách nhiệm. Không chỉ vậy, quyền tự do ngôn luận còn thúc đẩy học sinh học tập tiến bộ, phát triển nhân cách, tư duy, trở thành những công dân toàn cầu. Bên cạnh đó, đối với nền giáo dục, quyền tự do ngôn luận còn góp phần tạo nên sự bình đẳng, trong sạch cho môi trường giáo dục. Ta có thể kể đến Phần Lan – đất nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới. Tại đây, học sinh được bày tỏ những ý kiến của bản thân, nguyện vọng của các em đều được lắng nghe, đối xử công bằng. Hiện nay, vẫn có những môi trường giáo dục chưa thực sự để học sinh có cơ hội sử dụng quyền tự do ngôn luận hoặc có những trường hợp học sinh sử dụng quyền ấy chưa chính đáng. Điều nay rất đáng phê phán. Đi liền với quyền, học sinh cũng phải thực hiện những nghĩa vụ đối với quyền tự do ngôn luận, phải biết sử dụng lời nói một cách thật thà, bày tỏ nguyện vọng một cách đúng đắn, cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức thật tốt. Như vậy, ý thức được vai trò, ý nghĩa lớn lao của quyền tự do ngôn luận, mỗi học sinh cần sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình thật chính đáng, góp phần hoàn thiện bản thân và đóng góp cho cộng đồng, phấn đấu học tập và tu dưỡng để trở thành những công dân tốt trong tương lai.

-------------------------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời các em đón đọc những tài liệu khác tại Soạn văn lớp 8, Ngữ văn lớp 8. Chúc các em đạt được thành tích tốt trong học tập!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm