Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 năm 2022 - 2023 Đề 3

Đề thi hóa 8 giữa học kì 1 có đáp án

Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 năm 2022 - 2023 Đề 3 có đáp án được VnDoc biên soạn là đề kiểm tra giữa kì 1 hóa 8 có đáp án, giúp các bạn học sinh đánh giá năng lực cũng như ôn luyện, củng cố kiến thức cho bài thi hóa lớp 8 giữa học kì 1. Mời các bạn tham khảo.

Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa lớp 8

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

Đề số 3

Phần 1: Câu hỏi trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Chất tinh khiết là:

A. Có tính chất không đổi

B. Có lẫn thêm vài chất khác

C. Gồm những phân tử đồng dạng

D. Không lẫn tạp chất

Câu 2. Trong các chất sau hãy cho biết dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất?

A. Fe(NO3)2, NO, C, CH3COOH

B. Mg, K, S, C, N2

C. Fe, NO2, H2O, Cl2

D. Cu(NO3)2, KCl, HCl, KMnO4

Câu 3. Nguyên tố R có hóa trị II, công thức hóa học đúng của hợp chất tạo bởi nguyên tố X và nhóm (PO4) là

A. R2(PO4)3

B. RPO4

C. R3(SO4)2

D. R(SO4)3

Câu 4. Hợp chất là chất được tạo bởi

A. 2 nguyên tử trở lên

B. 2 phi kim trở lên

C. 2 nguyên tố hóa học trở lên

D. 2 kim loại trở lên

Câu 5. Xác định hóa trị của C trong các hợp chất sau: CO, CH4, CO2

A. II, IV, IV

B. II, III, V

C. III, V, IV

D. I, II, III

Câu 6.  Ta có một oxit tên FeO. Vậy muối của Fe có hóa trị tương ứng là

A. FeSO4

B. Fe(OH)3

C. Fe2O3

D. FeNO3

Câu 7. Phân tử R2O3 nặng hơn phân tử đồng 2,5 lần. Nguyên tử khối của R bằng:

A. 64

B. 56

C. 65

D. 40

Câu 8.  Nguyên tố Natri (K) là tập hợp những nguyên tử có cùng

A. 11 hạt nhân

B. 23 hạt electron

C. 11 hạt proton

D. 23 hạt proton

Câu 9. Trong nguyên tử, hạt nào sau đây mang điện tích dương?

A. Electron

B. Proton

C. Notron

D. Electron và Notron

Câu 10.Cho biết hợp chất tạo bởi nguyên tố A và nhóm (SO4) là A2(SO4)3 và hợp chất tạo bởi nguyên tố B với nhóm (OH) là B(OH)2. Hãy chọn công thức hoá học đúng cho hợp chất của A và B

A. AB3.

B. A3B.

C. A2B3.

D. A3B2.

Phần 2. Tự luận (6 điểm)

Câu 1. (1 điểm) Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử: natri, brom, (Biết: 1 đvC= 0,16605.10-23g)

Câu 2. (2 điểm)

a) Xác định hóa trị của N trong N2O

b) Lập công thức hóa học của hợp chất sau: Ag (I) và nhóm PO4 (III)

Câu 3. (2 điểm) Hợp chất X được tạo bởi hai nguyên tố nito và oxi. Thực nghiệm xác định được tỉ lệ khối lượng giữa hai nguyên tố trong A bằng: mN:mO = 7:12. Xác định công thức hóa học và tính phân tử khối của A

Câu 4. (1 điểm) Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40; trong đó hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Số notron trong nguyên tử là

..........................HẾT.........................

Đáp án Đề thi giữa kì 1 hóa 8 Đề 3

Phần 1. Trắc nghiệm 

1D2B3A4C5A
6A7B8C9B10C

Phần 2. Tự luận 

Câu 1. 

Khối lượng bằng gam của một nguyên tử Natri:

mNa = 0,16605 . 10-23 . 23 = 3,819 . 10-22 (g)

Khối lượng bằng gam của một nguyên tử Brom:

mBr = 0,16605 . 10-23 . 80 = 1,3284. 10-22 (g)

Câu 2. 

a)  Nito trong N2O3

Gọi hóa trị của photpho trong hợp chất là x:

Ta có hóa trị của O (II)

Theo quy tắc hóa trị.

2. x = 3.II => x = 3 (III) . Vậy photpho có hóa trị bằng III trong hợp chất N2O3

b) Lập công thức hóa học của hợp chất gồm  Ag (I) và nhóm PO4 (III)

Công thức hóa học dạng:

{Ag^I}_x({PO_4)^{III}}_y\({Ag^I}_x({PO_4)^{III}}_y\)

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.I = y.III

\frac xy=\frac{III}I=\frac31=>\hspace{0.278em}x=3;\hspace{0.278em}y=1\(\frac xy=\frac{III}I=\frac31=>\hspace{0.278em}x=3;\hspace{0.278em}y=1\)

Công thức hóa học cần tìm là: Ag3PO4

Câu 3. 

Gọi công thức của X là NxOy (x, y nguyên dương)

Áp dụng công thức

\frac{x.NTK(N)}{y.NTK(O)}=\frac{m_N}{m_O}\Rightarrow\frac xy=\frac{m_N.NTK(N)}{m_O.NTK(O)}=\frac7{12}.\frac{14}{16}=\frac23\(\frac{x.NTK(N)}{y.NTK(O)}=\frac{m_N}{m_O}\Rightarrow\frac xy=\frac{m_N.NTK(N)}{m_O.NTK(O)}=\frac7{12}.\frac{14}{16}=\frac23\)

=. x = 2, y = 3

Vậy công thức của X là N2O3

Câu 4.

Số hạt proton = số hạt electron

Tổng số hạt trong nguyên tử X = số pron + số electron + số notron

= p + n + e = 2p + n = 40 (1)

Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12, nghĩa là

2p - n = 12 (2)

Từ (2) ta được n = 2p -12

Thay vào phương trình (1) ta được:

2p + 2p - 12 = 40

⇔ 4p = 40 + 12

⇔ p = 13, => e = p = 13

=> n = 2p - 12 = 2.13 - 12 = 14

Vậy trong nguyên tử X có 13 proton, 13 electron và 14 notron

...............................

Để có thể làm tốt bài kiểm tra đánh giá giữa học kì 1 Hóa 8, bạn đọc cần nắm chắc các nội dung kiến thức chương 1 và chương 2, cũng như các dạng câu hỏi bài tập lý thuyết của từng nội dung có trong chương. Dưới đây là một số nội dung ôn tập, mời các bạn tham khảo.

Trên đây VnDoc đã gửi tới các bạn Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 năm 2021 - 2022 Đề 3. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm