Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8 lên lớp 9 năm học 2023 - 2024

Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8 lên lớp 9 gồm nhiều dạng bài tập Hóa học 8, hay phù hợp với chương trình giảng dạy trong SGK, giúp các em hệ thống lại kiến thức được học, cũng như ôn tập nâng cao, chuẩn bị kiến thức để bước vào năm học mới. Mời các bạn tham khảo.

A. Tài liệu ôn tập Hóa 8 

B. Nội dung câu hỏi ôn tập hè

Câu 1. Hãy chọn những từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống:

1. ………… dùng để biểu diễn chất gồm 1 kí hiệu hoá học (đơn chất) hay hai, ba …, kí hiệu hoá học (hợp chất) và ………… ở chân mỗi kí hiệu.

2. Nguyên tử có cấu tạo từ ba loại hạt cơ bản là: ………, electron, …………

Câu 2. Lập công thức hoá học theo các bước và tính phân tử khối của các hợp chất.

a) Hợp chất gồm sắt (Fe) có hoá trị III và nhóm Sunfat (SO4) có hoá trị II

b) Hợp chất gồm lưu huỳnh (S) có hoá trị VI và nguyên tố oxi (O) có hoá trị II

Câu 3. Xác định hóa trị của N trong mỗi hợp chất sau: N2O, HNO3, N2O5, NO, NO2, KNO3.

Câu 4. Nêu các khái niệm về: nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử. Mỗi loại cho 4 ví dụ minh họa.

Câu 5. Cho CTHH của các chất sau: H2, SO2, HNO3, MgCO3, Al2(SO4)3, (NH4)3PO4. Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.

Câu 6.

a) Nêu qui tắc về hóa trị.

b) Tính hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau:

+ Na2O, CaO, SO3, P2O5, Al2O3, CO2, Cl2O7. Biết O (II).

+ KNO3, Ca(NO3)2, Al(NO3)3. Biết (NO3) có hóa trị I.

+ Ag2SO4, MgSO4, Fe2(SO4)3. Biết (SO4) có hóa trị II.

c) Lập CTHH và tính phân tử khối rồi suy ra khối lượng mol phân tử của những hợp chất sau biết:

Ag(I) và (NO3)(I)         Zn(II) và (SO4)(II)          Al(III) và (PO4)(III)

Na(I) và (CO3)(II)       Ba(II) và (PO4)(III)         Fe(III) và (SO4)(II)

Pb(II) và S(II)             Mg(II) và Cl(I)                (NH4)(I) và (SiO3)(II)

Câu 7. Có những loại phản ứng hóa học nào? Nêu định nghĩa và viết 3 phương trình phản ứng minh họa cho mỗi loại.

Câu 8. Hoàn thành các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

(1) KMnO4 …….+……..+…….. (4) Al + HCl ……+………

(2) P + O2 ………… (5) KClO3 ………..+……….

(3) Zn + H2SO4 …….+………… (6) Mg + O2 …………..

(7) Na2O + HCl …..+……..  (10) Ag2O + HNO3 ……+ ……

(8) CaO + HCl ……..+ ……… (11) MgO + HNO3 …….+……..

(9) Al2O3 + HCl …….+………. (12) Fe2O3 + HNO3 …….+…….

(13) K2O + H2SO4 …….+ ……(16) Na2O + H3PO4 …….+ …

(14) ZnO + H2SO4 …….+ …… (17) BaO + H3PO4 …….+ …

(15) Al2O3 + H2SO4 …….+ …… (18) Fe2O3 + H3PO4 …….+ …

Câu 9. Nêu định nghĩa về mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí (đktc). Mỗi loại trên cho 3 ví dụ minh họa.

Câu 10. a) Viết công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất (giải thích)

b) Công thức tính tỉ khối của chất khí (gồm khí A so với khí B và khí A so với KK)

c) Công thức tính nồng độ % và nồng độ mol của dung dịch.

Câu 11. Nêu các bước tính theo PTHH. Cho 1 ví dụ minh họa.

Câu 12. Nêu các bước tính theo PTHH (tìm chất dư). Cho 1 ví dụ minh họa.

Câu 13. Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, viết 3 PTPƯ điều chế khí oxi (với mỗi tính chất hóa học viết 4 PTPƯ minh họa).

Câu 14. Nêu tính chất vật lý, tính chất hóa học, viết 5 PTPƯ điều chế khí hiđro(với mỗi tính chất hóa học viết 3 PTPƯ minh họa.

Câu 15. Nêu tính chất vật lý, t/chất hóa học của nước (với mỗi t/chất hóa học viết 4 PTPƯ minh họa).

Câu 16. Nêu khái niệm, tên gọi, phân loại (lấy 3 ví dụ minh họa cho mỗi loại) của các loại hợp chất vô cơ đã học sau: Oxit, axit, bazơ, muối.

Câu 17. Bài tập về định luật bảo toàn khối lượng.

Bài 1. Cho 8 gam Ca phản ứng với 3,2 gam oxi. Tính khối lượng canxi oxit sinh ra.

Bài 2. Cho 5,4 gam nhôm p/ứ với 21,9 gam HCl thu được x gam muối và 0,6 gam khí hiđro. Tính x.

Bài 3. Đem phân hủy 3,16 gam kalipemanganat (KMnO4) sau phản ứng thu được 19,7 gam K2MnO4, y gam MnO2 và 3,2 gam O2. Tính y.

Bài 4. Tính khối lượng mol của các khí sau biết các khí này có tỉ khối đối với không kh

Câu 18. Bài tập về chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất.

Bài 1. Tính số mol, khối lượng, số phân tử của các chất khí sau(đktc):

a) 1,12 lít O2

b) 2,24 lít SO2

c) 3,36 lít H2S

d) 4,48 lít C4H10

Bài 2. Tính số mol, số phân tử của các chất sau:

a) 16 gam SO3

b) 8 gam NaOH

c) 16 gam Fe2(SO4)3

d) 34,2 gam Al2(SO4)3

Bài 3. Tính số mol, khối lượng, thể tích(đktc) của các chất sau:

a) 0,06.1023 phân tử CO2

b) 3,6.1023 phân tử H2S

c) 1,8.1023 phân tử C3H8

Bài 4. Tính khối lượng, thể tích (đktc), số phân tử của các khí sau:

a) 0,015 mol C3H8

b) 0,025 mol C2H4

c) 0,045 mol C2H2

Câu 19. Bài tập về tỉ khối của chất khí.

Bài 1. Tính tỉ khối của các khí sau so với khí nitơ: H2S, O2, H2, CO2.

Bài 2. Tính tỉ khối của các khí sau so với không khí: CH4, C2H4, C2H2, C4H10.

Bài 3. Tính khối lượng mol của các khí sau biết các khí này có tỉ khối đối với khí O2 lần lượt là: 1,375; 0,0625; 2; 4,4375.

Câu 20. Bài tập về tính theo CTHH.

Bài 1. Tính thành phần % về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất sau:

CuO, P2O5, H2SO4, Al2(SO4)3, NH4NO3, Ca3(PO4)2.

Bài 2. Lập CTHH của những hợp chất có thành phần như sau:

a) 50%S và 50%O.

d) mCa : mH : mP : mO = 40 : 1 : 31 : 64.

b) mFe : mS : mO = 7 : 6 : 12.

e) mC = 2,4 g; mH = 0,4 g; mO = 3,2 g. M= 60

c) 28%Fe; 24%S và còn lại là O

g) Có 2 phần Cu, 1 phần S và 2 phần O.

Bài 3. Tính số mol, khối lượng, số nguyên tử của các nguyên tố có trong các hợp chất sau: 8,8 gam CO2; 16 gam CuSO4; 3,2 gam Fe2(SO4)3.

C. Hướng dẫn giải chi tiết bài tập ôn tập hè

Câu 1. Hãy chọn những từ (cụm từ) thích hợp điền vào chỗ trống:

1. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất, gồm một kí hiệu hóa học (đơn chất) hay hai, ba... (hợp chất) và chỉ số ở chân mỗi kí hiệu. .

2. Nguyên tử có cấu tạo từ ba loại hạt cơ bản là: proton, electron, notron

Câu 2. 

a) Hợp chất gồm sắt (Fe) có hoá trị III và nhóm Sunfat (SO4) có hoá trị II

Fe có hóa trị III, nhóm (SO4) có hóa trị II

Công thức chung : Fex(SO­­4)y

Theo quy tắc hóa trị: x × III = y× II

Chyển thành tỉ lệ: x/y = II/III = 2/3

Vậy lấy x = 2 và y = 3

=> công thức hóa học là: Fe2(SO4)3

b) Hợp chất gồm lưu huỳnh (S) có hoá trị VI và nguyên tố oxi (O) có hoá trị II

Gọi CTHH cần tìm là SxOy

Oxi có hóa trị II

Theo quy tắc hóa trị, x.VI = y.II

Suy ra : x/y = II/VI = 1/3

Vậy CTHH cần tìm: SO3

Câu 3. Xác định hóa trị của N trong mỗi hợp chất sau: N2O, HNO3, N2O5, NO, NO2, KNO3.

Gọi hóa của N là x

+ N2O

Ta có: x . 2 = II . 1

→ x = I

+ NO2

Ta có: x .1 = II . 2

→ x = IV

+ KNO3

nito có hóa trị V

+ NO

Ta có: x . 1 = II . 1

→ x = II

+ N2O5

Ta có: x . 2 = II . 5

→ x = V

Câu 4. 

Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.

Nguyên tố hiđro kí hiệu là H;

Nguyên tố canxi kí hiệu là Ca;

Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.

Ví dụ: oxi có công thức hóa học là O2 gồm 1 nguyên tố hóa học oxi

Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.

Ví dụ: nước có công thức hóa học là (H2O) gồm có 2 nguyên tố hóa học là hydro và oxi

Câu 6.

a) Nêu qui tắc về hóa trị.

Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Câu 7.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O4

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

Ví dụ phản ứng phân hủy

KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)K2MnO4 + MnO2 + O2

KClO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)KCl + O2

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Câu 8. Hoàn thành các PTHH sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

(1) KMnO4 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\)K2MnO4 + MnO2 + O2

(4) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

(2) 4P + 5O2 → 2P2O5

(5) KClO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}\(\overset{t^{o} }{\rightarrow}\) KCl + O2

(3) Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

6) 2Mg + O2 → 2MgO

(7) Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O

(10) Ag2O + 2HNO3 → 2AgNO3 + H2O

(8) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

(11) MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O

(9) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

(12) Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

(13) K2O + H2SO4 → K2SO4 + H2O

(16) 3Na2O + 2H3PO4 → 2Na3PO4 + 3H2O

(14) ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

(17) 3BaO + 2H3PO4 → Ba3(PO4)2 + 3H2O

(15) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

(18) Fe2O3 + 2H3PO4 → 3H2O + 2FePO4

Tài liệu vẫn còn xin vui lòng tải link phía dưới để xem thêm bài tập.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bài tập ôn hè môn Hóa học lớp 8 lên lớp 9 bao gồm 24 câu hỏi bài tập Hóa 8 bám sát chương trình học Hóa học 8, câu hỏi đi sâu vào lí thuyết từng chương, các bài tập tính toán theo từng cấp độ: vận dụng, thông hiểu, vận dụng cao, để hệ thống lại toàn bộ kiến thức Hóa 8 làm nền tảng cho lớp học tiếp theo.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook, mời bạn đọc tham gia vào nhóm Tài liệu học tập lớp 8 để có thể cập nhật được tài liệu mới nhất.

Chúc các bạn ôn tập tốt, mời các bạn tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm