Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Hóa lớp 8 theo từng bài Có đáp án

Bộ câu hỏi môn Hóa học lớp 8 

Bài tập Hóa lớp 8 có đáp án là tài liệu tham khảo hay môn Hóa học được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình giáo dục Trung học cơ sở.

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
THƯ VIỆN CÂU HỎI
Môn Hóa 8
Bài 1. MỞ ĐẦU MÔN HÓA HỌC

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng

1/ Nhận biết:

Mục tiêu: Nhận biết vật thể

Câu 1. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể tự nhiên?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Thao, bút, tập, sách

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 2. Chỉ ra dãy nào chỉ gồm toàn là vật thể nhân tạo?

A. Ấm nhôm, bình thủy tinh, nồi đất sét

B. Xenlulozơ, kẽm, vàng

C. Thao, bút, tập, sách

D. Nước biển, ao, hồ, suối

Xem đáp án
Đáp án: A

2/ Nhận biết:

Mục tiêu: Nhận biết chất

Câu 1. Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo

B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất

C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng

D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Xem đáp án
Đáp án: B

II. TỰ LUẬN:

1/ Thông hiểu:

Mục tiêu: Phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

Câu 1. Hãy kể tên 5 vật thể tự nhiên và 5 vật thể nhân tạo?

Đáp án:

5 vật thể tự nhiên: Cây dừa, ngọn núi, con sông, can gà...

5 vật thể nhân tạo: Xe đạp, máy tính, bút, sách, đồng hồ, ngôi nhà...

Câu 2. Hãy cho biết đâu là vật thể đâu là chất trong các câu sau đây:

a/ Sáng sớm, những giọt sương long lanh còn đọng trên cánh hoa

b/ chú cá bơi tung tăng trong nước

c/ Nhiều xoong nồi làm bằng nhôm vì tính nhẹ, bền và dẫn nhiệt tốt

d/ Trên bàn học của Vy có nhiều dụng cụ học tập: Sách vở, ... được làm từ gỗ và thước kẻ, compa, bút... được làm bằng nhựa, trông rất đẹp mắt.

Đáp án:

Vật thể: Cánh hoa, chú cá, xoong nồi, bàn học, sách vở, thước kẻ, compa, bút

Chất: Giọt sương, nước, nhôm, gỗ, nhựa

1/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Vai trò của hóa học

Câu 2. Hãy kể những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập của em và bảo vệ sức khỏe của gia đình em?

Đáp án:

Những sản phẩm hóa học phục vụ trực tiếp cho việc học tập là giấy, cặp, sách, bút, thước...

Bảo vệ sức khỏe gia đình như thuốc chữa bệnh, thuốc bồi dưỡng sức khỏe......

Trường THCS Đa Phước hội
GVBM: Phạm T Tuyết Oanh
THƯ VIỆN CÂU HỎI
Môn Hóa 8
Bài 2. CHẤT

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

1/ Thông hiểu:

Mục tiêu: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

Câu 1. Nước sông hồ thuộc loại:

A. Đơn chất

B. Hợp chất

C. Chất tinh khiết

D. Hỗn hợp

Xem đáp án
Đáp án: D

1/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

Câu 2. Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? giải thích

A. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiết (thấp hơn thiếc nguyên chất)

B. Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiết

C. Thiết hàn là chất tinh khiết

D. Thiết hàn là hỗn hợp

Xem đáp án
Đáp án: A, B
Câu 3. Câu sau đây ý nói về nước cất: «Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020C». Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án sau:

A. Cả 2 ý đều đúng

B. Cả 2 ý đều sai

C. Ý 1 đúng, ý 2 sai

D. Ý 1 sai, ý 2 đúng

Xem đáp án
Đáp án: C

4/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Câu 4. Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

A. Lọc

B. Dùng phễu chiết

C. Chưng cất phân đoạn

D. Đốt

Xem đáp án
Đáp án: C

Câu 5: Những nhận xét nào sau đây đúng?

A. Xăng, khí nitơ, muối ăn, nước tự nhiên là hỗn hợp

B. Sữa, không khí, nước chanh, trà đá là hỗn hợp

C. Muối ăn, đường, khí cacbonic, nước cất là chất tinh khiết

D. Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp

Xem đáp án
Đáp án: B, D

II. TỰ LUẬN:

1/ Thông hiểu:

Mục tiêu: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp

Câu 1. Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau như thế nào?

Đáp án: Chất tinh khiết không có lẫn chất khác, có những tính chất vật lí và hóa học nhất định. Còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn, có tính chất vật lí và hóa học không giống nhau.

2/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Tách chất ra khỏi hỗn hợp

Câu 2. Nêu nguyên tắc để tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp?

Khí nitơ và khí oxi là 2 thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -1960C, oxi lỏng sôi ở -1830C. Làm thế nào để tách riêng được khí oxi và khí nitơ từ không khí?

Đáp án: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. (Hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng kk rồi nâng nhiệt độ của kk lỏng lên - 1960C nitơ lỏng sôi và bay lên trước, oxi lỏng đến -1830C mới sôi và bay lên tách riêng được 2 khí).

Trường THCS Đa Phước hội

GVBM: Phạm T Tuyết Oanh

THƯ VIỆN CÂU HỎI

Môn Hóa 8

Bài 4. NGUYÊN TỬ

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng

1/ Nhận biết

Mục tiêu: Nhận biết các hạt mang điện trong nguyên tử

Câu 1: Trong nguyên tử các hạt mang điện là:

A. Nơtron, electron.

B. Proton, electron.

C. Proton, nơtron, electron.

D. Proton, nơtron.

Xem đáp án
Đáp án: B

Mục tiêu: Nhận biết các hạt cấu tạo nên vỏ nguyên tử

2/ Nhận biết:

Câu 2: Vỏ nguyên tử được tạo nên từ loại hạt nào sau đây:

A. Electron.

B. Proton,

C. Proton, nơtron, electron.

D. Proton, nơtron.

Xem đáp án
Đáp án: A

3/ Thông hiểu:

Mục tiêu: Nắm đượcđặc điểm giống những nguyên tử cùng loại

Câu 3. Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây?

A. Electron.

B. Proton,

C. Proton, nơtron, electron.

D. Proton, nơtron.

Xem đáp án
Đáp án: B

4/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu:

Câu 4. Vì sao nói khối lượng của hạt nhân cũng là khối lượng của nguyên tử?

A. Vì khối lượng hạt nhân bằng khối lượng nguyên tử

B. Vì điện tích hạt nhân bằng điện tích ở vỏ

C. Vì khối lượng electron không đáng kể

D. Vì khối lượng Nơtron không đáng kể

Xem đáp án
Đáp án: C

II. TỰ LUẬN

1/ Thông hiểu

Mục tiêu: Các thành phần của nguyên tử

Câu 1

a/ Nguyên tử là gì? Trình bày cấu tạo của nguyên tử?

b/ Hãy cho biết tên, kí hiệu, điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử?

c/ Thế nào là nguyên tử cùng loại?

Đáp án:

a/ Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm nhạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

b/ Proton (p, +), Nơtron (n, 0), electron (e, -)

c/ Nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số P trong hạt nhân

2/ Vận dụng thấp

Mục tiêu: Cấu tạo nguyên tử, khối lượng nguyên tử

Câu 2

a/ Vì sao nguyên tử trung hòa về điện?

b/ Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?

Đáp án:

a/ Trong một nguyên tử số p = số e, điện tích 1 p = điện tích 1 e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu nên nguyên tử trung hòa về điện.

b/ Vì Proton và notron có cùng khối lượng cò electron có khối lượng rất bé không đáng kể.

Trường THCS Đa Phước hội

GVBM: Phạm T Tuyết Oanh

THƯ VIỆN CÂU HỎI

Môn Hóa 8

Bài 5. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời mà em cho là đúng

1/ Nhậnbiết:

Mục tiêu: Nhận biết nguyên tố tạo nên chất

Câu 1: Khí oxi do nguyên tố oxi tạo nên; nước do 2 nguyên tố: Oxi và hidro tạo nên; tinh bột do 3 nguyên tố: Cacbon, hodro và oxi tạo nên. Nguyên tố nào cho dưới đây là nguyên liệu cấu tạo chung của các chất này?

A. Cacbon

B. hidro.

C. Sắt.

D. Oxi

Đáp án: D

2/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Vận dụng tính khối lượng nguyên tử dựa vào khối lượng C

Câu 2: Nguyên tử X nặng 5,312.10-23g, đó là nguyên tử của nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. O: 16 đvC

B. Fe: 56 đvC

C. S: 32 đvC

D. P: 31 đvC

Đáp án: C

3/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Vận dụng tính khối lượng nguyên tử dựa vào khối lượng C

Câu 3. Biết nguyên tử C có khối lượng bằng 1.9926.10-23g, khối lượng của nguyên tử Al là:

A. 0,885546.10-23g

B. 4,482675.10-23g

C. 3,9846.10-23g

D. 0.166025.10-23g

Đáp án: B

4/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Xác định sự tồn tại của nguyên tố trong các chất

Câu 3. Cho các chất: Khí oxi, nước, cacbonđioxit, muối ăn, ozon, đường kính, cát. Nguyên tố oxi tồn tại ở dạng tự do trong chất nào sau đây?

A. Ozon, cacbonđioxit

B. Oxi, nước

C. Ozon, oxi,

D. Nước, muối ăn

Đáp án: C

II. TỰ LUẬN:

1/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Cách đọc và viết kí hiệu hóa học của nguyên tố

Câu 1.

a/ Các cách viết 2C, 5O, 3Ca lần lượt chỉ ý gì?

b/ Hãy dùng chữ số và KHHH diễn đạt các ý sau: Ba nguyên tử nitơ, bảy nguyên tử canxi, bốn nguyên tử natri.

Đáp án:

q/ 2C: 2 nguyên tử C

5O: 5 nguyên tử O

3Ca: 3 nguyên tử Ca

b/ 3N, 7Ca, 4Na

2/ Vận dụng thấp:

Mục tiêu: Xđ tên và KHHH của NTHH khi biết số p

Câu 2. Nguyên tử của nguyên tố A có 16p. Hãy cho biết:

a. Tên và KHHH của A.

b. Số e của A.

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

Đáp án: - Hs tra bảng 1 SGK tr 42:

a/ A là lưu huỳnh: S

b/ Số e: 16

c/ NTK của S = 32 đ.v.C

NTK của H = 1đ.v.C

NTK của O = 16 đ.v.C

Vậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H.

2/ Vận dụng cao:

Mục tiêu: Xđ tên và KHHH của NTHH khi biết NTK

Câu 2. Dựa vào bảng 1 SGK/ 42, hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố A, biết nguyên tử A nặng gấp 4 nguyên tử Nitơ?

Đáp án: Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.

+ NTK của A = 4.14 = 56 đ.v.C

+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g A là nguyên tố Sắt (Fe).

Câu 3. Hợp chất của kim loại M với nhóm PO4 có công thức là M3(PO4)2. PTK = 267. Tính toán để xác định M là nguyên tố nào?

Đáp án:

M3(PO4)2 = 267

Có  3M + 2 (31 + 4. 16) = 267

=>M = (267 -190): 3 = 24

+ Tra bảng 1 SGK/ 42 g M là nguyên tố Magie (Mg).

Mục tiêu: Xđ tên và KHHH của NTHH khi biết NTK

Câu 4. Biết 1/4 nguyên tử X nặng bằng 1/3 nguyên tử Kali. Xác định tên và KHHH của nguyên tố X?

Đáp án: 1/4MX= 1/3MK = 1/3. 39 => MX= 1/3 x 39 x 4 = 52

X là nguyên tố Crom (Cr)

Để xem toàn bộ nội dung bài tập hóa 8 mời các bạn ấn link TẢI VỀ bên dưới

.........................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Bộ câu hỏi môn Hóa học lớp 8. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề bài tập Toán 8, Giải SBT Vật Lí 8, Lý thuyết Sinh học 8, Chuyên đề Hóa học 8. Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 8 - Giải Hoá 8

    Xem thêm