Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách tính mdd sau phản ứng

Cách tính mdd sau phản ứng được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Cách tính mdd sau phản ứng

Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo công thức:

m dd = khối lượng các chất tan cho vào dung dịch + khối lượng dung dịch – khối lượng của chất kết tủa – khối lượng của chất khí.

I. Dung dịch

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.

Ví dụ:

Hoà tan đường vào nước được dung dịch nước đường.

Trong đó, đường là chất tan và nước là dung môi.

II. Công thức tính nồng độ phần trăm dung dịch

Nồng độ phần trăm (kí hiệu C%) của một dung dịch là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch.

Công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch:

C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\(C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\)

Trong đó:

mct: khối lượng chất tan (đơn vị gam);

mdd: khối lượng dung dịch (đơn vị gam).

Ví dụ:

Hoà tan 21 gam KNO3 vào 129 gam nước thu được dung dịch KNO3. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được.

Hướng dẫn giải:

Khối lượng dung dịch = khối lượng dung môi + khối lượng chất tan

= 129 + 21 = 150 gam.

Nồng độ phần trăm của dung dịch KNO3 thu được là:

C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\(C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\) =\frac{21}{150} .100\% =14\%\(=\frac{21}{150} .100\% =14\%\)

III. Cách tính khối lượng dung dịch

Cách 1: Tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng chất tan và khối lượng dung môi.

mdd = mct + mdm

Trong đó:

+ mdd là khối lượng dung dịch (g).

+ mct là khối lượng chất tan (g).

+ mdm là khối lượng dung môi (g).

Ví dụ 1: Hòa tan 10 g muối NaCl vào 40 gam nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được.

Hướng dẫn giải

Theo đề bài ta có: mct = 10 g, mdm = 40 g

Khối lượng dung dịch muối là: mdd = mct + mdm = 10 + 40 = 50 gam

Nồng độ phần trăm dung dịch muối thu được:

C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\(C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\) =\frac{10}{50} .100 \%=20 \%\(=\frac{10}{50} .100 \%=20 \%\)

Cách 2: Tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng chất tan có trong dung dịch và nồng độ phần trăm của dung dịch.

m_{dd} = \frac{m_{ct}.100 \% }{C\%}\(m_{dd} = \frac{m_{ct}.100 \% }{C\%}\)

Trong đó:

+ mdd là khối lượng dung dịch (g)

+ mct là khối lượng chất tan có trong dung dịch (g).

+ C% là nồng độ % của dung dịch.

Cách 3: Tính khối lượng dung dịch khi biết khối lượng riêng và thể tích dung dịch.

mdd = Vdd.d

Trong đó:

+ mdd là khối lượng dung dịch (g)

+ Vdd là thể tích dung dịch (ml)

+ d là khối lượng riêng của dung dịch (g/ml)

Ví dụ: Tính khối lượng của 100 ml dung dịch H2SO4, biết khối lượng riêng của dung dịch là d = 1,83 g/ml.

Hướng dẫn:

Khối lượng dung dịch là:

mdd = Vdd.d = 100.1,83 = 183 g.

Dạng 1: Bài tập về tính nồng độ phần trăm, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi

Học sinh cần ghi nhớ các công thức cơ bản về nồng độ phần trăm, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, từ đó mới có thể vận dụng nhuần nhuyễn vào làm bài tập.

Công thức cần ghi nhớ

Nồng độ phần trăm: C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\(C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\)

Khối lượng chất tan: m_{ct} =\frac{C\%.m_{dd} }{100\%}\(m_{ct} =\frac{C\%.m_{dd} }{100\%}\)

Khối lượng dung dịch: m_{dd} = \frac{m_{ct}.100 \% }{C\%}\(m_{dd} = \frac{m_{ct}.100 \% }{C\%}\)

Trong đó:

+ mdd là khối lượng dung dịch (g)

+ mct là khối lượng chất tan có trong dung dịch (g).

+ C% là nồng độ % của dung dịch.

Khi tính khối lượng dung dịch sau phản ứng, học sinh cần ghi nhớ các trường hợp dưới đây:

Cách tính khối lượng dung dịch sau phản ứng

Công thức tổng quát: mdd = mdm + mct 

Trường hớp 1: Chất tạo thành ở trạng thái dung dịch

Ví dụ: HCl + NaOH → NaCl + H2O

Công thức: 

mdung dịch sau phản ứng = tổng khối lượng các dung dịch trước phản ứng

Trường hợp 2: Chất tạo thành có xuất hiện chất khí

Ví dụ: 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O

Công thức: m dung dịch sau phản ứng = m chất tham gia - m khí

Trường hợp 3: Chất tạo thành sau phản ứng có chất kết tủa.

Ví dụ: H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl

Công thức: m dung dịch sau phản ứng = m dung dịch trước phản ứng - m chất kết tủa

Bài tập ví dụ minh hoạ

Dạng tính nồng độ phần trăm của dung dịch

Ví dụ: Hoà tan 15 gam HCl vào 45 gam nước. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được.

Hướng dẫn giải

Khối lượng của dung dịch HCl là:

mdd HCl = mHCl + m nước = 15 + 45 = 60 gam

Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là:

C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\(C\%=\frac{m_{ct} }{m_{dd} } .100\%\) =\frac{15}{60} .100\%=25\%\(=\frac{15}{60} .100\%=25\%\)

Dạng tính khối lượng chất tan trong dung dịch

Ví du: Tính khối lượng H2SO4 có trong 150 gam dung dịch H2SO4 14%

Hướng dẫn trả lời

 m_{ct} =\frac{C\%.m_{dd} }{100\%}\(m_{ct} =\frac{C\%.m_{dd} }{100\%}\) m_{H_{2}SO _{4}} =\frac{14.150}{100} =21 gam\(m_{H_{2}SO _{4}} =\frac{14.150}{100} =21 gam\)

Dạng tính khối lượng dung dịch, khối lượng dung môi

Ví dụ: Hoà tan 25 gam đường vào nước được dung dịch nồng độ 50%. Hãy tính

a) Khối lượng dung dịch đường pha chế được.

b) Khối lượng nước cần dùng cho sự pha chế.

Hướng dẫn trả lời

m_{dd} = \frac{m_{ct}.100 \% }{C\%}\(m_{dd} = \frac{m_{ct}.100 \% }{C\%}\)

a) Khối lượng dung dịch đường pha chế được là:

m_{dung\:  dịch} =\frac{25.100}{50} =50 gam\(m_{dung\: dịch} =\frac{25.100}{50} =50 gam\)

b) Khối lượng nước cần dung cho sự pha chế là:

m dm = mdd - m đường = 50 - 25 = 25 gam

Dạng 2: Bài tập tổng hợp về nồng độ %

Ví dụ: Hoà tan CaCO3 vào 200 gam dung dịch HCl 7,3% (vừa đủ)

a) Viết phương trình hoá học

b) Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Khối lượng của HCl có trong 200 gam dung dịch HCl 7,3% là:

m_{HCl} =\frac{C\%.m_{dd} }{100\%}\(m_{HCl} =\frac{C\%.m_{dd} }{100\%}\) =\frac{200.7,3}{100} =14,6 gam\(=\frac{200.7,3}{100} =14,6 gam\)

⇒ nHCl = 14,6:36,5 = 0,4 mol

Phương trình: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

nCaCO3 = nCaCl2 = nCO2 = \frac{1}{2}\(\frac{1}{2}\)nHCl = 0,2 mol → mCaCO3 = 20 gam

mCaCl2 = 0,2.111 = 22,2 gam

mCO2 = 0,2.44 = 8,8 gam

Khối lượng dung dịch sau phản ứng là:

mdung dịch phản ứng - mCaCO3 = mdung dịch HCl - mCO2 = 20 + 200 - 8,8 = 211,2 gam

Nồng độ của CaCl2 là: C% dung dịch CaCl2 = 22,2.100%:211,2 = 10,51%

----------------------------------------

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gấu Đi Bộ
    Gấu Đi Bộ

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi 18/12/22
    • Bắp
      Bắp

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 18/12/22
      • Sunny
        Sunny

        😍😍😍😍😍😍😍

        Thích Phản hồi 18/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm