Công thức cấu tạo của NO2
Công thức cấu tạo của NO2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Công thức cấu tạo của NO2
Câu hỏi: Công thức cấu tạo của NO2?
Trả lời:
Công thức cấu tạo của NO2 là: O-N-O
1. NO2 là gì?
NO2 là một hợp chất của nitơ và oxy, thường tồn tại trong đất và trong nước. Đây là chất trung gian trong quá trình tổng hợp công nghiệp của axit nitric hay trong nước nó là sản phẩm trung gian của phản ứng oxy hóa dưới tác động của vi khuẩn từ amoniac thành nitrite và cuối cùng là nitrat.
NO2 có các tên gọi như Nitrit, nitơ đioxit, điôxit nitơ.
2. Khí NO2 sinh ra từ đâu?
- Trong môi trường khí tự nhiên hiện nay, NO và NO2 là hai loại oxit nitơ thường gặp nhất. Khí NO2 được sinh ra do sự kết hợp giữa khí nitơ với oxy trong không khí khi ở nhiệt độ cao như do sét đánh, khí núi lửa, quá trình quá trình phân hủy vi sinh vật.
- Trong khí quyển: khí NO2 khi kết hợp với gốc OH có trong không khí sẽ tạo ra HNO3. Vì vậy, khi trời mưa, NO2 cùng với các phân tử HNO3 sẽ hòa lẫn vào nước mưa và là giảm độ pH trong nước. Có thể nói, NO2 là một trong những tác nhân gây ra ô nhiễm không khí.
- Trong tầng Ozon: khí NO2 có thể sinh ra theo phản ứng oxi hóa NO
NO + O3 → O2 + NO2
- Khí NO2 nitơ đioxit còn là chất trung gian được sinh ra từ quá trình tổng hợp công nghiệp axit nitric.
3. Tính chất vật lý của NO2 nitơ đioxit
- NO2 là chất khí màu nâu đỏ và có mùi gắt đặc trưng.
- Khối lượng mol: 46.0055 g mol−1.
- Khối lượng riêng: 1.88 g dm−3.
- Điểm nóng chảy: −11,2°C (261,9 K; 11,8°F).
- Điểm sôi: 21,2°C (294,3 K; 70,2°F).
- Áp suất hơi: 98.80 kPa (at 20°C).
4. Tính chất hóa học của NO2
- NO2 tham gia vào phản ứng Oxy hóa khử với phương trình sau đây:
3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
Trong phản ứng này NO2 đóng vai trò vừa là chất oxy hóa vừa là chất khử.
- Ngoài ra, NO2 còn tham gia phản ứng quang hóa sau để điều chế NO:
NO2 + hν (λ < 430 nm) → NO + O
5. Điều chế NO2
- Trong công nghiệp:
+ Sản phẩm trung gian của phản ứng điều chế HNO3.
- Tạo ra khi cho NO tác dụng với O2:
NO + O2 → NO2
- Trong phòng thí nghiệm:
+ Cho Cu tác dụng với HNO3 đặc:
Cu + 4HNO3(đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Chú ý: NO2 là chất gây ô nhiễm môi trường, không khí và bào mòn tầng ozon.
6. Một số ứng dụng của khí NO2
Ứng dụng chủ yếu của khí NO2 thuộc về ngành thực phẩm:
+ Trong sản xuất thịt ăn sẵn người ta thường sử dụng khí NO2 để ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, giúp thịt lâu hư, tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do thịt bị ôi thiu.
+ Ngoài ra, việc bổ sung nitrite còn giúp giữ màu đỏ tươi đẹp mắt cho thịt dù đã qua chế biến ở nhiệt độ cao và làm thịt có mùi đặc trưng hơn.
7. Tác hại của NO2
- Tác hại của NO2 đối với sức khỏe
Hít thở không khí với nồng độ NO2 cao có thể gây kích ứng đường thở trong hệ hô hấp của con người. Phơi nhiễm NO2 trong thời gian ngắn có thể làm nặng thêm các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là hen suyễn, dẫn đến các triệu chứng hô hấp (như ho, khò khè hoặc khó thở) thậm chí đến mức phải đến phòng cấp cứu. Phơi nhiễm lâu hơn với nồng độ NO2 tăng cao có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh hen suyễn và có khả năng làm tăng khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp. Những người mắc bệnh hen suyễn, cũng như trẻ em và người già thường có nguy cơ cao hơn đối với các ảnh hưởng sức khỏe của NO2. NO2 cùng với NOx khác phản ứng với các hóa chất khác trong không khí tạo thành bụi mịn và ozone. Cả hai điều này cũng có hại khi hít phải do ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
- Tác hại của NO2 đối với môi trường
NO2 và NOx tương tác với nước, oxy và các hóa chất khác trong khí quyển để tạo thành mưa axit. Mưa axit gây hại cho các hệ sinh thái nhạy cảm như hồ và rừng. Các hạt nitrat tạo ra từ NOx làm cho không khí trở nên mờ và khó nhìn thấy. NOx trong khí quyển góp phần gây ô nhiễm chất dinh dưỡng ở vùng nước ven biển.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Công thức cấu tạo của NO2. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.
- Cách xác định số e lớp ngoài cùng
- Tính chất hóa học của SO2
- Nguyên tử khối là gì? Cách xác định nguyên tử khối?
- Hoàn thành PTHH: Fe3O4 + HCl
- Tính háo nước của axit sunfuric đặc
- Bảng tuần hoàn gồm mấy chu kì? Số nguyên tố trong mỗi chu kì
- Viết PTHH khi cho SO3 tác dụng với H2O
- Cách điều chế H2SO4 từ FeS2?
- Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
- CH4 là chất gì?
- Hợp chất của nguyên tố R với nhóm Hidroxit có dạng R(OH)3
- Cách tính điện tích hạt nhân
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Hoàn thành PTHH sau: FeCO3 + HNO3?
- Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm 1A là
- Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Hoàn thành PTHH sau: Al + HNO3?
- Oleum là gì?
- Nêu thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm B? Các nhóm B gồm bao nhiêu cột?
- Nhận xét về độ âm điện của các halogen?
- Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng
- CH3COOH là chất gì?
- Hợp chất của nguyên tố R với hidro là RH4
- Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng ta dùng một kim loại là
- Hợp chất đường chiếm thành phần chủ yếu trong mật ong
- Điện tích nguyên tố là gì?
- Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (có số mol bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất
- Trình bày cách nhận biết ion clorua
- Phân lớp electron là gì? Thế nào là phân lớp electron bão hòa?
- Tính chất hóa học của axit sunfuric (H2SO4) đặc và loãng
- Cách tính hóa trị cao nhất trong oxit của nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro