Hoàn thành PTHH sau: FeCO3 + O2 → Fe2O3 + CO2

Hoàn thành PTHH sau: FeCO3 + O2 → Fe2O3 + CO2 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Hoàn thành PTHH sau: FeCO3 + O2 → Fe2O3 + CO2

Trả lời:

4FeCO3 + O2 → 2Fe2O3 + 4CO2

Điều kiện: Nhiệt độ

FeCO3 bị oxi hóa bởi oxi

Hiện tượng: có khí không màu thoát ra.

T ìm hiểu thêm về khí oxi

- Kí hiệu hóa học: O

- CTHH: O2

- Nguyên tử khối: 16. Phân tử khối: 32

I. Tính chất vật lí của Oxi

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

II. Tính chất hóa học của oxi

1. Oxi tác dụng với phi kim.

Trong bảng tuần hoàn hóa học, chúng ta có thể xác định được oxi cũng là một phi kim nên chúng ta cũng có thể gọi oxi tác dụng với phi kim là một trường hợp trong phản ứng của phi kim tác dụng với phi kim.

Khi oxi tác dụng với phi kim, chúng ta sẽ thu được oxit mà thường được gọi là oxit axit. Một trong nhiều trường hợp được quan tâm đó chính là oxi tác dụng với lưu huỳnh với thí nghiệm như sau:

Đưa một muỗng sắt có chứa một lượng nhỏ lưu huỳnh ở dạng bột vào ngọn lửa đèn cồn đang cháy. Sau đó, đưa lưu huỳnh đang cháy vào trong lọ có chứa khí oxi. Sau khi thực hiện các bước trên, chúng ta rút ra được nhận xét như sau:

- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt.

- Lưu huỳnh cháy trong lọ chứa khí oxi mãnh liệt hơn

- Chất khí sau phản ứng thu được là lưu huỳnh đioxit có công thức hóa học là SO2 và một lượng rất rất nhỏ lưu huỳnh trioxit có công thức hóa học là SO3.

Phương trình phản ứng cháy trong oxi của lưu huỳnh như sau:

S + O2 → SO2

S + O2 → SO3

Kết luận: Hấu hết các phi kim đều có thể tác dụng được với oxi để tạo thành oxit và oxit đó thuộc nhóm oxit axit.

Một số phương trình hóa học khác biểu diễn phản ứng hóa học của Oxi với phi kim khác

P + O2 → P2O5

N2 + O2 → NO2

C + O2 → CO2

Cl2 + O2 → 2ClO

Trong những phản ứng trên, có những phản ứng sẽ tạo nhiều sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của phản ứng là gì.

2. Oxi tác dụng với kim loại

Thực hiện một vài thí nghiệm đơn giản như chúng ta lấy đoạn dây sắt nhỏ đưa vào trong lọ chứa khí oxi. Khi đó chúng ta sẽ không quan sát được hiện tượng gì cả. Tuy nhiên, khi chúng ta quấn thêm vào đầu dây sắt một mẩu than gỗ, thực hiện đốt cho than và thanh sắt nóng đỏ sau đó chúng ta lại đưa vào trong lọ chứa khí oxi. Khi này, chúng ta sẽ quan sát được hiện tượng lóe sáng, thanh sắt cháy mạnh. Ngoài ra, sau khi phản ứng kết thúc chúng ta cũng sẽ thu được các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit có công thức hóa học là Fe3O4 và thường được gọi là sắt từ oxit.

Phương trình hóa học:

Fe + O2 → Fe3O4

Ngoài ra, oxi còn có thể phản ứng được với nhiều kim loại khác nhưng trong chương trình hóa học phổ thông các em cần nhớ oxi không phản ứng với 3 kim loại Au, Ag, Pt ở nhiệt độ cao.

Nếu cảm thấy mình khó nhớ các em nhớ câu "Lửa thử vàng" đó chính là Au không phản ứng với Au ở nhiệt độ cao.

Một số phương trình hóa học khác thể hiện oxi tác dụng với kim loại

Na + O2 → Na2O

K + O2 → K2O

Ba + O2 → BaO

Ca + O2→ CaO

Mg + O2→ MgO

Al + O2→ Al2O3

Zn + O2→ ZnO

Fe + O2→ Fe3O4 | Trường hợp này đặc biệt. Xem thêm bài viết sắt tác dụng với oxi và lưu ý điều kiện.

Ni + O2→ NiO

Sn + O2→ SnO2

Pb + O2→ PbO

Cu + O2→ CuO

Hg + O2→ HgO

3. Oxi tác dụng với hợp chất

Một trong những phản ứng cháy cơ bản của hợp chất đó chính là phản ứng giữa khí metan và khí oxi. Khí metan thường xuất hiện trong khí ao bùn hoặc khí bioga và được con người sử dụng như là một nhiên liệu tạo nhiệt dùng trong đun nấu hàng ngày.

Khi cháy, khí metan sẽ tạo ra khí CO2 và hơi nước như vậy sẽ không có mùi gì cả.

Phương trình phản ứng: CH4 + O2 = CO2 + H2O

Ngoài ra, oxi có thể phản ứng với nhiều hợp chất khác như:

FeO + O2 → Fe2O3

Kết luận: Oxi là một nguyên tố phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt khi ở nhiệt độ cao oxi phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất.

III. Điều chế oxi

Để điều chế được oxi chúng ta sẽ có 2 cách để điều chế:

Trong phòng thí nghiệm

Ở phòng thí nghiệm thì oxi sẽ được điều chế bằng cách phân hủy một số hợp chất giàu oxi và rất ít bền với nhiệt như KClO3 (rắn), KMnO4 (rắn),…

Trong công nghiệp

+ Từ không khí: Sau khi đã loại bỏ được hết hơi nước, khí cacbon đioxit, bui trong không khí và được hóa lỏng thì sẽ thu lại được oxi. Oxi sẽ được bảo quản và vận chuyển ở trong bình thép với áp suất 150atm và dung tích 100 lít.

+ Từ nước: khi điện phân nước đó là hoà tan nước với một ít NaOH hoặc H2SO4 để tăng khả năng dẫn điện của nước thì sẽ thu lại được khí hidro ở cực âm và khí oxi ở cực dương.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về cấu tạo, tính chất vật lý cũng như tính chất hóa học của oxi. Hy vọng với những thông tin về hóa 8 tính chất của oxi ở trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập cũng như ứng dụng vào trong đời sống hàng ngày.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Hoàn thành PTHH sau: FeCO3 + O2 → Fe2O3 + CO2. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 13
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Gia Kiet Hoang ...
    Gia Kiet Hoang ...

    🤙🤙🤙🤙🤙

    Thích Phản hồi 24/12/22
    • Khang Anh
      Khang Anh

      😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 24/12/22
      • Bé Cún
        Bé Cún

        💯💯💯💯

        Thích Phản hồi 24/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm