Trình bày cách pha loãng axit sunfuric đặc an toàn
Trình bày cách pha loãng axit sunfuric đặc an toàn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Cách pha loãng axit sunfuric đặc an toàn
Câu hỏi: Trình bày cách pha loãng axit sunfuric đặc an toàn?
Trả lời
Axit sunfuric đặc tan dễ dàng trong nước và tỏa rất nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đều. Tuyệt đối không được làm ngược lại sẽ gây nguy hiểm.
1. Khái niệm H2SO4 đặc là gì?
- H2SO4 là cụm từ viết tắt của axit sunfuric, cái tên này bắt nguồn từ tiếng Pháp là acidesulfurique.Axit sunfuric là một chất dạng lỏng nhưng hơi sệt lại như dầu, không có mùi, rất khó bay hơi và có phân tử khối nặng gấp 2 lần phân tử nước.Trọng lượng riêng của H2SO4 đặc 98%, với mật độ (kí hiệu là D) là 1,87g/cm3 và nồng độ mol là 18. Đây là một trong những axit vô cơ mạnh nhất trong hóa học, chính vì vậy nó rất dễ hòa tan trong nước dù bất kể môi trường và tỉ lệ nào.
- Đặc biệt, bạn không thể tìm thấy bất kì H2SO4 đặc nói riêng và H2SO4 nói chung trên Trái Đất. Bởi vì áp lực giữa axit H2SO4 và nước khác nhau.
Ngoài ra, H2SO4 đặc còn có những dạng khác như axit sunfuric loãng, axit phân bón, axit ắc quy – chì,... Để phân biệt những dạng trên, thì ta hãy chú ý đến nồng độ của chúng. Trong đó, nồng độ axit H2SO4 đặc là cao nhất và thấp nhất là nồng độ của axit H2SO4 loãng.
2. Các tính chất của H2SO4 đặc
H2SO4 đặc là axit mạnh
- Làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.
- Tác dụng với bazơ (trong đó kim loại đã có mức oxi hóa cao nhất) tạo thành muối và nước.
- Tác dụng với oxit bazơ (trong đó kim loại đã có mức oxi hóa cao nhất) tạo thành muối và nước.
- Tác dụng với muối (trong đó kim loại đã có số oxi hóa cao nhất) tạo thành muối và nước.
Tính oxi hóa mạnh
Trong H2SO4, S có mức oxi hóa cao nhất (+6) nên H2SO4 đặc nóng còn có tính oxi hóa mạnh.
* Tác dụng với kim loại
- H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) → muối trong đó kim loại có hóa trị cao + H2O + SO2 (S, H2S).
- Sản phẩm khử của S+6 tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại: kim loại có tính khử càng mạnh thì S+6 bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp.
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O
5H2SO4 + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
- Chú ý: bài tập kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc thường gặp nhất là tạo khí SO2, khi giải thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố:
ne = nkim loại.hóa trịkim loại = 2nSO2
nH2SO4 phản ứng = 2nSO2
mmuối = mkim loại + 96nSO2
- H2SO4 đặc nguội thụ động với Al, Fe và Cr.
* Tác dụng với phi kim → oxit phi kim + H2O + SO2
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O (t0)
C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2 (t0)
2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
* Tác dụng với các chất khử khác
2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
- Chú ý: Axit sunfuric đặc còn có khả năng hấp thụ SO3 tạo thành oleum có công thức tổng quát là H2SO4.nSO3.
3. Điều chế axit sunfuric
- Axít sulfuric được sản xuất trong công nghiệp từ lưu huỳnh, oxi và nước theo phương pháp tiếp xúc; hoặc có thể sản xuất axit sulfuric từ quặng pirit sắt.
- Trong giai đoạn đầu lưu huỳnh bị đốt để tạo ra điôxít lưu huỳnh.
S + O2 → SO2
- Hoặc quặng pirit sắt sẽ bị đốt trong không khí giàu oxi tạo ra SO2
4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2
- Sau đó nó bị ôxi hóa thành lưu huỳnh trioxit bởi ôxi với sự có mặt của chất xúc tác ôxít vanadi (V2O5)
2SO2 + O2 → 2SO3
- Cuối cùng lưu huỳnh trioxit được hòa tan bằng nước.
SO3 + H2O → H2SO4
- Ngoài ra, SO3 cũng bị hấp thụ bởi H2SO4 để tạo ra ôleum (H2SO4.xSO3), oleum sau đó được pha loãng tạo thành dung dịch axit.
H2SO4 + xSO3 → H2SO4.xSO3
- Ôleum sau đó phản ứng với nước để tạo H2SO4 đậm đặc.
H2SO4.xSO3 + xH2O → (x+1)H2SO4
4. Cách bảo quản axit sunfuric đặc an toàn
- Không để hóa chất ở nơi có nhiệt độ cao, gần ngọn lửa trần hoặc các tia lửa và bề mặt nóng.
- Tại khu vực lưu trữ, không cho bất cứ một người nào được phép hút thuốc lá.
- Các thùng chứa phải được đóng chặt.
- Với các công te nơ và thiết bị tiếp nhận cần phải có dây nối tiếp đất.
- Các thiết bị điện, thiết bị thông gió, thiết bị chiếu sáng được sử dụng phải không phát ra tia lửa điện.
- Các dụng cụ khác trong khu vực chứa phải không phát ra tia lửa điện.
- Áp dụng các biện pháp chống hiện tượng phóng tĩnh điện, đề phòng cháy nổ
- Rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng, mang vác, vận chuyển, tiếp xúc với hóa chất.
- Không sử dụng hóa chất ở nơi thấp, kín, thiếu gió.
5. Ứng dụng của axit sunfuric đặc trong đời sống
- Axit sunfuric đóng vai trò trong hàng loạt các quá trình sản xuất kim loại (đồng, kẽm,…) và là nguyên liệu của một số dung dịch dung dịch tẩy gỉ, làm sạch bề mặt thép,…
- Sử dụng để sản xuất nhôm sunfat (VD: phèn làm giấy). Chất quan trọng trong quá trình sản xuất các loại muối sunfat, tẩy rửa kim loại trước khi mạ, chế tạo thuốc nổ, chất dẻo, thuốc nhuộm, sản xuất dược phẩm,…
- Hỗn hợp axit với nước còn được dufng làm chất điện giải trong hàng loạt các dạng ắc quy, axit chì…
- Ngoài ra còn có mặt trong các ngành công nghiệp như phân bón, luyện kim, phấn nhuộm, chết dẻo, giấy, sợi,…
- Sử dụng một axit làm chất xúc tác kết hợp với H2SO4 thường được để loại bỏ các hợp chất của lưu huỳnh (S) và hydrocacbon không bão hòa có trong dầu thô. Một trong những phương pháp lọc dầu khá phổ biến.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Trình bày cách pha loãng axit sunfuric đặc an toàn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.