Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng

Chúng tôi xin giới thiệu bài Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Sản phẩm tạo thành khi cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng

Câu hỏi: Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng

Trả lời:

Phản ứng Ag + H2SO4 loãng không xảy ra vì Ag là kim loại yếu đứng sau H2 trong dãy hoạt động hóa học nên không tác dụng được với axit trung bình yếu (HCl, H2SO4 loãng) chỉ tác dụng được với axit mạnh như H2SO4 đặc, HNO3.

I. Tính chất vật lý của axit sunfuric H2SO4

- Axit sunfuric H2SO4 là chất lỏng, sánh như dầu, nặng gấp 2 lần nước, khó bay hơi và tan vô hạn trong nước.

- Axit sunfuric H2SO4 đặc hút nước mạnh và tỏa nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước. Nếu làm ngược lại sẽ làm nước sôi đột ngột bắn ra ngoài kèm theo các giọt axit làm bỏng da hoặc cháy quần áo.

- Cấu tạo phân tử của axit sunfuric H2SO4:

II. Tính chất hóa học của axit sunfuric

1. Axit sunfuric loãng (H2SO4 loãng)

+ H2SO4 loãng là một axit mạnh, có đầy đủ các tính chất hóa học chung của một axit.

+ Axit sunfuric loãng làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ.

+ Axit sunfuric có khả năng làm quỳ tím hóa đỏ do tính axit mạnh của nó.

+ Axit sunfuric loãng tác dụng với kim loại

+ Axit sunfuric loãng có khả năng tác dụng với kim loại đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

K>Ba>Ca>Na>Mg>Al>Zn>Fe2+>Ni>Sn>Pb>H>Cu>Hg+>Ag>Pt>Au

Ví dụ:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

H2SO4 + Ba → BaSO4 + H2

+ Axit sunfuric loãng tác dụng với bazơ

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4+ 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

+ Axit sunfuric loãng tác dụng với oxit bazơ

H2SO4 + MgO → MgSO4 + H2O

H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O

+ Axit sunfuric loãng tác dụng với muối

H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O

H2SO4 + CaCO3 →CaSO4 + CO2 + H2O

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 +2HCl

2. Axit sunfuric đặc (H2SO4 đặc)

*Số oxi hóa của mà lưu huỳnh (S) có thể có là: -2 ; 0 ; +4 ; +6. Trong H2SO4 thì S có mức oxi hóa +6 cao nhất nên → H2SO4 đặc có tính axit mạnh, oxi hóa mạnh và có tính háo nước.

a) Axit sunfuric đặc tác dụng với kim loại

- Thí nghiệm: Cho mảnh Cu vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặc

- Hiện tượng: dung dịch chuyển sang màu xanh và khí bay ra có mùi sốc.

- Phương trình hóa học:

2H2SO4 + Cu → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

- H2SO4 đặc, nóng tác dụng với các kim loại khác

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 ↑ + 6H2O

5H2SO4 + 4Zn → 4ZnSO4 + H2S↑ + 4H2O

*Lưu ý:

- Trong các bài tập vận dụng, kim loại tác dụng với axit sunfuric đặc thường gặp nhất là tạo khí SO2, khi giải thường vận dụng bảo toàn e và bảo toàn nguyên tố:

ne = nkim loại.(hóa trị)kim loại = 2nSO2nH2SO4 pứ = 2nSO2 muối = mkim loại + 96nSO2

- H2SO4 đặc nguội thụ động (không phản ứng) với Al, Fe, Cr

- H2SO4 đặc phản ứng được với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) → muối (trong đó kim loại có hóa trị cao) + H2O + SO2↑ (S, H2S).

- Sản phẩm khử của S+6 tùy thuộc vào độ mạnh của kim loại: kim loại có tính khử càng mạnh thì S+6 bị khử xuống mức oxi hóa càng thấp.

b) Axit sunfuric đặc tác dụng với phi kim → oxit phi kim + H2O + SO2

- PTPƯ: H2SO4 đặc + Phi kim → Oxit phi kim + H2O + SO2

S + 2H2SO4 → 2H2O + 3SO2

C + 2H2SO4 → CO2 + 2H2O + 2SO2

2P + 5H2SO4 → 2H3PO4 + 5H2O + 2SO2

c) Axit sunfuric đặc tác dụng với các chất khử khác

- PTPƯ: H2SO4 đặc + chất khử (FeO, FeSO4) → Muối + H2O + SO2

2H2SO4 + 2FeSO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 2H2O

2FeO + 4H2SO4→ Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

d) Tính háo nước của axit sunfuric

- Thí nghiệm: Cho H2SO4 đặc vào cốc đựng đường

- Hiện tượng: Đường chuyển sang màu đen và sôi trào

- Phương trình hóa học:

C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cho biết sản phẩm tạo thành khi cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Anh nhà tui
    Anh nhà tui

    😊😊😊😊

    Thích Phản hồi 20/12/22
    • Mèo Ú
      Mèo Ú

      🤝🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 20/12/22
      • Tiểu Hổ
        Tiểu Hổ

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 20/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm