Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

NaHSO3 ra SO2 - Điều chế SO2 từ muối natri hidrosunfit

Chúng tôi xin giới thiệu bài NaHSO3 ra SO2 - Điều chế SO2 từ muối natri hidrosunfit được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Phương trình hóa học: NaHSO3 ra SO2

2NaHSO3 → H2O + Na2SO3 + SO2

- Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ: > 25

- Hiện tượng nhận biết: Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

- Trong trường hợp này, bạn chỉ thường phải quan sát chất sản phẩm H2O (nước), Na2SO3 (natri sulfit), SO2 (lưu hùynh dioxit), được sinh ra. Hoặc bạn phải quan sát chất tham gia NaHSO3 (Natri bisulfit), biến mất.

Điều chế SO2 từ muối natri hidrosunfit

HNO3 + KMnO4 + Na2S2O4 → H2O + SO2 + Na2SO4 + KNO3 + Mn(NO3)2

CuSO4 + Na2S2O4 → SO2 + Cu + Na2SO4

Natri hidrosunfit là hợp chất muối natri của axit đithionơ với công thức hóa học là Na2S2O4. Đây là hợp chất có tinh thể màu trắng, mùi nhẹ và có thể được hòa tan trong nước nóng và trong dung dịch axit.

Natri hidrosunfit còn có các tên gọi khác nhau như Tẩy Đường Ý, Sodium dithionite, Sodium hydrosulfite; Sodium hyposulfite; Hyposulfurous acid disodium salt; Dithionous acid disodium salt,.... nhưng được dùng phổ biến với tên Natri đithionit.

Tính chất và các phản ứng của Na2S2O4

- Natri đithionit bền khi đun nóng, nhưng bị oxy hóa chậm bởi không khí khi ở trong dung dịch. Thậm chí khi không có không khí, dung dịch natri đithionit cũng bị hỏng vì xảy ra phản ứng:

2S2O42- + H2O → S2O32- + 2 HSO3-

Do đó dung dịch natri đithionit không thể bảo quản trong thời gian dài.

- Ở trạng thái khan là tinh thể đơn tà có mùi lưu huỳnh nhẹ. Nó tan trong nước và rất ít trong etanol. Ở trạng thái ngậm nước đihiđrat là tinh thể hình trụ, và nó không bền khi dễ dàng tách nước tạo thành dạng khan và dễ dàng bị oxy hóa bởi không khí.

- Dạng khan phân hủy dần dần tạo natri sunfat và lưu huỳnh điôxit ở nhiệt độ trên 90 °C trong không khí. Khi vắng mặt không khí, nó sẽ phân hủy ở nhiệt độ trên 150 °C tạo thành natri sulfit, natri thiosulfat, lưu huỳnh dioxide và một lượng nhỏ dạng dấu vết của lưu huỳnh.

- Natri đithionit khan dạng bột với một ít nước có thể bắt lửa trong không khí ở nhiệt độ phân hủy. Khi thiếu không khí (oxi), nó chỉ phân hủy chậm.

- Dung dịch natri đithionit có tính axit và phân hủy tạo thành natri thiosulfat và natri bisulfit. Tốc độ phản ứng tăng khi tăng nhiệt độ. Ngoài ra, tốc độ cũng tăng khi xảy ra trong môi trường axit mạnh.

2Na2S2O4 + H2O → Na2S2O3 + 2 NaHSO3

- Khi có mặt oxi, nó phân hủy thành natri bisulfat và natri bisulfit.

Na2S2O4 + O2 + H2O → NaHSO4 + NaHSO3

- Natri bisulfat và natri bisulfit làm giảm pH và vì thế làm tăng tốc độ phản ứng. Lưu huỳnh dioxide được tạo ra dưới điều kiện axit mạnh.

2H2S2O4 → 3SO2 + S + 2H2O

3H2S2O4 → 5SO2 + H2S + 2H2O

- Trái lại, trong dung dịch kiềm (pH 9-11) natri đithionit bền và chỉ bị phân hủy khoảng 1% trong 1 giờ. Nó có tính khử mạnh và phân hủy thành muối sunfit và sulfide.

3Na2S2O4 + 6NaOH → 5Na2SO3 + Na2S + 3H2O

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài NaHSO3 ra SO2 - Điều chế SO2 từ muối natri hidrosunfit. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Khang Anh
    Khang Anh

    😃😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 26/12/22
    • Phi Công Trẻ
      Phi Công Trẻ

      🤗🤗🤗🤗🤗

      Thích Phản hồi 26/12/22
      • Kẻ cướp trái tim tôi
        Kẻ cướp trái tim tôi

        🤟🤟🤟🤟🤟

        Thích Phản hồi 26/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm