Điều chế SO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào?

Điều chế SO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Điều chế SO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

Câu hỏi: Điều chế SO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào?

Lời giải:

Trong công nghiệp người ta sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxy hóa lưu huỳnh dioxide bởi oxy với sự có mặt của chất xúc tác là vanađi (V) oxit. Phản ứng xảy ra như sau:

2SO2 + O2 → 2SO3 (với xúc tác V2O5, ở nhiệt độ cao khoảng 450–500 ℃)

SO2 cũng có thể phản ứng với O2 ở nhiệt độ thấp hơn với xúc tác là NO2 để tạo SO3

2SO2 + O2 → 2SO3 (nhiệt độ cao, chất xúc tác NO2)

Quá trình phản ứng diễn ra như sau: ban đầu NO2 phản ứng với SO2 tạo SO3

SO2 + NO2 → SO3 + NO

Sau đó O2 lại phản ứng tiếp với NO tạo NO2. Quá trình trên được lặp lại nhiều lần.

Khái niệm

Lưu huỳnh trioxit (còn gọi là anhydride sunfuric, sulfur trioxit, sulfane) là một hợp chất vô cơ với công thức hóa học SO3. Nó là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và axit sunfuric. Lưu huỳnh trioxit khô tuyệt đối không ăn mòn kim loại. Ở thể khí, đây là một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng và là tác nhân chính trong các trận mưa axit. SO3 được sản xuất đại trà để dùng trong điều chế axit sunfuric.

Cấu tạo và liên kết

Khí SO3 có cấu tạo phân tử tam diện phẳng và đối xứng, như được dự đoán trước bởi lý thuyết VSEPR.

Nguyên tử lưu huỳnh có số oxy hóa là +6, điện tích là 0 và bao quanh bởi 6 cặp electron.

Tính chất

Lưu huỳnh đioxit là chất khử và chất oxi hóa

Lưu huỳnh đioxit là chất khử

Khi dẫn khí SO2 vào dung dich Br có màu vàng nâu nhạt. Dung dịch brom bị mất màu

SO2 + Br2 + 2H2O →2HBr + H2SO4

SO2 đã khử Br2 có màu thành HBr không màu

Lưu huỳnh đoxit là chất oxi hóa

Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch axit H2S dung dịch bị vẩn đục màu vàng:

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O , SO2 đã oxi hóa H2S thành S

Trong hợp chất SO2, nguyên tố lưu huỳnh có số oxi hóa +4, là số oxi hóa trung gian giữa các số oxi hóa −2 và +6. Do vậy, khi tham gia phản ứng oxi hóa - khử, SO2 có thể bị khử hoặc bị oxi hóa.

Thí dụ:

Lưu huỳnh đioxit là chất khử khi tác dụng với những chất oxi hóa mạnh, như halogen, kali pemanganat,...:

SO2 + Br2 + 2H2O→2HBr + H2SO4

2H2O + 2KMnO4 + 5SO2 → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

Lưu huỳnh đioxit là chất oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh hơn, như H2S, Mg,...:

Ứng dụng

Lưu huỳnh trioxit ít có ứng dụng trong thực tế, nhưng lại là sản phẩm trung gian để sản xuất axit sunfuric.

Bài tập liên quan

Bài 1 trang 138 SGK Hóa 10

Lưu huỳnh đioxit có thể tham gia những phản ứng sau:

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 (1)

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O (2)

Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất của các chất trong những phản ứng trên?

  1. Phản ứng (1): SO2là chất khử, Br2là chất oxi hóa.
  2. Phản ứng (2): SO2là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
  3. Phản ứng (2): SO2 vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
  4. Phản ứng (1): Br2là chất oxi hóa, phản ứng (2): H2S là chất khử.

Đáp án hướng dẫn giải

C đúng.

Bài 2 trang 138 SGK Hóa 10

Hãy ghép cặp chất và tính chất của chất sao cho phù hợp:

Các chất

Tính chất của chất

A. S

a) Chỉ có tính oxi hóa

B. SO2

b) Chỉ có tính khử

C. H2S

c) Có tính oxi hóa và tính khử

D. H2SO4

d) Không có tính oxi hóa và tính khử

Đáp án hướng dẫn giải

A với c).

B với d).

C với b).

D với a).

Bài 3 trang 138 SGK Hóa 10

Cho biết phản ứng hóa học H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl. Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?

  1. H2S là chất oxi hóa, Cl2là chất khử.
  2. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
  3. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
  4. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

Đáp án hướng dẫn giải

D đúng.

Bài 4 trang 138 SGK Hóa 10

Hãy cho biết những tính chất hóa học đặc trưng của:

a) Hiđro sunfua.

b) Lưu huỳnh đioxit.

Dẫn ra những phản ứng hóa học để minh họa.

Đáp án hướng dẫn giải

a) Tính chất hóa học của hiđro sunfua.

Hidro sunfua tan trong nước thành dung dịch axit rất yếu.

Tính khử mạnh :

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

b) Tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

Lưu huỳnh đioxit là oxit axit

* SO2 tan trong nước thành dung dịch axit H2SO3 là axit yếu

SO2 + H2O → H2SO3

*SO2 tác dụng với dung dịch bazơ, tạo nên 2 muối:

SO2 + NaOH → NaHSO3

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Lưu huỳnh đioxit là chất khử và là chất oxi hóa

SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Điều chế SO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp như thế nào? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 30
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 22/12/22
    • Đinh Đinh
      Đinh Đinh

      💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 22/12/22
      • Nguyễnn Hiềnn
        Nguyễnn Hiềnn

        😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 22/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm