Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất nào sau đây tan được trong nước?

VnDoc xin giới thiệu bài Chất nào sau đây tan được trong nước? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Chất nào sau đây tan được trong nước?

  1. CuCl2; H2SO4; AgNO3
  2. S; NaNO3; KCl
  3. BaSO4; NaOH; K2SO3
  4. HBr; H2SiO3; K2CO3

Trả lời:

Đáp án: A. CuCl2; H2SO4; AgNO3

Giải thích:

A đúng

B sai vì BaSO4 không tan trong nước

C sai vì S không tan trong nước

D sai vì H2SiO3 không tan trong nước

Khái niệm độ tan của một chất trong nước

Độ tan chính là số gam mà một chất nào đó tan trong nước và tạo ra dung dịch được bão hoà trong điều kiện nhiệt độ của môi trường bình thường.

Độ tan của một chất trong nước cũng chính là độ tan của chất đó. Điều kiện là trong 100mg dung dịch nước, mức nhiệt độ nhất định và chúng sẽ tạo ra dung dịch bão hoà khi không thể tiếp tục ta nữa.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên đó chính là không phải chất nào cũng có thể hoà tan được trong nước. Vậy làm sao để xác định được độ tan của một chất? Các nhà khoa học đã đưa ra 3 yếu tố cụ thể sau đây để giúp chúng ta có thể xác định độ tan trong nước của một chất dễ dàng. Tất cả đều đặt trong điều kiện với 100g nước.

+ Nếu chất đó hòa tan được >10g thì đó chính là chất tan hay còn được gọi là chất dễ tan.

+ Nếu chất đó bị hòa tan <1g thì đó là chất tan ít.

+ Nếu chất đó chỉ hòa tan được < 0,01g thì đây là chất không tan.

Độ tan và tích số tan là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tích số tan là tích được tính ra giữa số các nồng độ của những ion tự do trong dung dịch bão hòa trong một điều kiện nhiệt độ nhất định cùng với các chỉ số của ion trong phân tử.

Tính tan của các hợp chất trong nước

- Bazơ: phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2.

- Axit: hầu hết các axit tan được, trừ H2SiO3.

- Muối: Các muối nitrat đều tan.

+ Phần lớn các muối clorua và sunfat tan được, trừ AgCl, PbSO4, BaSO4.

+ Phần lớn muối cacbonat không tan trừ Na2CO3, K2CO3.

Ta có bảng tính tan của một số hợp chất sau:

ôn tập hóa 10

Chú thích: K: không tan

T: Tan

KB: không bền

K: bền

* Công thức độ tan của một chất trong nước

Công thức tính độ tan của một chất trong nước như sau:

S = (Mct/Mdm)x100

Trong đó:

  • Mctlà khối lượng chất tan
  • Mdmlà khối lượng dung môi
  • S là độ tan

Độ tan của 1 chất càng lớn thì chất đó càng dễ bị tan trong 100mg dung dịch nước và ngược lại. Dựa vào công thức phía trên, chúng ta có thể đưa ra được mối liên hệ giữa độ tan của một chất với nồng độ % của một dung dịch bão hoà. Công thức cụ thể như sau:

C = (100S/(100+S))

* Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độ tan một của chất trong nước

Độ tan một của chất trong nước sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản sau đây:

+ Nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn: Khi nhiệt độ tăng thì khả năng tan của chất rắn cũng sẽ tăng theo và ngược lại.

+ Sự ảnh hưởng của chất khí với nhiệt độ và áp suất trong độ tan: Khi nhiệt độ và áp suất cao thì chất khí rất ít có khả năng tan và ngược lại.

Bài tập vận dụng

Bài 1. Hãy chọn câu trả lời đúng.

Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là:

  1. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch
  2. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước.
  3. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa.
  4. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa. Bài giải:

Bài 2. Khi tăng nhiệt độ thì độ tan của các chất rắn trong nước:

  1. Đều tăng
  2. Đều giảm
  3. Phần lớn là tăng
  4. Phần lớn là giảm
  5. Không tăng và cũng không giảm.

Bài 3. Khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất thì độ tan của chất khí trong nước:

  1. Đều tăng
  2. Đều giảm
  3. Có thể tăng và có thể giảm
  4. Không tăng và cũng không giảm.

Bài 4. Dựa vào đồ thị về độ tan của các chất rắn trong nước (hình 6.5), hãy cho biết độ tan của các muối NaNO3, KBr, KNO3, NH4Cl, NaCl, Na2SO4 ở nhiệt độ 10oC và 60oC.

Lời giải

Bài 1: Đáp án đúng D

Bài 2: Đáp án đúng C

Bài 3: Đáp án đúng A

Bài 4: Từ điểm nhiệt độ 10oC và 60oC ta kẻ những đoạn thẳng song song với trục độ tan (trục đứng), tại giao điểm của những đoạn thẳng này với các đồ thị ta kẻ những đoạn thẳng song song với nhiệt độ (trục ngang) ta sẽ đọc được độ tan của các chất như sau:

+ Độ tan NaNO3: ở 10oC là 80 g, ở 60oC là 130 g

+ Độ tan KBr: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 95 g

+ Độ tan KNO3: ở 10oC là 20 g, ở 60oC là 110 g

+ Độ tan NH4Cl: ở 10oC là 30 g, ở 60oC là 70 g

+ Độ tan NaCl: ở 10oC là 35 g, ở 60oC là 38 g

+ Độ tan Na2SO4: ở 10oC là 60 g, ở 60oC là 45 g

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Chất nào sau đây tan được trong nước? Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • ebe_Yumi
    ebe_Yumi

    🤝🤝🤝🤝🤝🤝

    Thích Phản hồi 20/12/22
    • Thiên Bình
      Thiên Bình

      😄😄😄😄😄

      Thích Phản hồi 20/12/22
      • Xucxich14
        Xucxich14

        😊😊😊😊😊😊

        Thích Phản hồi 20/12/22
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm