Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước

VnDoc xin giới thiệu bài Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước 

  1. Tinh bột, glucozơ, mỡ, fructôzơ.
  2. Mỡ, xenlulôzơ, phốtpholipit, tinh bột.
  3. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.
  4. Vitamin, sterôit, glucozơ, cácbohiđrát.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ.

Giải thích:

Sắc tố, vitamin, sterôit, phốtpholipit, mỡ đều có tính kị nước do chúng đều có bản chất là lipit.

Lipit có cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O (nhưng tỉ lệ H và O khác tỉ lệ của cacbohidrat) được nối với nhau bằng các liên kết hoá trị không phân cực => có tính kị nước

I. Lipit là gì?

– Khái niệm Lipit: Lipit là những hợp chất hữu cơ có trong tế bào sống, không hòa tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực.

– Về mặt cấu tạo, phần lớn Lipit là các este phức tạp bao gồm chất béo (còn gọi là triglixerit), sáp, steroit và phopholipit,…

II. Tính chất vật lí của chất béo

1. Chất béo là gì?

- Khái niệm: Chất béo là trieste của glixerol với axit béo (các axit monocacboxylic có số chẵn C không phân nhánh) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.

– Chất béo động vật: Glixerit của axit no panmitic, stearic nên ở thể rắn.

– Chất béo thực vật: Glixerit của axit chưa no oleic nên ở thể lỏng.

- Một số chất béo thường gặp:

+) Axit panmitic: C15H31COOH

+) Axit stearic: C17H35COOH

+) Axit oleic: C17H33COOH (có 1 nối đôi)

+) Axit linoleic: C17H31COOH (2 nối đôi)

+) Axit linolenoic: C17H29COOH (3 nối đôi)

2. Tính chất vật lí của chất béo

– Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng, chẳng hạn như mỡ động vật (mỡ bò, mỡ cừu,…). Các triglixerit chứa chủ yếu các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu. Nó thường có nguồn gốc thực vật (dầu lạc, dầu vừng,…) hoặc từ động vật máu lạnh (dầu cá).

– Chất béo chứa các gốc axit béo no (mỡ động vật) thường ở dạng rắn, còn chất béo chứa các gốc axit không no (dầu thực vật) ở dạng lỏng.

– Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu cơ như benzen, rượu, xăng, ete,…

III. Tính chất hóa học của chất béo

1. Phản ứng thủy phân của chất béo trong môi trường axit

– Trong công nghiệp, phản ứng trên được tiến hành trong nồi hấp ở 220℃ và 25 atm.

– Ví dụ: phương trình hoá học

(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3H2O (H+,t0,p) → 3CH3[CH2]16COOH + C3H5(OH)3

(CH3[CH2]16COO)3C3H5 : tristearin

3CH3[CH2]16COOH : axit stearic

C3H5(OH)3: Glixerol

2. Phản ứng xà phòng hóa của chất béo

– Khi đun nóng với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH) thì tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

– Ví dụ: phương trình hóa học

(CH3[CH2]16COO)3C3H5 + 3NaOH (H+;to;p) → 3CH3[CH2]16COONa + C3H5(OH)3

(CH3[CH2]16COO)3C3H5: tristearin

3CH3[CH2]16COONa: natri stearat

C3H5(OH)3: Glixerol

– Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. Phản ứng xà phòng hóa xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và không thuận nghịch.

– Chỉ số xà phòng hóa: là số mg KOH dùng để xà phòng hóa hoàn toàn 1 gam lipit (tức là để trung hòa axit sinh ra từ sự thủy phân 1 gam lipit).

– Chỉ số axit: số mg KOH dùng để trung hòa axit tự do có trong 1 mg lipit.

3. Phản ứng cộng hidro (hiđro hóa) của chất béo

– Lipit lỏng có gốc axit là không no, để chuyển thành lipit rắn, ta cho tác dụng với H2 có niken làm xúc tác trong nồi hấp.

(C17H33COO)3C3H5 (lỏng) + 3H2 Ni,175−1900C→→Ni,175−1900C (C17H35COO)3C3H5 (rắn)

– Để đánh giá mức độ không no của lipit, người ta dùng:

– Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit.

4. Phản ứng oxi hóa của chất béo

– Nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

VI. Vai trò và tầm quan trọng của Lipit

Lipit có tầm quan trọng rất lớn đối với con người nói riêng và các cá thể sống nói chung:

- Cấu tạo tế bào, mô đệm, cách nhiệt ở hầu hết các loài động vật

- Dung môi hòa tan vitamin có trong mỡ: A, D, E, K giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn

- Cung cấp nước nội sinh cho cơ thể

- Dự trữ năng lượng, cung cấp năng lượng (Lớn hơn nhiều so với năng lượng mà protein cung cấp)

Ngoài vai trò to lớn của Lipit, thì hợp chất này cũng có những tác hại nhất định nếu sử dụng quá nhiều đối với cơ thể sống như:

- Tăng làm lượng triglyxerit, nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch nguy hiểm.

- Nguyên nhân gây ra chứng bệnh béo phì

VII. Bài tập trắc nghiệm lý thuyết Lipit

Câu 1: Chọn phát biểu sai khi nói về sự khác nhau giữa Lipit và este của ancol khi so với axit đơn chức

  1. gốc axit trong phân tử
  2. gốc ancol trong lipit cố định là của glixerol
  3. gốc axit trong lipit phải là gốc của axit béo
  4. bản chất liên kết trong phân tử

Đáp án: D. Bản chất liên kết trong phân tử

Câu 2: Định nghĩa chính xác về Lipit là gì? Chọn đáp án đúng

  1. hợp chất hữu cơ chứa C, H, O, N
  2. trieste của axit béo và glixerol
  3. là este của axit béo và ancol đa chức
  4. trieste của axit hữu cơ và glixerol

Đáp án: B. trieste của axit béo và glixerol

Câu 3: Chọn đáp đúng khi nói về lipit trong các phát biểu dưới đây

  1. Có trong tế bào sống
  2. Tan trong các dung môi hữu cơ như: ete, clorofom…
  3. Bao gồm các chất béo, sáp, steroit, …
  4. Tất cảđều đúng

Đáp án: D. Tất cả đều đúng. Câu này là một câu hỏi tổng quan về kiến thức Lipit

Câu 4: Nêu định nghĩa về mỡ tự nhiên chính xác

  1. este của axit panmitic và đồng đẳng của nó
  2. muối của axit béo
  3. các triglixerit của các axit béo khác nhau
  4. este của axit oleic và đồng đẳng …

Đáp án: C. este của axit oleic và đồng đẳng …

Câu 5: Nguyên nhân do đâu mà dầu thực vật ở trạng thái lỏng (trong khi đó mỡ động vật lại ở trạng thái rắn)

  1. chứa chủ yếu các gốc axit béo, no
  2. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no
  3. chứa chủ yếu các gốc axit thơm
  4. một lí do khác

Đáp án: B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Trong cơ thể sống các chất có đặc tính chung kị nước. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chít
    Chít

    🤠🤠🤠🤠🤠

    Thích Phản hồi 05/01/23
    • Hươu Con
      Hươu Con

      😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 05/01/23
      • Phúc Huy
        Phúc Huy

        👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 05/01/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm