Bản chất hóa học của enzim
Chúng tôi xin giới thiệu bài Bản chất hóa học của enzim được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Bản chất hóa học của enzim
Câu hỏi: Bản chất hóa học của enzim là
- Pôlisaccarit
- Prôtêin
- Mônôsaccrit
- Photpholipit
Lời giải:
Đáp án B. Prôtêin
Enzim có bản chất là prôtêin
I. Lý thuyết cần nắm
1. Enzim là gì?
Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.
Enzim có thể là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với một số chất khác như các ion kim loại: sắt, đồng, kẽm…
Enzim có cấu trúc phức tạp. Đặc biệt là vùng trung tâm hoạt động – là nơi chuyên lên kết với cơ chất.
Cấu hình không gian của tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Cơ chất liên kết tạm thời với enzim, nhờ đó phản ứng được xúc tác.
Tên enzim = tên cơ chất + aza
VD: enzim phân giải tinh bột: amilaza, enzim phân giải kitin: kitinaza…
2. Cơ chế tác động
- Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động → phức hợp enzim cơ chất → enzim tương tác với cơ chất → sản phẩm.
- Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim
Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm được tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim:
+ Nhiệt độ: Mỗi enzim phản ứng tối ưu ở một nhiệt độ nhất định.
+ Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH thích hợp. VD: enzim pepsin cần pH = 2.
+ Nồng độ cơ chất
+ Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim
+ Nồng độ enzim
4. Vai trò của Enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất
Làm tăng tốc độ của các phản ứng trong cơ thể →duy trì hoạt động sống của cơ thể.
Sử dụng các chất ức chế hoặc chất hoạt hóa để điều chỉnh hoạt tính của enzim .
Ức chế ngược: là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim→ phản ứng ngừng lại.
Bệnh rối loạn chuyển hóa: là bệnh cho enzim xúc tác cho một cơ chất nào đó không được tổng hợp hay tổng hợp quá ít làm cho cơ chất không được chuyển hóa hay chuyển hóa theo một con đường khác gây bệnh cho cơ thể.
II. Trắc nghiệm có đáp án
Câu 1: Enzym có tính đặc hiệu cao là vì
- Enzym là chất xúc tác sinh học được tạo ra ở tế bào có bản chất là prôtêin.
- Enzym có hoạt tính mạnh, xúc tác cho các phản ứng hóasinh ở trong tế bào.
- Enzym bị biến tính khi có nhiệt độ cao, pH thay đổi.
- Trung tâm hoạt động của enzym chỉ tương thích với loại cơ chất do nó xúc tác.
Câu 2: Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuyên hóa của enzym?
- Trong 1 phút, một phân tử amilaza thủy phân được 1 triệu phân tử amilôpectin.
- Amilaza chỉ thủy phân được tinh bột, không thủy phân được xenllulôzơ.
- Amilaza bị bất hoạt ở nhiệt độ trên 60°C hoặc dưới 0°C.
- Amilaza có hoạt tính xúc tác mạnh ở môi trường có pH từ 7 đến 8.
Câu 3: Khi nói về enzym, phát biểu nào sau đây đúng?
- Chất xúc tác sinh học có tính đặc hiệu cao, có thành phần cơ bản là prôtêin.
- Chất xúc tác sinh học dược ứng dụng trong công nghệ lên men, làm bia.
- Chất xúc tác của cơ thể sống có bản chất là prôtêin hoặc lipôprôtêin.
- Một loại men do vi sinh vật tạo ra được sử dụng trong công nghiệp.
Câu 4: Khi nói về cơ chất, phát biểu nào sau đây đúng?
- Cơ chất là chất được tạo ra trong quá trình co cơ.
- Cơ chất là chất tham gia cấu trúc nên enzym.
- Cơ chất là chất được enzym tác dụng xúc tác.
- Cơ chất là sản phẩm tạo ra từ phản ứng do enzym xúc tác.
Câu 5: Giả sử có một phản ứng được xúc tác bởi một loại enzym. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây?
- Tăng nồng độ enzym.
- Giảm nhiệt độ của môi trường,
- Giảm nồng độ cơ chất.
- Thay đổi độ pH của môi trường.
Câu 6: Nhờ những đặc tính nào sau đây mà enzym có vai trò đặc biệt quan trọng đổi với sự sống?
I. Hoạt tính xúc tác phụ thuộc vào nhiệt độ và độ pH môi trường.
II. Cỏ hoạt tính xúc tác mạnh và tính chuyên hóa cao.
III. Chịu sự điều hòa bởi các chất ức chế, chất hoạt hóa và ức chế ngược.
IV. Tiến hành xúc tác cho các phản ứng ở điều kiện thường.
- I, II, III.
- II, III, IV.
- I. III, IV.
- I, II, IV.
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Bản chất hóa học của enzim. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.