Cách tính hóa trị cao nhất trong oxit của nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro

Cách tính hóa trị cao nhất trong oxit của nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.

Câu hỏi: Cách tính hóa trị cao nhất trong oxit của nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro.

Lời giải:

Gọi hóa trị cao nhất của R trong oxit là m, hóa trị trong hợp chất với hiđro là n.

Ta có: m + n = 8.

Theo bài: m = 3n. Từ đây tìm được m = 6; n = 2.

1. Hóa trị là gì?

Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà một nguyên tử của nguyên tố đó tạo nên trong phân tử. Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

2. Quy tắc hóa trị là gì?

-Ta có quy tắc hóa trị như sau, tích giữa chỉ số với hóa trị của nguyên tố này bằng tích giữa chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

-Ta có: Aax Bby

-Theo quy tắc hóa trị thì:

x.a = y.b

Trong đó:

a, b là hóa trị của A và B

x, y là chỉ số của A và B.

+ Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a)

+ Biết a, b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học

+ Chuyển thành tỉ lệ: x:y = b:a

+ Lấy x = b (hoặc b’) và y = a (hoặc a’). Nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b.

- Hay quy tắc hóa trị được phát biểu như sau: “Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”.

- Vận dụng quy tắc hóa trị:

+Từ quy tắc hóa trị, ta có thể tính được hóa trị của một nguyên tố khi biết chỉ số và hóa trị của nguyên tố còn lại.

+ Ngoài ra, quy tắc hóa trị còn được vận dụng vào việc lập công thức hóa học của hợp chất khi đã biết hóa trị của hợp chất đó.

3. Phương pháp giải bài tập

Dạng 1: Tính hóa trị của một nguyên tố

Phương pháp giải:

Cần lưu ý một số kiến thức quan trọng sau:

- Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử): là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

- Cách xác định hóa trị: xác định theo hóa trị của H được chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

- Quy tắc hóa trị: Xét phân tử Aax Bby

=> Ta có: x. a = y. b

Biết x, y và a (hoặc b) thì tính được b (hoặc a).

Biết a, b thì tìm được x, y để lập công thức hóa học. chuyển thành tỉ lệ: x/y = b/a = b’/a’

Lấy x = b hay b’ và y = a’ (nếu a’, b’ là những số đơn giản hơn so với a, b)

Ví dụ 1: Cho công thức hóa học H2CO3. Hóa trị của nhóm (CO3) là

  1. I.
  2. II.
  3. III.
  4. IV.

Hướng dẫn giải:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của nhóm (CO3) là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.I = 1.a => a = 2

Vậy nhóm (CO3) có hóa trị II.

Dạng 2: Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị

Phương pháp giải:

- Để lập được CTHH của hợp chất bắt buộc nắm chắc kí hiệu hóa học (KHHH) và hóa trị của các nguyên tố tạo nên hợp chất.

- Có thể làm theo các bước sau:

+ Bước 1: Viết công thức hóa học dạng chung dạng Aax Bby

+ Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị: ax = by

=> chuyển thành tỉ lệ: x/y = b/a = b’/a’ (là phân số tối giản)

+ Bước 3: Chọn x = b’; y = a’, suy ra công thức hóa học đúng.

Chú ý:

- Nếu một nhóm nguyên tử thì xem như là một nguyên tố và lập công thức hóa học như một nguyên tố khác.

- Khi viết hóa trị phải viết số La Mã, còn chỉ số phải là số tự nhiên.

Ví dụ 1: Lập công thức hóa học của hợp chất:

a) Nhôm oxit được tạo nên tử 2 nguyên tố nhôm và oxi.

b) Cacbon đioxit gồm C(IV) và O

c) Natri photphat gồm Na và PO4(III)

Hướng dẫn giải:

a) Gọi công thức g của nhôm oxit là AlxOy (Điều kiện: x, y nguyên dương)

Theo quy tắc hóa trị ta có:

x . III = y . II

=> x = 2; y = 3

Vậy công thức hóa học của nhôm oxit là: Al2O3

b) Gọi công thức của cacbon đioxit là CxOy (Điều kiện: x, y nguyên dương)

Theo quy tắc hóa trị có:

x . IV = y . II

=> x = 1; y = 2

Vậy công thức hóa học của cacbon đioxit là: CO2

c) Gọi công thức của natri photphat là Nax(PO4)y (Điều kiện: x, y nguyên dương)

Theo quy tắc hóa trị có

x . I = y . III

=> x = 3; y = 1

Vậy công thức hóa học của natri photphat là: Na3PO4

----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Cách tính hóa trị cao nhất trong oxit của nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 53
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bé Cún
    Bé Cún

    😃😃😃😃😃

    Thích Phản hồi 17/12/22
    • Phúc Huy
      Phúc Huy

      🤝🤝🤝🤝🤝

      Thích Phản hồi 17/12/22
      • Thùy Chi
        Thùy Chi

        👍👍👍👍👍👍

        Thích Phản hồi 17/12/22

        Hóa 10 - Giải Hoá 10

        Xem thêm