Nêu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Nêu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 10 hiệu quả hơn. Mời các bạn tham khảo.
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Câu hỏi: Nêu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
Trả lời:
Có 3 nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- Nguyên tắc 1: Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Nguyên tắc 2: Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
- Nguyên tắc 3 : Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột.
+ Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học (electron lớp ngoài cùng hoặc phân lớp kế ngoài cùng chưa bão hòa).
I. Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố
- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.
- Số thứ tự của ô nguyên tố đúng bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
2. Chu kì
- Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Phân loại chu kì:
- Chu kì 1: gồm 2 nguyên tố H (Z=1) đến He (Z=2).
- Chu kì 2: gồm 8 nguyên tố Li (Z=3) đến Ne (Z=10).
- Chu kì 3: gồm 8 nguyên tố Na (Z=11) đến Ar (Z=18).
- Chu kì 4: gồm 18 nguyên tố K (Z=19) đến Kr (Z=36).
- Chu kì 5: gồm 18 nguyên tố Rb (Z=37) đến Xe (Z=54).
- Chu kì 6: gồm 32 nguyên tố Cs (Z=55) đến Rn (Z=86).
- Chu kì 7: Bắt đầu từ nguyên tố Fr (Z=87) đến nguyên tố có Z=110, đây là một chu kì chưa hoàn thành.
- Chu kì 1, 2, 31, 2, 3 là các chu kì nhỏ.
- Chu kì 4, 5, 6, 74, 5, 6, 7 là các chu kì lớn.
⇒ Nhận xét:
- Các nguyên tố trong cùng chu kì có số lớp electron bằng nhau và bằng số thứ tự của chu kì.
- Mở đầu chu kì là kim loại kiềm, gần cuối chu kì là halogen (trừ chu kì 1); cuối chu kì là khí hiếm.
- 2 hàng cuối bảng là 2 họ nguyên tố có cấu hình electron đặc biệt: Lantan và Actini.
+ Họ Lantan: gồm 14 nguyên tố đứng sau La (Z=57) thuộc chu kì 6.
+ Họ Actini: gồm 14 nguyên tố sau Ac (Z=89) thuộc chu kì 7.
3. Nhóm nguyên tố
Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình e tương tự nhau do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột.
Có 2 loại nhóm nguyên tố là nhóm A và nhóm B:
- Nhóm A: bao gồm các nguyên tố s và p. Số thứ tự nhóm A = tổng số e lớp ngoài cùng
- Nhóm B: bao gồm các nguyên tố d và f có cấu hình e nguyên tử thì tận cùng ở dạng (n – 1) dxnsy:
+ Nếu (x + y) = 3 → 7 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y)B.
+ Nếu (x + y) = 8 → 10 thì nguyên tố thuộc nhóm VIIIB.
+ Nếu (x + y) > 10 thì nguyên tố thuộc nhóm (x + y – 10)B.
4. Khối nguyên tố (block)
Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.
e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.
Đặc biệt nguyên tố H hiện nay được xếp ở hai vị trí là nhóm IA và VIIA đều ở chu kì I. Nguyên tố He mặc dù có 2e lớp ngoài cùng nhưng được xếp ở nhóm VIIIA. Điều này hoàn toàn phù hợp vì H giống kim loại kiềm đều có 1e ở lớp ngoài cùng nhưng nó cũng giống các halogen vì chỉ thiếu 1e nữa là đạt cấu hình bền giống khí hiếm He; còn He mặc dù có 2e ở lớp ngoài cùng nhưng giống các khí hiếm khác là cấu hình e đó là bão hòa.
II. Mẹo học thuộc Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
1. Cách học bài bản nhớ lâu bản chất nguyên tố
- Chia bảng thành hàng, cột, nhóm hoặc khối để dễ học hơn. Mỗi ngày học một số nguyên tố, sau khi thuộc mới chuyển sang loạt nguyên tố tiếp theo.
- Xác định các thành phần giống nhau của các nguyên tố sau khi biết tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và ký hiệu hóa học.
- Tự in hoặc tạo ra một bản sao của bảng tuần hoàn.
- Tạo thẻ flashcard cho mỗi nguyên tố và ghi chi tiết các tính chất của nó.
- Thường xuyên ôn luyện, xem lại từng phần bảng tuần hoàn khi rảnh rỗi để kiến thức ghi nhớ lâu hơn.
2. Mẹo học thuộc Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học Mendeleev bằng thơ hoặc ghi chú vui vẻ
Ghi nhớ các dãy bằng những câu nói có nghĩa:
- Nhóm IA: Hi rô - Li - Na - Không - Rời bỏ - Cộng sản - Pháp. (H; Li; Na; K; Rb; Cs; Fr)
- Nhóm IIA: Banh - Miệng - Cá - Sấu - Bẻ - Răng. (Be; Mg; Ca; Sr; Ba; Ra)
- Nhóm IIIA: Ba - Anh lấy - Gà – Trong (In) - Tủ lạnh. (B; Al; Ga; In; Tl)
- Nhóm IV: Chú - Sỉ - Gọi em - Sang nhậu - Phỏ bò. (C; Si; Ge; Sn; Pb)
- Nhóm V: Ni cô - Phàm tục - Ắc - Sầu - Bi. (N; P; As; Sb; Bi)
- Nhóm VI: Ông - Say - Sỉn - Té - Pò. (O; S; Se; Te; Po)
- Nhóm VII: Phải - Chi - Bé – yêu(I) - Anh. (F; Cl; Br; I; At)
- Nhóm VIII: Hằng - Nga - Ăn - Khúc - Xương - Rồng .(He; Ne; Ar; Kr; Xe; Rn)
Cách khác:
Nhóm IA: Lính nào không rượu cà phê
Nhóm IIA: Bé Mang Cá Sang Bà Rán
Nhóm IIIA: Cô Sinh Ghé Sang Phố
Nhóm IV: Ông Say Sưa Táp Phở
Nhóm V: Fải Có Bánh Ít Ăn
Nhóm VI: Hè Này Anh Không Xuống Ruộng
----------------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Nêu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 10, Chuyên đề Vật Lý 10, Chuyên đề Hóa học 10, Giải bài tập Toán 10. Tài liệu học tập lớp 10 mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.